Đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 54 - 61)

a. Nhn din và phân tích ri ro

Việc xác định được các yếu tố bên trong và bên ngoài làm ảnh hưởng mục tiêu của đơn vị có tác dụng quan trọng đến việc nhận dạng các sự kiện tiềm tàng. Một khi các yếu tố ảnh hưởng đã được nhận dạng, nhà quản lý có thể xem xét tầm quan trọng của chúng và tập trung vào các sự kiện có thể

ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu của đơn vị.

Quy chế QLRR tín dụng tại SCB đã phần nào giúp ngân hàng dự đoán và phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, nhận diện và đánh giá tác động, xây dựng và áp dụng các giải pháp không ngừng để nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro đối với hoạt động tín dụng. Các quy chế, quy định này do phòng QLRRTD soạn thảo và thực hiện, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc.

Hình 2.3: Sơđồ Phòng QLRRTD ti SCB

Tại SCB chức năng quản lý rủi ro thực hiện tách bạch với chức năng thực hiện thủ tục cho vay và do phòng QLRR Tín dụng đặt tại hội sở thực hiện, chức năng chủ yếu là:

- Theo dõi chất lượng tín dụng trên toàn hàng, việc phân loại nợ, tình hình phát sinh, nguyên nhân tăng/ giảm nợ quá hạn…

- Nghiên cứu, xây dựng và quản lý danh mục tín dụng tại từng chi nhánh: theo dõi doanh số cho vay, thu nợ, trong đó phân loại cụ thể theo quy mô khoản vay, đối tượng cấp tín dụng, kỳ hạn, loại tiền, ngành nghề lĩnh vực cho vay, đảm bảo dư nợ của từng tiêu chí không vượt quá quy định trong danh mục.

- Đầu mối xây dựng các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định tín dụng trong toàn hệ thống.

- Xây dựng triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phục vụ cho công tác quản lý trên toàn hệ thống

- Theo dõi và quản lý các giới hạn an toàn trong hoạt động tín dụng để

kịp thời đưa ra cảnh báo về các rủi ro có thể xảy ra.

- Xây dựng cơ chế phê duyệt, đưa ra hạn mức phê duyệt đối với từng cấp lãnh đạo. Bộ phận báo cáo, thống kê Bộ phận phân tích, đánh giá và QLRR TD Bộ phận kiểm tra, kiểm soát, tuân thủ Bộ phận QLTD và báo cáo quản trị PHÒNG QLRR TÍN DỤNG

- Theo dõi, đánh giá việc thực hiện cơ cấu, các giới hạn, hạn mức của danh mục tín dụng, danh mục đầu tư đểđưa ra những cảnh báo phù hợp.

Việc nhận diện các rủi ro tại SCB được thực hiện ở cấp độ toàn hệ

thống và theo quy trình nghiệp vụ tín dụng:

- Đối với toàn hệ thống thì quá trình nhận diện dấu hiệu rủi ro tại SCB

được thực hiện theo trình tự:

+ Nhận diện dấu hiệu rủi ro: Dấu hiệu rủi ro được cập nhật hàng tháng theo trình tự: (1) Từng cán bộ liên quan (nhân viên kinh doanh, nhân viên hỗ

trợ kinh doanh tại chi nhánh) thực hiện thống kê các dấu hiệu rủi ro trong quá trình tác nghiệp; (2) trưởng phòng thực hiện tổng hợp đánh giá kết quả thống kê gửi về Phòng quản lý rủi ro tín dụng; (3) Phòng quản lý rủi ro tập hợp đánh giá cho toàn Chi nhánh và trình ban điều hành phê duyệt; (4) Sau khi được phê duyệt báo cáo dấu hiệu rủi ro sẽ được gửi về Phòng quản lý rủi ro vận hành để tổng hợp cho toàn hệ thống.

+ Đánh giá xếp loại rủi ro: Sau khi tổng hợp được các dấu hiệu RRTD, Phòng quản lý rủi ro tiến hành đánh giá xếp loại rủi ro. Dấu hiệu rủi ro được thống kê theo số lượng phát sinh và có đưa ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

- Theo quy trình nghiệp vụ: Khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng dựa trên các hướng dẫn, quy định SCB đã ban hành để

kiểm tra và đánh giá tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ. Dựa vào số liệu lịch sử trong quá khứ của khách hàng cung cấp (báo cáo tài chính, phương án SXKD, hồ sơ năng lực…), tra cứu lịch sử vay vốn trong CIC, NVHTKD thẩm định về năng lực, uy tín của khách hàng; phân tích và đánh giá tình hình kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng; thẩm định về

hiệu quả và khả năng trả nợ của khách hàng, các biện pháp bảo đảm để từ đó

dụng. Những rủi ro được cho là có khả năng gây ra tổn thất như: sự sụt giảm về giá trị TSĐB trong tương lai, sự canh tranh về ngành hàng KH đang SX… sẽ được lãnh đạo phòng HTKD kiểm tra, rà soát lại. Cuối cùng khi thực hiện giải ngân, đặc biệt là các khoản giải ngân theo nhiều lần thì phải theo dõi chặt chẽ giữa các lần giải ngân để kịp thời nhận biết các dấu hiệu bất thường như: khách hàng rút một lượng tiền lớn bất thường hoặc rút tiền liên tục, những khó khăn trong quá trình giải ngân….

b. Đánh giá ri ro

SCB đã xây dựng được 1 hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộđể làm cơ

sở đo lường các rủi ro tín dụng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của SCB bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính dùng để đánh giá toàn diện về khách hàng về tình hình tài chính, khả năng trả nợ,chiều hướng phát riển,…. và căn cứ vào điểm số đã chấm để phân loại khách hàng đó vào hạng rủi ro phù hợp.

Đồng thời, SCB đã xây dựng được một hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến định lượng rủi ro tại Ngân hàng: Quyết định số 47/2012/QĐ- HĐQT.SCB quy định về hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Quyết định số 38/2012/QĐ-HĐQT.SCB ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn; Quyết định số 62/2012/QĐ- SCB.TGĐ về việc ban hành quy trình định giá TSĐB tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là cơ sở để SCB phân loại nợ theo thông lệ quốc tế, tính toán dự phòng rủi ro phải trích. Trên cơ sở xác định mức tổn thất tín dụng theo từng dòng sản phẩm hoặc ngành kinh tế SCB xây dựng quy trình tín dụng và quy định tín dụng để kiểm soát rủi ro tín dụng.

Bng 2.6: Lưu đồ chm đim tín dng ti SCB Bước nhiTrách ệm Hoạt động 1 2 3 4 5 6 NVHTKD NVHTKD NVHTKD TPKD NVHTKD TPHTKD TPHTKD GĐCN NVHTKD Xác định ngành kinh tế

- Xác định quy mô doanh nghiệp - Xác định loại hình sở hữu

Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng Duyệt kết quả chấm điểm Thực hiện báo cáo và lưu hồ sơ Dựa trên điểm số đã chấm đối với từng KH, SCB sẽ xếp hạng tín dụng KH vào 04 nhóm và xây dựng chính sách tín dụng đối với từng nhóm khách hàng.

Bng 2.7: Bng phân loi ca khon cho vay

Tổng điểm Xếp loại Phân loại rủi ro Từ Đến dưới

90 100 AAA Nợđủ tiêu chuẩn

80 90 AA Nợđủ tiêu chuẩn

75 80 A Nợđủ tiêu chuẩn

70 75 BBB Nợ cần chú ý

65 70 BB Nợ cần chú ý

60 65 B Nợ dưới tiêu chuẩn

56 60 CCC Nợ dưới tiêu chuẩn

53 56 CC Nợ nghi ngờ

45 53 C Nợ nghi ngờ

20 45 D Nợ có khả năng mất vốn

* Nhận xét: Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng, SCB đã có quan tâm đến các rủi ro có thể xảy ra nếu cấp tín dụng cho KH, xét cụ thể về việc đánh giá rủi ro này có những mặt được và những mặt hạn chế sau:

P Ưu điểm:

+ SCB đã chú trọng đến việc dự đoán và phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, đánh giá các tác động của nó và ban hành thông báo rộng rãi trong toàn hệ

thống.

+ SCB đã xây dựng được 1 hệ thống xếp hạng tín dụng phân thành 3 nhóm khách hàng riêng biệt: KH doanh nghiệp, KH cá nhân và hộ kinh doanh, KH là các định chế tài chính. Trong đó phần mềm chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp là cốt lõi. Khách hàng doanh nghiệp được phân loại theo 31 ngành nghề, ngoài ra khách hàng còn được đánh giá trên các chỉ tiêu phi tài chính gồm: khả năng trả nợ của doanh nghiệp, trình độ quản lý và môi

trường nội bộ, quan hệ với Ngân hàng, các nhân tốảnh hưởng đến ngành, đến hoạt động của doanh nghiệp.

P Nhược điểm:

+ Tuy SCB đã rất chú trọng đến hoạt động nhận biết rủi ro tín dụng tuy nhiên khảo sát cho thấy việc nhận dạng các sự kiện tiềm tàng tại SCB chủ yếu chú trọng đến các sự việc đã xảy ra trong quá khứ, gây ra tổn thất cho ngân hàng mà chưa chú trọng đến các rủi ro tiềm ẩn, chỉ khi rủi ro xảy ra thì ngân hàng mới đưa ra những đánh giá và các biện pháp phòng ngừa. Việc nhận dạng về các yếu tố ban đầu trước khi cấp 1 khoản tín dụng cho khách hàng chỉ mang tính định tính, dựa trên các nhận định chủ quan, chưa có một chỉ tiêu định lượng nào để lượng hóa. SCB chưa ban hành các tiêu chuẩn, phương pháp hay quy định bộ chỉ tiêu nào để có thể đánh giá được rủi ro tín dụng của một khoản vay xảy ra trong tương lai.

+ Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ chưa hoàn thiện: Hệ thống SCB đang áp dụng chưa thể ước lượng được các chỉ tiêu như xác suất vỡ nợ (Probability of Default –PD) cho mỗi mức XHTD của khách hàng, các tham số tổn thất vỡ nợ (Loss Given at Default – LGD), rủi ro vỡ nợ ( Exposure at Default –EAD)…Dữ liệu đầu vào chưa chính xác vì thiếu số liệu thống kê lịch sử (05 năm trước), thiếu mô hình kinh tế lượng xử lý dữ liệu. Hiện tại một số chỉ tiêu phi tài chính được đánh giá cho điểm mang tính chất

định tính, dựa trên sự đánh giá của cán bộ trực tiếp quản lý. Phương pháp này

đòi hỏi cán bộ xếp hạng tín dụng phải am hiểu được tất cả các nội dung đánh giá, thu thập đầy đủ thông tin khách hàng và đưa ra đánh giá chủ quan với các chỉ tiêu này. Cơ chế xếp hạng này chủ yếu được thực hiện thủ công bởi các cán bộ tín dụng và được lãnh đạo phê duyệt nên kết quả chấm điểm và xếp hạng khách hàng không đảm bảo tính chính xác cao, dễ bị can thiệp bởi người thực hiện, đồng thời không tạo được cơ sở dữ liệu tích lũy, phục vụ cho việc

tính toán các tham số rủi ro trong công tác quản lý rủi ro của Ngân hàng. + Việc thực hiện chấm điểm, xếp hạng tín dụng của các đơn vị kinh doanh trên toàn hệ thống chưa đồng nhất, mỗi đơn vị thực hiện mỗi kiểu là do hệ thống xếp hạng tín dụng chưa hoàn thiện và nhất quán.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 54 - 61)