Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 107 - 119)

Tiêu chuẩn hóa cán bộ theo dõi rủi ro tín dụng để đáp ứng các yêu cầu của nguyên tắc Basel. Theo đó, cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, có kiến thức và khả năng nhanh nhạy khi xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng. Ngân hàng có thể xây dựng một hệ tiêu chuẩn đối với cán bộ rủi ro tín dụng như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, có thời gian trải qua công tác tại bộ phận quan hệ khách hàng… Những yêu cầu này sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có đủ trình độ, kinh nghiệm thực tế để xử lý nhanh chóng, hiệu quả và một sự thận trọng hợp lý trong quá trình phân tích, thẩm định và giám sát tín dụng. Đồng thời, cần nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng, theo đó mỗi cán bộ ngân hàng trong chức năng, nhiệm vụ của mình phải thực hiện một cách đầy đủ, hết trách nhiệm và thái độ tất cả vì công việc chung trong xử lý mối quan hệ giữa các bộ phận.

Đối với bộ phận làm công tác KSNB chuyên trách như phòng QLRRVH, bộ phận QLRRKV, KTNB yêu cầu phải là những cá nhân đã kinh qua lĩnh vực ngân hàng, đã từng làm ở những vị trí có chuyên môn phù hợp với hoạt động tín dụng để khi đi kiểm tra mới phát hiện ra những sai sót, những kẻ hở có thể dẫn đến rủi ro cho SCB. Đồng thời đỡ tốn thời gian đào tạo, tập huấn lại các quy trình, quy định, hướng dẫn mà SCB ban hành. Người làm công tác này phải nắm bắt nghiệp vụ một cách sâu sắc thì mới đi kiểm tra

đơn vị được, tránh tính trạng không nắm được quy định trong công tác tín dụng của SCB dẫn đến tranh cãi, mất thời gian không cần thiết.

Rà soát lại toàn bộ các văn bản liên quan đến nghiệp vụ tín dụng, phân công , ủy quyền trong toàn hàng để đánh dấu còn hiệu lực, hết hiệu lực, VB

này thay thế VB kia và hệ thống hóa thành danh mục để cho CBCNV tiện theo dõi, áp dụng tránh hiện tượng chồng chéo, tra cứu mất thời gian.

Ngoài ra công tác đào tạo, tuyển dụng, bồi dưỡng nghiệp vụ, chế độ

tiền lương, đãi ngộ cũng cần được quan tâm đúng mức để thu hút nhân tài phục vụ cho hoạt động ngân hàng. Thực hiện luân chuyển cán bộ trong quản lý khách hàng cũng như luân chuyển giữa các bộ phận nghiệp vụ khác để giảm trừ những tiêu cực do những mối quan hệđược tạo lập quá lâu dài.

3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.1. Đối với NHNN Việt Nam

- Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các tổ chức xếp hạng tín dụng

độc lập, có uy tín.

- Hỗ trợ các TCTD ban hành hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng. - Cần có chế tài để buộc doanh nghiệp phải công khai thông tin, giúp các tổ chức xếp hạng có đánh giá hiệu quả nhất. Trong việc đánh giá xếp hạng doanh nghiệp thì dữ liệu đầu vào, các thông tin của doanh nghiệp là quan trọng nhất. Dữ liệu càng chính xác, thì mức độ xếp hạng càng chính xác.

- Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ với một chuẩn mực thống nhất theo Hiệp ước Basel

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về KSNB theo nội dung của hiệp ước Basel và COSO.

- Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng qua việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát các ngân hàng.

3.3.2. Đối với NH TMCP Sài Gòn

- Rà soát và xây dựng lại một quy trình tín dụng hoàn chỉnh, dễ đọc dễ

hiểu và các hướng dẫn thống nhất trên toàn hàng. Có chế tài, pháp lý cụ thể

- Rà soát, kiểm tra lại tất cả các văn bản liên quan đến tín dụng mà SCB

đang ban hành để tránh chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau.

- Kiện toàn bộ máy tín dụng tại các CN cho phù hợp với các văn bản, quy trình, quy định tín dụng hiện hành của SCB. Yêu cầu thực hiện đúng hức năng, nhiệm vụ của bộ phận kinh doanh và hỗ trợ kinh doanh, tránh việc nhập nhàng như hiện nay tại một số CN là phòng kinh doanh kiêm nhiệm luôn chức năng của phòng HTKD và ngược lại.

- Cần ban hành rõ chức năng, nhiệm vụ, quy trình làm việc của Bộ

phận kiểm toán nội bộđể đảm bảo đúng với vòng kiểm soát thứ 3. Tách bạch rõ công việc KSNB chuyên trách với công việc kiểm toán nội bộ. Định kỳ mở

hội nghị chuyên đề về kiểm toán nội bộ để trao đổi thông tin, phổ biến những dạng tồn tại sai phạm và học tập kinh nghiêm, phương pháp kiểm tra.

- Tăng cường hơn nữa vai trò điều hành, quản lý của Ngân hàng TMCP sài Gòn, đặc biệt Uỷ ban QLRR và Phòng QLRRTD cần tăng cường thực hiện vai trò tham mưu cho Ban điều hành SCB, xây dựng ban hành các cơ

chế, chính sách tín, quy trình tín dụng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế

của đất nước, phù hợp với mô hình hoạt động của ngân hàng và tiến đến hội nhập cùng với quốc tế.

KT LUN

Sau thời gian hợp nhất theo đúng chủ trương của Chính phủ và NHNN Việt Nam, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã dần đi vào ổn định. Khó khăn ban

đầu đã qua nhưng hậu quả về nợ xấu, nợ quá hạn vẫn là vấn đề khó khăn của SCB hiện nay. Tuy SCB đã giải quyết được vấn đề này bằng cách bán nợ chọ

VAMC nhưng việc hoàn thiện hệ thống KSNB hoạt động tín dụng để đối phó với rủi ro là việc hết sức cần thiết. Điều này phù hợp với định hướng phát triển, mở rộng danh mục cho vay của SCB và các NHTM nói chung cũng như

tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam trong thời gian đến.

Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn, tác giả đã đưa ra những nhận xét, đánh giá về

công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của Ngân hàng này. Và từ thực trạng đó kết hợp với cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng, đặc biệt là nghiên cứu năm bộ phận cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ tác giả đã đưa những giải pháp cơ bản hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt

động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn. Theo tác giả đây cũng chính là các tiêu chí đểđánh giá sự hữu hiệu của một hệ thống kiểm soát nội bộ. Đồng thời đề xuất một số kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng TMCP Sài Gòn nhằm hoàn thiện hơn nữa cơ chế, chính sách trong lĩnh vực Ngân hàng đặc biệt là lĩnh vực tín dụng, góp phần nâng cao hiệu quả, hạn chế rủi ro

đối với SCB nói chung và các Ngân hàng nói riêng nhằm hoà nhập với môi trường kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu, tìm hiểu còn hạn hẹp, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô trong hội đồng quan tâm, góp ý để luận văn hoàn thiện hơn.

TÀI LIU THAM KHO

Tiếng Việt

[1] Đặng Trần Vân Anh (2013), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Đại học Đà Nẵng.

[2] Bộ môn kiểm toán (2009), Kiểm toán, Khoa Kế toán Kiểm toán Trường

đại học kinh tế TP HCM, Nhà xuất bản Phương Đông.

[3] Phan Thị Linh (2012), “Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng trên thế

giới”, Tạp chí tài chính.

[4] Luật các TCTD số47/2010/QH12 do Quốc hội nước CHXHCNVN ban hành ngày 06/06/2010.

[5] Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Báo cáo thường niên của năm 2012

[6] Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Báo cáo thường niên của năm 2013

[7] Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Quy trình cấp tín dụng tại QĐ số

15/2014/QĐ-SCB-TGĐ ngày 12/06/2014

[8] Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Quy chế tổ chức hoạt động của Phòng QLRR TD thuộc khối QLRR tại, QĐ số 91/2014/QĐ-SCB-TGĐ ngày 07/03/2014.

[9] Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Mô hình hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ theo 03 vòng bảo vệ của ban hành ngày 23/05/2014.

[10] Thông tư số 44/2011/TT-NHNN của NHNN ngày 29/12/2011 quy định về Hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Tiếng Anh

[11] Basel Committee on Banking Supervision (2011), “Consulative Document: Operation Risk” 0 Supporting Document to the New Basel Accord, www.bis.org; www.en.wikipedia.org

[12] Committee Of Sponsoring Organization of Treadway Commission (COSO) (1992), Internal control- Integrated Framework- Framwork, Including Execute Summary.

Trang web [13] http://www.tapchitaichinh.vn/traodoi-binhluan/kinh-nghiem-quan-ly- ruirotindungtrenthegioi/19013.tctc [14] http://www.dankinhte.vn/nguyen-nhan-dan-den-rui-ro-tin-dung/ [15] http://www.sav.gov.vn/2613-1-ndt/mot-so-goi-y-xay-dung-kiem-toan- noi-bo-ngan-hang-trong-thoi-ky-hoi-nhap.sav [16] http://tapchi.hvnh.edu.vn/upload/5744/20130831/NguyenTrungHau- Phan169.pdf

PH LC

Ph lc 01: Kết qu kho sát ti SCB KV Min Trung & Tây Nguyên

Nội dung Trả lời Có Không Không biết 1. Môi trường quản lý - Quan điểm của nhà quản lý về quản trị rủi ro

Để đạt được kế hoạch cấp trên giao bạn có sẵn sàng chấp nhận rủi ro tín dụng? 4 54 2 Bạn có cân nhắc giữa lợi ích đạt được và rủi ro tín dụng có thể xảy ra cho ngân hàng không? 54 6

Anh/chị có được cấp trên trao đổi quan

điểm của cấp trên và phương thức quản lý đối với rủi ro tín dụng thông qua từng nghiệp vụ cụ thể

không? 35 25 - Đảm bảo năng lực Đảm bảo nhân viên có những kỹ năng và kiến thức để thực hiện công việc của mình 45 10 05 Phân tích đầy đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện công việc? 16 34 10 - Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức hiện tại có đảm bảo việc kiểm soát đối với hoạt động tín dụng không? 50 06 04 Với mô hình bố trí Phòng Quản lý rủi ro 52 03 05

như hiện tại có đảm bảo tính độc lập không? Tại Chi nhánh bạn có phát huy vai trò kiểm soát rủi ro và cảnh báo rủi ro đối với hoạt động tín dụng ?

25 30 05

Hệ thống báo cáo giữa các cấp trong sơ đồ tổ chức có hiệu quả và đúng đối tượng không?

48 12

- Chính sách nhân sự

Khi mới gia nhập vào SCB bạn có được tham gia chương trình đào tạo cho nhân viên mới không?

55 05

Chương trình đào tạo nhân viên mới có giúp ích bạn trong công việc?

32 28

Định kỳ chi nhánh có tổ chức đào tạo nhân viên không?

27 33

2.Đánh giá rủi ro

Ngân hàng có đánh giá đầy đủ các rủi ro từ

các nguồn lực bên ngoài không?

18 40 02

Ngân hàng có thường xuyên giám sát và phân tích các rủi ro bên trong (tài chính, nhân sự, hệ thống thông tin…) của ngân hàng không?

16 44

Rủi ro có được phân tích thường xuyên thông qua các hoạt động không?

24 35 01

Ngân hàng có thực hiện việc chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ trước khi cho vay?

60

Việc xếp hạng tín dụng có phân theo các ngành nghề?

Các số liệu tài chính cung cấp của khách hàng là đáng tin cậy? 38 21 01 Có cán bộ phụ trách kiểm soát lại kết quả đánh giá, chấm điểm tín dụng không? 57 03 Tài sản đảm bảo có phải là một yếu tố quan trọng trong kết quả xếp hạng? 56 04 HTXHTDNB có những yếu tố phi tài chính có thể thay đổi kết quả theo ý muốn chủ quan của cán bộ tín dụng?

55 05

3. Hoạt động kiểm soát

Có kiêm nhiệm giữa 2 trong 03 chức năng

đề xuất, xét duyệt và ghi chép không?

10 50

Có quy định về trình tự luân chuyển chứng từ không?

59 01

Việc nhập dữ liệu khoản vay trên chương trình Flexcube có được phê duyệt không?

59 01

Các đề nghị vay vốn có được kiểm soát chặt chẽ không?

52 08

Có bộ phận thẩm định tài sản đảm bảo độc lập với cán bộ tín dụng không?

60 00

Tái sản thế chấp được định giá đúng đắn, hợp lý và hồ sơ tài sản thế chấp hợp lý không?

40 20

Thẩm định khách hàng có trên cơ sở khách quan và hợp lý không?

32 28

Thông tin tín dụng thu thập đầy đủ và thích hợp để ra quyết định cho vay không?

Kiểm soát viên có kiểm tra nội dung và tính hợp lệ trước khi trình lên cấp thẩm quyền ký?

55 05

Phòng QLRRTD có thực hiện đánh giá lại các nội dung của báo cáo đề xuất tín dụng của bộ

phận hỗ trợ kinh doanh không?

18 35 07

Có thủ tục kiểm soát đảm bảo các khoản giải ngân nằm trong hạn mức tín dụng đã được duyệt không? 57 03 Có kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay không? 32 28 Việc giám sát sử dụng vốn vay của KH có

được thực hiện đúng quy định không?

25 34 01 NVHTKD có thường xuyên viếng thăm và kiểm soát địa bàn hoạt động SXKD hoặc nơi cư ngụ của KH không? 17 43 Có kiểm tra các hình thức đảm bảo tiền vay và theo dõi chặt chẽ các khoản vay sau khi cho vay không?

29 31

- Công tác của P.QLRRVH

Bộ phận KSNB (giám sát tuân thủ) có thực sự là cần thiết với ngân hàng không?

37 20 03

Có đủ tiêu chuẩn về trình độ, năng lực, kinh nghiệm không?

18 42

Phạm vi, kế hoạch kiểm tra có phù hợp với yêu cầu của ngân hàng không?

28 28 04

Hệ thống thông tin ngân hàng có cung cấp kịp thời thông tin về các hoạt động của ngân hàng, các văn bản mới ban hành của nội bộ cũng như của NHNN không?

56 04

Có nắm bắt được các thông tin liên quan cảnh báo rủi ro đã xảy ra trong chính đơn vị mình cũng như các đơn vị bạn không?

26 34

Kênh thông tin bên ngoài có được theo dõi

để đề ra chiến lược cho vay mới và cảnh báo rủi ro đối với danh mục cho vay?

23 32 05 Ngân hàng đã xây dựng một hệ thống cảnh báo rủi ro tín dụng? 00 60 5. Giám sát Bạn có bằng lòng với các sai sót, sự không phù hợp phát hiện được qua các đợt KTNB hoạt động tín dụng tại (phòng ban/chi nhánh) của mình không? 40 20 Có thực hiện giám sát, phân tích hoạt động tín dụng thường xuyên để tìm ra những mảng tồn tại, những mảng có hiệu quả và không hiệu quả, phát hiện cac yếu tố bất thường không?

43 17

Có đưa ra những kiến nghị, những biện pháp khắc phụ sai sót đối với hoạt động tín dung nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của hệ thống KSNB hoạt động tín dụng chưa?

Phụ lục 02: Chính sách tín dụng của SCB trong 05 năm (2012-2016) Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2016 Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng so với năm tài chính liền trước ≤ 20% ≤ 30% Tỷ trọng dư nợ cấp tín dụng trung dài hạn (>12 tháng) trên tổng dư nợ cấp tín dụng ≤ 80% ≤ 50% Tỷ lệ dư nợ cấp tín dụng đối với khách hàng pháp nhân trên tổng dư nợ cấp tín dụng ≤ 65% ≤ 65%

Dư nợ cấp tín dụng tối đa cho ngành “nông lâm ngư nghiệp” trong tổng dư nợ ≤ 30% ≤ 30% Dư nợ cấp tín dụng tối đa cho ngành “đầu tư, kinh doanh bất động sản” trong tổng dư nợ ≤ 30% ≤ 30% Các ngành khác, dư nợ cho mỗi ngành trong tổng dư nợ ≤ 15% ≤ 15% Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ ≤ 03% ≤ 03% Một số lĩnh vực tín dụng chủ yếu:

- Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu - Các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp

- Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh sản xuất các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp phụ trợ/hỗ trợ

- Các doanh nghiệp xây lắp

- Các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh bất động sản

- Cho vay đối với nhu cầu tiêu dùng: mua sắm ô

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 107 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)