Môi trường kiểm soát

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 47 - 54)

Môi trường quản lý tạo ra sắc thái chung trong đơn vị, chi phối ý thức kiểm soát của mọi thành viên trong đơn vị. Và là nền tảng cho các thành phần khác của hệ thống KSNB bao gồm cơ cấu tổ chức, cơ chế phân cấp, phân quyền, các chính sách, thông lệ và nguồn nhân lực, đạo đức nghề nghiệp, năng lực, cách thức quản trị, điều hành của quản trị cấp cao.

a. Quan đim ca nhà qun lý v ri ro tín dng

quản lý, điều này tạo nên cách thức mà đơn vị tiếp cận với rủi ro trong tất cả các hoạt động từ phát triển chiến lược đến hoạt động hàng ngày. Triết lý quản lý phản ánh những giá trị mà đơn vị theo đuổi, tác động đến văn hóa và cách thức đơn vị hoạt động, vì vậy luận văn khảo sát triết lý về quản trị rủi ro tín dụng của Ban lãnh đạo các Chi nhánh trong hệ thống SCB để thấy được thực trạng về môi trường quản lý của SCB. Kết quả khảo sát được thể hiện ở Bảng dưới đây: Bng 2.4: Quan đim ca Ban lãnh đạo SCB v qun tr ri ro tín dng Triết lý của nhà quản lý về quản trị rủi ro Trả lời Không Không biết

Để đạt được kế hoạch cấp trên giao bạn có sẵn sàng chấp nhận rủi ro tín dụng?

4 54 2

Bạn có cân nhắc giữa lợi ích đạt được và rủi ro tín dụng có thể xảy ra cho ngân hàng không?

54 6

Anh/chị có được cấp trên trao đổi quan điểm của cấp trên và phương thức quản lý đối với rủi ro tín dụng thông qua từng nghiệp vụ cụ thể không?

35 25

(Nguồn: Phụ lục 01 Kết quả khảo sát tại SCB KV Miền Trung & Tây Nguyên)

Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các lãnh đạo cấp cao tại các chi nhánh SCB đều ý thức được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với sự sống còn của ngân hàng và kiểm soát rủi ro tín dụng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy các nhà quản lý cũng rất thận trọng trong việc quyết định cho vay. Hầu hết không mạo hiểm mà luôn tìm kiếm thông tin, quan sát, suy xét khá cẩn thận, cân đối giữa rủi ro và lợi ích thu

chuyển nhóm nợ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của chi nhánh, Giám

đốc chi nhánh bị giảm mức phán quyết trong hạn mức tín dụng, chi nhánh không được tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới, lợi nhuận chi nhánh bị

giảm sút...)

b. Cơ cu t chc

Cơ cấu tổ chức là sự phân chia quyền hạn và trách nhiệm của các bộ phận trong đơn vị, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu. Nói cách khác cơ cấu phù hợp sẽ là cơ sở cho việc lập kế hoạch, điều hành, kiểm soát và giám sát các hoạt động của đơn vị. Vì vậy khi xây dựng một cơ

cấu tổ chức phải xác định các vị trí then chốt với các quyền hạn, trách nhiệm và các thể thức báo cáo phù hợp.

Tại SCB nhận thức về sự cần thiết của việc quản trị rủi ro được thể hiện rất rõ thông qua việc trong tổ chức cơ cấu của Ngân hàng. Ngoài vòng kiểm soát thứ nhất là gồm các đơn vị trực thuộc văn phòng khu vực, các phòng ban hội sở và các đơn vị trực thuộc, SCB đã có một cơ quan riêng biệt chuyên trách về vấn đề quản trị rủi ro tại Ngân hàng đó là Khối quản trị rủi ro và một cơ quan chuyên trách về vấn đề kiểm soát và giám sát các hoạt

Ghi chú:

Thể hiện sự quản lý kiểm soát Thể hiện trách nhiệm báo cáo

Hình 2.2: Mô hình KSNB theo 03 vòng bo v ti SCB HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔĐÔNG BAN KIẾM SOÁT KIỂM TOÁN NỘI BỘ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC ỦY BAN QLRR VĂN PHÒNG KHU VỰC CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO PHÒNG QLRR VẬN HÀNH PHÒNG QLRR THỊ TRƯỜNG PHÒNG QLRR TÍN DỤNG BỘ PHẬN QLRR KHU VỰC CÁC PHÒNG BAN HỘI SỞ VÀ CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC KHỐI QUẢN LÝ PHÁP CHẾ VÀ TUÂN THỦ PHÒNG PHÁP CHẾ Các phòng /ban quản lý nghiệp vụ tại hội sở Bảo vệ vòng thứ 2 Bảo vệ vòng thứ 1 Bảo vệ vòng thứ 3

- Vòng bảo vệ thứ nhất gồm các đơn vị trực thuộc văn phòng khu vực, các phòng ban hội sở và các đơn vị trực thuộc có chức năng kiểm tra, kiểm soát. Hoạt động kiểm soát nội bộ là một phần không thể tách rời các hoạt

động hàng ngày của SCB. Kiểm soát nội bộ được thiết kế, cài đặt, tổ chức thực hiện ngay trong mọi quy trình nghiệp vụ tại tất cả các đơn vị, bộ phận của SCB.

- Vòng bảo vệ thứ hai: Gồm văn phòng khu vực, khối quản lý rủi ro (Phòng QLRR Vận hành, phòng QLRR thị trường, phòng QLRR tín dụng), khối pháp chế và tuân thủ (phòng pháp chế), các phòng ban quản lý nghiệp vụ

tại Hội sở. Vòng này có chức năng quản trị rủi ro, được tổ chức giám sát và kiểm tra việc duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ tại các phòng/ban nghiệp vụ

Hội sở và các đơn vị trực thuộc (không trực tiếp thực hiện kiểm soát các giao dịch hàng ngày). Thiết kế, xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống các văn bản định chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phụ trách đảm bảo hoạt động của SCB tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Các khối/ trung tâm quản lý nghiệp vụ tại Hội sở trong đó một số

Phòng/Ban nghiệp vụ có nhiệm vụ thực hiện 02 chức năng: chức năng kinh doanh, chức năng quản lý. Khi thực hiện chức năng kinh doanh, tác nghiệp thuộc vòng bảo vệ thứ nhất. Khi thực hiện chức năng quản lý thuộc vòng bảo vệ thứ hai.

- Vòng bảo vệ thứ ba gồm ban kiểm soát và kiểm toán nội bộ. Trong đó bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện chức năng kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan, theo đó đưa ra các kiến nghị, tư vấn nhằm gia tăng giá trị, nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng và thông qua việc đưa ra phương pháp có hệ thống, có kỷ luật để đánh giá, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị của ngân hàng.

đều cho rằng trách nhiệm giảm thiểu rủi ro tín dụng thuộc về phòng Quản lý rủi ro mà chưa nhận thấy rằng muốn hạn chế rủi ro của chi nhánh ở mức thấp nhất trước hết là phải bắt đầu từ cán bộ tín dụng người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng và cũng là người quản lý khách hàng trong suốt thời gian khách hàng có quan hệ tín dụng tại SCB. Bng 2.5: Nhim v ca phòng qun lý ri ro tín dng ti SCB Nhiệm vụ của các phòng Quản lý rủi ro Trả lời Không Không biết Thẩm định lại hồ sơ các khách hàng vay vốn nhằm đảm bảo tuân thủđúng quy định về vay vốn tại SCB? 58 02 Quản lý chất lượng tín dụng của chi nhánh đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu nằm trong mức cho phép của Hội sở giao? 55 05 Đầu mối giúp lãnh đạo chi nhánh thực hiện, kiểm tra, rà soát và báo cáo kết quả công tác quản lý rủi ro tín dụng theo quy định của SCB?

60 00

Chịu trách nhiệm kiểm tra tính tuân thủ về các quy trình quy định của SCB?

58 02

Nhiệm vụ khác (đầu mối các báo cáo liên quan đến hoạt động tín dụng của chi nhánh, xếp hạng tín dụng nội bộ…)

34 25 01

c. Chính sách nhân s

SCB rất chú trọng công tác đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụđối với đội ngũ cán bộ. SCB đã thành lập Trung tâm đào tạo và thường xuyên tổ

chức các khóa đào tạo ngắn hạn về rủi ro tín dụng cho nhân viên, huấn luyện về quy trình, nghiệp vụ cho CBNV mới...Bên cạnh đó, SCB cũng có những chính sách khen thưởng hợp lý kịp thời cho những CBNV làm tốt công tác tín dụng, Tuy nhiên công tác đào tạo tại SCB chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thực tế. Nhân viên mới gia nhập khi làm thực tế chủ yếu học theo cách làm của những nhân viên cũ đã có kinh nghiệm công tác tại đơn vị mà cách làm của nhân viên cũ chưa hẳn là thực hiện theo đúng quy định.

* Nhận xét: Qua nghiên cứu, tìm hiểu và khảo sát thực trạng môi trường kiểm soát tại SCB với 03 nhân tố cơ bản: quan điểm về quản lý rủi ro của nhà lãnh đạo, cơ cấu tổ chức và chính sách nhân sự, tác giả rút ra một số

nhận xét như sau:

PƯu điểm:

- Phần lớn các cấp lãnh đạo trong SCB đều ý thức được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng là cần thiết và quan trọng.

- SCB đã ý thức được vai trò của bộ máy kiểm soát nội bộ đối với việc giám sát, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của ngân hàng đặc biệt là đối với hoạt động tín dụng. SCB đã xây dựng bộ máy kiểm toán, kiểm soát nội bộ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và theo yêu cầu của quản trị ngân hàng.

- Đảm bảo được tính độc lập giữa chức năng quản lý rủi ro và bộ phận thực hiện nghiệp vụ. SCB đã tuân thủ thông lệ quốc tế theo khuyến cáo của Uỷ ban Basel là chức năng Quản lý rủi ro tín dụng được giao cho một phòng ban độc lập tại Hội sở, tách bạch với chức năng kinh doanh của chi nhánh.

P Nhược điểm: Tuy vậy, cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm soát tín dụng tại SCB còn tồn tại nhiều bất cập sau:

+ Phần lớn CBCNV hiểu không đúng về chức năng kiểm soát nội bộ, chức năng quản lý rủi ro tín dụng. Cho rằng trách nhiệm này thuộc về Khối quản lý rủi ro chứ chưa ý thức được KSNB nằm trong từng khâu của quy trình nghiệp vụ.

+ Ủy ban quản lý rủi ro của ngân hàng được hình thành, hoạt động song không tham gia giám sát độc lập trong quy trình tác nghiệp, hoạt động chủ yếu mang tính tham mưu, tư vấn trên cơ sở các thực tế tác nghiệp đã phát sinh nên vai trò hỗ trợ kinh doanh chưa được thể hiện và hoạt động quản lý rủi ro chưa đi vào thực chất.

+ Việc đào tạo được chú trọng nhưng thực sự chưa hiệu quả.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 47 - 54)