Hoàn thiện môi trường quản lý của SCB

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 85 - 89)

Môi trường quản lý tốt sẽ là nền tảng cho hoạt động hữu hiệu của hệ thống KSNB. Môi trường kiểm soát là nhân tố nền tảng cho các thành phần khác của KSNB.

Vì vậy, để môi trường quản lý phát huy tốt vai trò cho các yếu tố khác của QTRR tín dụng, SCB cần hoàn thiện các nội dung sau:

- Mở rộng đối tượng nhận thức về quan điểm QTRR của Ban lãnh đạo ngân hàng.

Quan điểm về quản trị rủi ro là nhận thức và thái độ của Ban lãnh đạo ngân hàng, điều này tạo nên cách thức mà ngân hàng tiếp cận với rủi ro trong tất cả các hoạt động, từ phát triển chiến lược đến các hoạt động hàng ngày. Quan điểm quản lý phản ánh những giá trị mà ngân hàng theo đuổi, tác động

đến văn hóa và cách thức đơn vị hoạt động vì vậy nếu quan điểm về QTRR chỉ được nhận thức ở cấp quản lý thì có thể dẫn đến các chính sách, chiến lược sản phẩm mà Ban lãnh đạo đưa ra vào từng thời kì khi triển khai xuống cấp dưới sẽ không hiểu hết được, do đó có thể dẫn đến rủi ro tiềm tàng do nhân viên bỏ qua một số bước của quy định khi thực thi.

Vì vậy mở rộng đối tượng nhận thức về triết lý quản trị rủi ro của Ban lãnh đạo ngân hàng đối với cấp dưới là việc làm rất cần thiết. Thông qua các cuộc họp, các khóa đào tạo, ban lãnh đạo SCB truyền đạt về quan điểm rủi ro trong giai đoạn tới của ngân hàng như thế nào đến toàn bộ nhân viên trong hệ

thống. Thường những quan điểm của HĐQT, Ban TGĐ khi truyền đạt đến CBNV qua văn bản lại không nhận được sự đón nhận từ phía CBNV bởi vì các nhân viên này cho rằng đây là những quan điểm vĩ mô mà cấp lãnh đạo nào cũng nói, cũng nhắc tới nên tính truyền đạt không cao. Do đó phải truyền

đạt theo kiểu dây chuyền, sơ đồ từ trên xuống dưới. Cấp cao nhất truyền đạt xuống các lãnh đạo cấp thấp hơn như GĐ khu vực, GĐ, PGĐ chi nhánh để từ đó các vị này truyền đạt lại cho toàn thể CBNV trong đơn vị của họ. Các nội dung nào cần được ưu tiên đều được lập thành văn bản và nhắc lại trong các cuộc họp, đưa lên mạng nội bộ để mọi người tham khảo, theo dõi. Thông tin càng công khai, rõ ràng, ngắn gọn sức thu hút càng lớn và từ đó triết lý của Ban

- Nâng cao nhận thức vai trò kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng trong nội bộ ngân hàng.

Để phát huy vai trò cũng như chất lượng kiểm soát nội bộ, Ban điều hành cũng như toàn thể lãnh đạo các Chi nhánh có quan điểm điều hành đúng

đắn, nhận thức, quán triệt tầm quan trọng của công tác kiểm soát nội bộ và phổ biến đến toàn thể CBCNV. Cần hiểu rõ kiểm soát nội bộ không chỉ là nhiệm vụ của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ độc lập mà kiểm soát nội bộ

xuyên suốt từng cá nhân, từng bộ phận, từng vị trí công việc. Công tác kiểm soát nội bộ thực hiện liên tục và đều đặn hàng ngày và nằm trong các khâu , các chốt của quy trình tín dụng từ nhận hồ sơ vay cho đến thu hồi nợ lẫn gốc và thanh lý hoàn toàn hợp đồng, từ nhân viên tiếp thị hồ sơ cho đến các cá nhân tham gia vào quy trình, vào công tác tín dụng này. Có thể nhấn mạnh rằng, KSNB nói chung và KSNB hoạt động tín dụng nói riêng không phải kiểm tra định kỳ, không phải là công việc của riêng bộ phận KSNB chuyên trách mà ở đây là PQLRRVH, PQLRRTD tại Hội sở. Cần nhận thức rõ kiểm soát nội bộđảm bảo tính tuân thủ các quy trình quy định, thể hiện ở việc kiểm soát toàn bộ các mặt hoạt động nghiệp vụ trong đó có hoạt động tín dụng. Kiểm soát nội bộ nhằm ngăn chặn những sai phạm có thể xảy ra giúp cho hoạt

động tín dụng vận hành xuyên suốt và hiệu quả; ngăn chặn rủi ro tín dụng, nợ

xấu, sai lệnh thông tin trên báo cáo tài chính của SCB.

Tăng cường nhận thức về kiểm soát nội bộ trong cán bộ nhân viên SCB giúp cán bộ nhân viên nhận thức rõ vai trò của kiểm soát quản lý trở nên cực kỳ quan trọng để có thể ngăn chặn và phát hiện những sai sót và tiêu cực, đảm bảo an toàn hoạt động. SCB cần tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ

và quy trình kiểm soát nội bộ có sự tham gia của cán bộ nhân viên từng chi nhánh để nâng cao tầm quan trọng của công tác KSNB trong ý thức và thực thi của mỗi cán bộ nhân viên. Thâm chí, Hội sở nên lập một khảo sát đểđánh

giá tầm quan trọng cũng như nêu ra những mục tiêu, nhiệm vụ của hệ thống KSNB hoạt động tín dụng mà SCB đang theo đuổi đến từng CBCNV đang làm việc tại tất cả các phòng ban/đơn vị trong ngân hàng. Hoặc qua các phiếu khảo sát, đánh giá sau các buổi học chuyên môn, kỹ năng kết hợp để khảo sát chức năng của hệ thống KSNB. Sau đó có kết quả phúc hồi đúng/sai, định giá thang điểm nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của KSNB hoạt động tín dụng

đối với CBNV của mình.

Đối với cán bộ nhân viên thực hiện công tác kiểm soát nội bộ độc lập, cụ thể ở đây là CBNV Khối QLRR đặc biệt là Phòng QLRR Vận hành cần xác định tầm quan trọng công việc mình đang thực hiện. Hoạt động kiểm soát nội bộ độc lập không giống như hoạt động của các cơ quan kiểm tra bên ngoài. Đó không phải là việc tìm kiếm những sai phạm của đơn vị, mà đó là việc rà soát tất cả các khâu trong hoạt động tín dụng giúp cho Ngân hàng phát hiện những sai phạm, những rủi ro có thể xảy ra và đề xuất, khắc phục những sai phạm đó. Đây là công việc giúp cho các công việc kinh doanh của SCB

được hoàn thiện hơn, đảm bảo tính tin cậy các thông tin tài chính và tính tuân thủ pháp luật. Đặc biệt là hoạt động tín dụng- một hoạt động quan trọng, đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng nhiều nhất.

- Nâng cao văn hóa kiểm soát

Nâng cao nhận thức của các nhà quản lý cấp cao về các nguyên tắc kinh doanh ngân hàng, tôn trọng pháp luật và sự cần thiết của việc xây dựng một một hình quản lý rủi ro phù hợp với SCB.

Cần phải thống nhất ý thức tuân thủ pháp luật và tôn trọng các quy tắc

đạo đức kinh doanh xuyên suốt các cấp điều hành, quản lý của ngân hàng. Phải nhấn mạnh rằng “bất cứ một bước nào trong quy trình bị bỏ qua là khả

năng một rủi ro bị xuất hiện” . Các cấp lãnh đạo phải là người đi đầu, gương mẫu trong việc thực thi nhiệm vụ, không vì chỉ tiêu kinh doanh, lợi nhuận

trước mắt mà lơi lỏng khâu kiểm tra, kiểm soát. Một vị lãnh đạo chuẩn mực, nghiêm túc sẽ tạo ra được 02 nhân viên tương tự.

Thay đổi quan điểm về tăng trưởng tín dụng. Mức độ tăng trưởng tín dụng phải phù hợp với trình độ và khả năng quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. Song song với mục tiêu tăng trưởng tín dụng luôn phải đi kèm với chiến lược quản lý rủi ro tín dụng. Các chiến lược này có thể thay đổi tùy theo sự đánh giá lại rủi ro danh mục tín dụng và sự thay đổi của môi trường kinh doanh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)