Nghiên cứu và từng bước triển khai các mô hình dự báo định

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 89 - 97)

lượng và hệ thống báo cáo cảnh báo sớm đối với rủi ro tín dụng

Đây là một trong những nội dung quan trọng trong việc dự báo, đo lường rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng. Để từ đó ngân hàng có những định hướng trong việc đầu tư, quản lý danh mục cho vay, đồng thời có những biện pháp cụ thể để phòng ngừa, kiểm sóat được rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng. Tuy rằng việc triển khai giải pháp này không hề dễ dàng, đòi hỏi thời gian, tốn kém nhiều chi phí và nguồn nhân lực chất lượng cao nhưng với thuận lợi là đang trong quá trình hợp nhất và SCB cũng đang xây dựng mô hình QLRR theo tư vấn của Công ty Kiểm toán Earn & Young cộng với việc SCB mới vận hành hệ thống Core Banking mới thì việc áp dụng triển khai mô hình này là điều có thể thực hiện được. Điều này cũng phù hợp với xu hướng hòa nhập cùng quốc tế và lần lượt áp dụng hiệp

ước Basel vào trong Ngân hàng.

Để làm được điều này, SCB phải thực hiện từng bước, từng bước, bắt

đầu từ cái dễ, cái có thể thực hiện đuợc cả định tính và định lượng sao cho phù hợp nhất. Có thể chia nhóm giải pháp này thành những biện pháp cụ thể

- Thứ nhất, tăng cường khả năng nhận dạng các rủi ro tiềm tàng

Với quy trình nhận biết rủi ro tại SCB hiện nay chỉ mới chú trọng đến các sự kiện đã xảy ra, chưa đi sâu phân tích các sự kiện tiềm tàng có thể gây ra rủi ro trong công tác cho vay tại SCB. Vì vậy để nâng cao việc nhận dạng các rủi ro tiềm tàng thì tại mọi chi nhánh, phòng Quản lý rủi ro có thể thành lập tổ nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô hoặc tham gia trực tiếp vào từng khoản vay lớn theo hạn mức mà Phòng QLRR đưa ra cho phù hợp.

Bên cạnh đó để nâng cao hiệu quả công tác nhận diện rủi ro SCB cần phải có sự phối hợp và trao đổi thông tin hiệu quả giữa các bộ phận quản lý rủi ro (QLRR vận hành, QLRR thị trường, QLRR tín dụng), P hỗ trợ ALCO (TS nợ - TS có) với bộ phận kiểm toán nội bộ và tín dụng trong toàn hệ thống ngân hàng. Ngoài ra phòng HTKD tại chi nhánh, phòng QLRRTD Hội sở

phải thường xuyên, liên tục thu thập thông tin của ngân hàng về khách hàng, về ngành nghề, về môi trường kinh tế mà khách hàng đang hoạt động, về các văn bản mới được ban hành, về tình hình diễn biến giá cả thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là những cảnh báo về các ngành nghề ngân hàng đang và sẽ đầu tư chưa được thực hiện một cách thường xuyên và có tính hệ

thống. Tất cả những phân tích, trao đổi trên nên được thống nhất và tổng hợp lại thành một bảng dữ liệu “nhận dạng rủi ro có thể xảy ra“ Bảng này trở

thành một văn bản tham khảo cho các bộ phận có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng tham khảo. Có thể thiết kế bảng này ở mẫu sau:

Bng 3.1: Nhn dng ri ro có th xy ra

STT Các yếu tố, sự kiện rủi ro Đánh giá

I Hồ sơ vay

1 Rủi ro từ phía khách hàng

- Các giấy tờ tùy thân (CMND, hộ chiếu, hộ khẩu), GPKD có dấu hiệu sửa chữa, tẩy xóa

- Mục đích vay vốn không rõ ràng

- TSĐB của người khác nhưng đang có yếu tố tranh chấp - Nghề nghiệp không ổn định

...

2 Rủi ro từ phía Ngân hàng

- Không tuân thủ quy định về kiểm tra hồ sơ vay - Chưa thực hiện đúng theo biểu mẫu quy định

...

II Hồ sơ năng lực, hồ sơ tài chính

1 Rủi ro từ phía khách hàng

- Doanh thu bán hàng giảm liên tục - Hàng tồn kho gần như không bán được - Áp dụng chiết khấu bất bình thường

- Nhờ cậy chỉ vào 1 khách hàng hoặc chỉ 1 nhà cung cấp - Nhiêu tài sản không hoạt động

- Khả năng thanh toán/vốn lưu động giảm - Thay đổi tài khoản ngân hàng

...

2 Rủi ro từ phía ngân hàng

- Nhân viên phân tích và kiểm tra và phân tích BCTC, hồ

sơ năng lực của khách hàng sơ sài

- Thiếu một số giấy tờ trong hồ sơ nhưng không phát hiện ra

- Thứ hai, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng

Để kịp thời phát hiện ra các khoản vay có dấu hiệu rủi ro, SCB cần tiến hành xây dựng 1 hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng. Trong đó cần cụ thể hóa công việc của các bộ phận trong việc phát hiện rủi ro. Cụ thể:

+ Đối với cán bộ tín dụng định kỳ hàng tháng, mỗi cán bộ tín dụng phải báo cáo về tình trạng của khách hàng vay, tình trạng tài sản đảm bảo, tình hình trả nợ vay do mình phụ trách cho trưởng phòng hoặc PGĐ phụ trách tín dụng. Khi khách hàng vay có vấn đề về khả năng trả nợ, những cảnh báo sớm là rất cần thiết để tối đa hoá hiệu quả khi tiến hành các biện pháp khắc phục và giảm thiểu những khoản nợ xấu. Việc giám sát nợ là đặc biệt quan trọng khi khoản cho vay đó đến kỳ trả hoặc quá hạn trả nợ, hay khi các

điều khoản trong khế ước cho vay, như điều kiện của tài sản bảo đảm và các chỉ tiêu tài chính tối thiểu bị vi phạm. Khi cán bộ tín dụng phát hiện ra một khoản cho vay gặp vấn đề, cần tiến hành những công việc như: phân tích thêm về vấn đề mà khách hàng vay gặp phải; thảo luận với Bộ phận xử lý nợ và với cấp trên; thu thập thông tin về toàn bộ những nguy cơ có thể xảy ra đối với khách hàng vay; tiến hành giám sát hoạt động của khách hàng vay hàng ngày; xem xét lại hồ sơ vay nợ, các khoản đảm bảo và bảo lãnh; nghiên cứu khả năng yêu cầu thêm tài sản bảo đảm nếu khoản cho vay chưa được đảm bảo. Những khoản tín dụng được Hệ thống cảnh báo sớm phát hiện là có vấn

đề cần phải được giám sát nhiều hơn, chẳng hạn, cán bộ tín dụng có thể tiến hành thực địa khách hàng thường xuyên hơn, đề ra một “danh sách giám sát” - danh sách này cần thường xuyên được Hội đồng Quản trị xem xét. Từ đó sẽ đưa ra quyết định xem cán bộ tín dụng có thể tiếp tục làm việc với khoản cho vay đó không hay khoản cho vay đó sẽ được chuyển sang cho Bộ phận xử lý nợ giải quyết.

+ Tại hội sở chính định kỳ hàng tháng, quý phải thực hiện đánh giá lại hoạt động tín dụng của từng đơn vị trong ngân hàng. Từ kết quả đánh giá từng

đơn vị, ban điều hành ngân hàng thực hiện chính sách tín dụng và thay đổi cách thức giám sát đối với đơn vịđó.

+ SCB cũng nên xây dựng trong Ủy ban quản lý rủi ro tín dụng một bộ phận chuyên nghiên cứu về môi trường kinh doanh, các ngành nghề, cập nhật các thông tin kinh tế, xã hội để kịp thời cảnh báo hạn chế cho vay, ngưng cho vay đối với các lĩnh vực có xu hướng kém an toàn. Hiện tại việc thực hiện phân tích một số ngành hàng tiêu biểu theo định kỳ hàng năm chẳng hạn: bất

động sản, cho vay kinh doanh thép, cho vay thuỷ hải sản còn sơ sài và một số bất cập vẫn tồn tại như (i) chỉ một số ngành hàng được phân tích chứ không phải toàn bộ các ngành hàng trên danh mục dư nợ của ngân hàng; (ii) các phân tích mới chỉ đưa ra những cảnh báo của riêng từng ngành chứ chưa

được phân tích trên mối tương quan với những ngành khác trong danh mục; (iii) hạn mức cụ thể của từng ngành chưa được xác định rõ. Do đó, vấn đề là cần thiết phải có bộ phận chuyên nghiên cứu ngành trong khối rủi ro để có thể đưa ra những báo cáo phân tích cho toàn bộ ngành trong danh mục cho vay của ngân hàng. Trên cơ sở đó, hạn mức tín dụng, tỷ trọng của từng ngành trong toàn bộ danh mục cần thiết phải được thiết lập. Việc phân tích và thiết lập hạn mức này được thực hiện hàng năm. Song, trong trường hợp thị trường có những biến động lớn, cần thiết phải có những phân tích và đưa ra những khuyến nghị kịp thời về việc mở rộng hoặc thu hẹp dư nợ của các ngành. Việc quản lý rủi ro ở cấp độ danh mục nói trên giúp ngân hàng có thể lập được những báo cáo rủi ro, lợi nhuận và tổn thất của danh mục tín dụng trên quy mô toàn hàng, từ đó kịp thời đưa ra những giải pháp thích hợp như

mở rộng quy mô sản phẩm trên một khu vực địa lý nếu dòng sản phẩm đó mang lại lợi nhuận cao, rủi ro ở mức độ chấp nhận được.

+ Dựa trên tất cả những thông tin thu thập được, PQLRRTD cần xây dựng một bộ chỉ tiêu cơ bản và xây dựng thành một chương trình báo cáo thống nhất trong toàn hệ thống.

- Thứ ba, hòan thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Thực tế việc ứng dụng mô hình đo lường rủi ro tín dụng cho thấy rằng nếu chỉ áp dụng mô hình định tính như xếp hạng tín dụng nội bộ, thì rủi ro tín dụng không được đo lường một cách rõ ràng, không tính được sự ảnh hưởng của vốn và các biến vĩ mô, rủi ro không được dự báo chính xác, nếu chỉ áp dụng mô hình định lượng thì trong những hoàn cảnh đặc biệt nếu không dựa vào yếu tố kinh nghiệm không xác định rõ được mức rủi ro, do đó, cần phải có sự kết hợp cả mô hình định tính và định lượng.

Về lâu dài, để có thể đánh giá rủi ro tín dụng, SCB cần kết hợp cả mô hình định lượng vào việc xác định rủi ro theo Basel là phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ IRB. Hàng loạt câu hỏi từ phức tạp như với mức độ chấp nhận rủi ro hiện thời thì mức sinh lời mà ngân hàng có thể kỳ vọng từ tổng thể danh mục tín dụng là bao nhiêu, chiến lược rủi ro tín dụng nên được xây dựng với tốc độ phát triển trong thời gian tới là bao nhiêu, đầu tư vào ngành hàng nào, nhóm khách hàng nào để tăng hiệu quả sinh lời, đến đơn giản hơn như ngân hàng có nên cho vay khách hàng đó không, cho vay với lãi suất bao nhiêu để có thể bù đắp đủ rủi ro… phần nào được trả lời xác đáng hơn nhiều. Theo đó việc đo lường rủi ro tín dụng được dựa trên viêc đo lường 3 yếu tố cấu thành đó là:

EL = EAD x PD x LGD (Basel II)

Trong đó:

- EL (Expected Loss) : Tổn thất dự kiến

- PD (Probability of default) : Xác xuất vỡ nợ của khách hàng/ ngành

- LGD (Loss Given Default): Tỷ trọng % số dư rủi ro ngân hàng sẽ bị tổn thất khi khách hàng không trảđược nợ.

- EAD (Exposure at Default): Số dư nợ vay (và tương đương của khách hàng/ngành hàng khi xảy ra vỡ nợ).

Với PD, LGD và EAD hai yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu tưởng chừng rất định tính mà các ngân hàng thường xuyên nhắc đến trong quyết

định cấp tín dụng là khả năng trả nợ và mong muốn trả nợ của khách hàng đã

được lượng hóa cụ thể. Và cũng nhờ PD, LGD và EAD hàng chục, hàng trăm nhân tố có tác động đến khách hàng cũng như các khoản tín dung cấp cho họ đã được tóm tắt, phản ánh chỉ qua ba cấu phần rủi ro đó. Quan trọng hơn, dựa trên kết quả tính toán PD, LGD, và EAD, các ngân hàng sẽ phát triển các ứng dụng trong quản lý rủi ro tín dụng trên nhiều phương diện.

3.2.3. Tăng cường hoạt động kiểm soát sau khi cho vay và giám sát chặt chẽ các khoản vay

Khi ngân hàng tiến hành cho vay, khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủđộng để đảm bảo sẽ được hoàn trả. Theo dõi sau cho vay nhằm mục đích:

- Đảm bảo cho ngân hàng hiểu rõ hiện trạng tài chính của khách hàng vay;

- Đảm bảo rằng tất cả các khoản cho vay đều tuân thủ các hợp đồng tín dụng;

- Giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng;

- Đảm bảo rằng khách hàng trả nợ đúng hạn, và có biện pháp thích hợp kịp thời trong trường hợp khách hàng không trả nợ đầy đủ và đúng hạn;

- Đảm bảo rằng lưu chuyển tiền tệ của các khách hàng vay đáp ứng

- Đảm bảo rằng tài sản bảo đảm, nếu có, là đầy đủ với tình trạng tài chính hiện tại của khách hàng vay;

- Kịp thời xác định và phân loại các khoản tín dụng có vấn đề.

Đa số các khách hàng khi vay vốn đều có dự án/phương án kinh doanh cụ thể, khả thi nhưng giữa kỳ vọng của dự án và thực tế còn một khoảng cách, do đó khả năng doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố tình chiếm dụng vốn vay cho hoạt động kinh doanh khác vẫn có thể xảy ra. Như phần 2 của luận văn đã đề cập, mặc dầu SCB có ban hành đầy đủ các quy định, hướng dẫn kiểm soát sau cho vay, tuy nhiên công tác này tại SCB vẫn còn bỏ ngõ trong khi chưa có cơ chế kiểm soát lại, ngoại trừ công tác này được thực hiện bởi bộ phận KSNB thuộc phòng QLRRVH theo định kỳ. Hoặc nếu có thực hiện thì qua loa, đối phó, dẫn đến nhiều trường hợp khách hàng sử dụng vốn không đúng như mục đích kê khai ban đầu, hoặc hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, có khi khách hàng đã ngừng hoạt động trong một thời gian dài nhưng các đơn vị cho vay vẫn không hề hay biết. Đến khi thu hồi nợ, xử lý tài sản thì phát hiện khách hàng đã thế chấp tài sản tại đơn vị khác, hoặc tài sản bị tẩu tán (đối với tài sản là động sản, kho hàng…) cũng như vấn đề tranh chấp, xuống cấp, giá trị thu hồi thấp…

Theo đó SCB cần theo dõi việc sử dụng vốn của khách hàng trên các khía cạnh sau:

- Giám sát hoạt động tài khoản của KH tại ngân hàng, nắm vững theo sát tình hình sử dụng vốn vay của KH xem việc sử dụng vốn có hiệu quả

không?

- Phân tích báo cáo tài chính của khách hàng định kỳ

- Viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi cư ngụ của khách hàng.

- Giám sát hoạt động khách hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng khác

- Giám sát khách hàng thông qua những thông tin thu thập khác.

Sau mỗi lần kiểm tra NVHTKD phải tiến hành phân tích và thiết lập báo cáo với lãnh đạo về tình hình, khả năng và mức độ rủi ro của từng hồ sơ. Việc giám sát này cũng phải được báo cáo định kỳ. SCB cũng cần phải quy

định cụ thể trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng trong việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào có thể ảnh hưởng

đến khả năng thanh toán khoản vay, cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm báo cáo cho cấp có thẩm quyền giải quyết. Mọi sự che giấu của cán bộ tín dụng phải chịu trách nhiệm nếu phát sinh rủi ro cho Ngân hàng. Bên cạnh đó SCB phải luôn chú trọng nâng cao mức độ hiểu biết của các cán bộ tín dụng về các

đặc thù của ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Đối với các khoản vay lớn, phức tạp hoặc tài trợ dự án đầu tư nên xem xét sự cần thiết phải có sự hỗ

trợ tăng cường của các chuyên gia am tường về lĩnh vực tài trợ cho vay để

xác định đúng nhu cầu vốn, phân tích được đầy đủ các loại rủi ro và kiểm tra

đúng đắn việc sử dụng vốn vay.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 89 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)