GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 39)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số

283/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012.

Đây là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi về quy mô tổng tài sản lớn hơn, phát triển vượt bậc về công nghệ, mạng lưới chi nhánh phát triển rộng khắp cả nước và trình độ chuyên môn vượt bậc của tập thể CB-CNV.

Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, Ngân hàng hợp nhất đã có ngay lợi thế mạnh trong lĩnh vực ngân hàng và nằm trong nhóm 5 ngân hàng cổ phần lớn nhất tại Việt Nam. Cụ thể: Vốn điều lệ đạt 12.294 tỷ đồng, tổng tài sản ngân hàng đã đạt khoảng 154.000 tỷ đồng, Nguồn vốn huy động từ tổ chức tín dụng, kinh tế và dân cư của ngân hàng

đạt hơn 110.000 tỷđồng. Lợi nhuận trước thuế lũy kế đạt trên 1.300 tỷđồng. Hiện hệ thống của ngân hàng tính trên tổng số lượng trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, và điểm giao dịch ước khoảng 230 đơn vị trên cả nước sẽ giúp khách hàng giao dịch một cách thuận lợi và tiết kiệm nhất.

* Một số thành tựu đạt được sau 02 năm hợp nhất:

- Chính thức tăng vốn điều lệ từ 10.584 tỷ lên 12.295 tỷđồng tỷ đồng vào ngày 30/09/2013 đưa SCB trở thành Ngân hàng có quy mô vốn điều lệ

thuộc top 08 hệ thống NHTM.

- Là tổ chức tín dụng bán nợ xấu nhiều nhất cho VAMC với hơn 7.000 tỷ đồng trong năm 2013, góp phần tiến hành đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu, giúp SCB nâng cao tỷ lệ an toàn hoạt động.

- Thanh toán trước hạn hoàn toàn khoản vay tái cấp vốn của NHNN với tổng giá trị thanh toán là 21.803, 9 tỷ đồng. Đây là bước ngoặt quan trọng trong quá trình tái cơ cấu giúp SCB bình thường hoá các hoạt động kinh doanh.

- Hoàn thành việc đóng toàn bộ trạng thái vàng theo chủ trương của NHNN. Sự kiện này mở ra cho hoạt động kinh doanh ngoại hối nói riêng và hoạt động kinh doanh của SCB nói chung một chặng đường mới, loại bỏ rủi ro do kinh doanh vàng, phù hợp với chủ trương quản lý vàng của NHNN.

- Chính thức triển khai phát hành thẻ tín dụng quốc tế Mastercard cho khách hàng, đánh dấu sự hội nhập sâu rộng của SCB vào hoạt động thẻ thanh toán quốc tế.

- Chính thức triển khai sản phẩm liên kết ngân hàng – bảo hiểm (Banccasurrance), bước đầu là sự hợp tác với Công ty Bảo hiểm nhân thọ

Vietcombank- Cardif (VCLI). Sự hợp tác này mở ra cơ hội bán chéo sản phẩm ngân hàng/bảo hiểm cho khách hàng của SCB thông qua “dịch vụ một cửa”.

- Chính thức triển khai dịch vụ thanh toán hoá đơn và dịch vụ nạp tiền

điện thoại cho khách hàng với các đối tác thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: điện lực, viễn thông, hàng không, truyền hình cáp…

- Vinh dự đón nhận cúp vàng giải thưởng “thương hiệu nổi tiếng Asean” và giải thưởng “nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam năm 2013”, ghi nhận và

tôn vinh các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu có tốc độ phát triển mạnh mẽ, ảnh hưởng cao đến thị trường.

- Chính thức chuyển sang dịch vụ bảo vệ, kỹ thuật vận hành toà nhà, vệ

sinh cơ quan của hai Công ty TNHH &TMDV Sinh Tài và Công ty TNHH DV Bảo vệ Thời Đại. Việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài đối với các hoạt động này giúp SCB tăng cường khả năng chuyên môn hoá hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

- Luôn đi đầu trong công tác xã hội, tham gia các chương trình khuyên góp, ủng hộđồng bào gặp thiên tai, lũ lụt, ủng hộ chương trình “Vì Trường Sa thân yêu”, thể hiện tinh thần tương thân tương ái và hoạt động vì cộng đồng của SCB.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Hiện nay cơ cấu tổ chức của SCB bao gồm Hội sở chính và các đon vị

kinh doanh (Sở giao dịch và các chi nhánh). Tại Hội sở, các phòng ban chức năng được phân vào 09 khối và 01 trung tâm quản lý nguồn. Tại các chi nhánh, SCB triển khai mô hình các văn phòng khu vực (hệ thống mạng lưới của SCB hiện tại được chia thành 06 khu vực địa lý) để nâng cao tính chủ động và linh hoạt của các đơn vị kinh doanh, phù hợp với điều kiện và thực tiễn kinh doanh ở những khu vực địa lý khác nhau trên toàn quốc.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh và một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu

Bng 2.1: Mt s ch tiêu tài chính ca SCB t khi hp nht đến nay

ĐVT: tỷ đồng STT CHỈ TIÊU 1/1/2012 31/12/2012 31/12/2013 1 Tổng tài sản 144,814 149,206 181,019 2 Dư nợ cho vay 66,070 88,155 89,004 3 Huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư 77,965 91,142 147,098 4 Vốn chủ sở hữu 11,335 11,361 13,113 5 - Vốn điều lệ 10,584 10,584 12,295 6 Tỉ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ 7.25% 7.23% 1.63%

7 Lợi nhuận trước thuế (*) 77 60

8

NIM ( Tỷ lệ thu nhập lãi thuần=

TN lãi thuần/ Tổng TS có TB) (*) 1.94% 1.76%

9 ROA (*) 0.04% 0.03%

10 ROE (*) 0.56% 0.35%

11 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu – CAR (*) 10.35% 9.95% (*): Chưa có số liệu vì mới hợp nhất

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2013 của SCB)

Ngân hàng TMCP Sài Gòn sau hợp nhất đến nay đã từng bước ổn định hoạt động kinh doanh, các chỉ số tài chính dần được cải thiện, thanh khoản tăng, nợ xấu giảm mạnh, tiếp tục làm hài lòng khách hàng bằng những sản phẩm dịch vụđa dạng và chất lượng. Từ một trong những ngân hàng yếu kém với khả năng thanh khoản kém, nợ xấu cao, đối mặt với nhiều rủi ro đã nhanh chóng lấy lại sự ổn định đi kèm với sự gia tăng cả về vốn huy động và vốn chủ sở hữu. Cụ thể:

- Tình hình huy động vốn: Bng 2.2: Cơ cu tng ngun vn huy động năm 2013 Cơ cấu tổng huy động 31/12/ 2012 30/11/ 2013 31/12/ 2013 So với tháng trước So với đầu năm Tỷ trọng +/- % +/- % Huy động TT1 106,899 143,207 148,994 5,787 4.0 42,095 39.4 89.0 Huy động TT2 18,251 8,702 18,419 9,717 111.7 168 0.9 11.0 Vay NHNN 9,772 - (9,772) 100 0.0 Tổng cộng 134,922 151,909 167,413 15,504 10.2 32,491 24.1 100

Trong năm 2013 huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư của SCB tăng trưởng mạnh với tỷ lệ 64,21% so với cuối năm 2012 và so với số dư đầu khi mới hợp nhất tăng 69.133 tỷ đồng, tỷ lệ tăng tương đương gần 50%. Thế

mạnh về huy động, đặc biệt là huy động VND của SCB được duy trì và phát huy qua nhiều chương trình, sản phẩm đa dạng. Nguồn huy động tăng là cơ sở để SCB mạnh dạn mở rộng đầu tư, kinh doanh.

- Tình hình cấp tín dụng:

Bng 2.3: Dư n cho vay ca SCB trong năm 2012- 2013

Đvt: tỷđồng Cơ cấu dư nợ tín dụng 31/12/2012 31/12/2013 So với đầu năm Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng +/- % Theo kỳ hạn Ngắn hạn 19,872 22.5% 21,977 24.7% 2,105 10.6% Trung hạn 51,258 58.2% 51,036 57.3% (222) -0.4% Dài hạn 17,013 19.3% 15,979 18.0% (1,034) -6.1% VND 87,178 98.9% 88,258 99.2% 1,080 1.2% Theo loại tiền Vàng (quy đổi) 517 0.6% 382 0.4% (135) -26.1% Ngoại tệ (quy đổi) 448 0.5% 352 0.4% (96) -21.4% Theo khu vực KV TP HCM 79,522 90.2% 80,890 90.9% 1,368 1.7% KV Tây Nam Bộ 5,157 5.9% 3,403 3.8% (1,754) -34.0% KV Đông Nam Bộ 568 0.6% 737 0.8% 169 29.8% KV Miền Trung 767 0.9% 1,096 1.2% 329 42.9% KV Hà Nội 798 0.9% 2,145 2.4% 1,347 168.8% KV Miền Bắc 1,331 1.5% 721 0.8% (610) -45.8% Tổng cộng 88,143 100% 88,992 100% 849 1.0%

Tính đến 31/12/2013, tổng dư nợ cho vay của SCB đạt 89.004 tỷđồng, tăng 849 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 1,0% so với đầu năm. Dư nợ cho vay tăng thấp trong 6 năm 2013 chủ yếu do SCB thực hiện bán nợ cho VAMC trong khi tăng trưởng tín dụng ở mức thấp. Tính đến cuối năm 2013, tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp đạt 16.979 tỷđồng, trong đó tỷ lệ dư nợ

ngắn hạn chiếm 37%. Hầu hết dư nợ của khách hàng là VND, chiếm 96% tổng dư nợ. Danh mục tín dụng doanh nghiệp của SCB tương đối hợp lý và không có sự thay đổi nhiều so với cuối năm 2012. Công ty CP và Công ty TNHH là loại hình chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong danh mục cho vay.Tỷ lệ cho vay theo ngành nghề thương mại, dịch vụ chiếm phần lớn trong lĩnh vực cho vay theo ngành nghề của SCB.

Về chất lượng tín dụng, tính đến 31/12/2013, nợ xấu của SCB là 1.452 tỷ đồng, giảm 4.921 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 77,2% so với đầu năm và chiếm 1,63% tổng dư nợ (năm 2012 là 7,23%). Kết quả này một phần thể hiện sự

linh hoạt, đồng thuận của SCB, nhanh chóng thực hiện chủ trương của Chính phủ và NHNN trong việc giảm nợ xấu thông qua Công ty VAMC, được NHNN đánh giá cao về tiến độ và kết quả thực hiện.

Ngoài ra, SCB cũng chủ động tăng cường công tác xử lý, thu hồi nợ và tìm kiếm các đối tác trên thị trường liên ngân hàng để bán nợ. Tổng giá trị các khoản nợ quá hạn, nợ xấu được thu hồi trong năm 2013 đạt 889 tỷ đồng, đã góp phần đáng kể trong việc cải thiện chất lượng tín dụng, đồng thời tăng cường thanh khoản, đáp ứng cho nhu cầu hoạt động và tái cơ cấu của SCB.

- Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong tiến trình hợp nhất theo đề án cơ cấu 03 năm của Ngân hàng nhà nước, mục tiêu trước mắt của SCB không thể đáp ứng ngay vấn đề lợi nhuận mà là ổn định hoạt động kinh doanh, cải thiện các chỉ số tài chính. Với lợi nhuận 60 tỷ trong năm 2013 phải nói đây là 01 con số hết sức khiêm tốn

nhưng để có lãi đã là một sự cố gắng đáng ghi nhận của Ngân hàng SCB. Các chỉ số ROA (lợi nhuận / tổng tài sản), ROE ( lợi nhuận/vốn chủ sở hữu) chưa thực sự cao nhưng đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc của SCB trong năm 2013. Đây cũng là một trong những thành công của SCB trong giai đoạn vừa qua khi hầu hết các hoạt động đều tập trung tái cơ cấu toàn diện theo chủ

trương của NHNN, chú trọng hơn về chất lượng, đảm bảo phát triển đi đôi với an toàn, bền vững và hiệu quả.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SCB TÍN DỤNG TẠI SCB

Để làm rõ được thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ tín dụng tại SCB, luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu các tài liệu, báo cáo nội bộ từ Ngân hàng. Ngoài ra để phân tích đánh giá có trọng tâm một số vấn đề

chủ yếu trong công tác KSNB hoạt động tín dụng của SCB, tác giả đã tiến hành một cuộc khảo sát tại 06 Chi nhánh thuộc khu vực miền Trung - Tây Nguyên thông qua Bảng câu hỏi. Kết quả khảo sát được trình bày ở phụ lục 01.

Phụ lục 01: Kết quả khảo sát tại SCB KV Miền Trung & Tây Nguyên

Tổng hợp những nghiên cứu và khảo sát thực tế điển hình tại các chi nhánh trong hệ thống SCB, luận văn rút ra một số nhận xét về thực trạng của hệ thống KSNB tín dụng tại SCB như sau:

2.2.1. Môi trường kiểm soát

Môi trường quản lý tạo ra sắc thái chung trong đơn vị, chi phối ý thức kiểm soát của mọi thành viên trong đơn vị. Và là nền tảng cho các thành phần khác của hệ thống KSNB bao gồm cơ cấu tổ chức, cơ chế phân cấp, phân quyền, các chính sách, thông lệ và nguồn nhân lực, đạo đức nghề nghiệp, năng lực, cách thức quản trị, điều hành của quản trị cấp cao.

a. Quan đim ca nhà qun lý v ri ro tín dng

quản lý, điều này tạo nên cách thức mà đơn vị tiếp cận với rủi ro trong tất cả các hoạt động từ phát triển chiến lược đến hoạt động hàng ngày. Triết lý quản lý phản ánh những giá trị mà đơn vị theo đuổi, tác động đến văn hóa và cách thức đơn vị hoạt động, vì vậy luận văn khảo sát triết lý về quản trị rủi ro tín dụng của Ban lãnh đạo các Chi nhánh trong hệ thống SCB để thấy được thực trạng về môi trường quản lý của SCB. Kết quả khảo sát được thể hiện ở Bảng dưới đây: Bng 2.4: Quan đim ca Ban lãnh đạo SCB v qun tr ri ro tín dng Triết lý của nhà quản lý về quản trị rủi ro Trả lời Không Không biết

Để đạt được kế hoạch cấp trên giao bạn có sẵn sàng chấp nhận rủi ro tín dụng?

4 54 2

Bạn có cân nhắc giữa lợi ích đạt được và rủi ro tín dụng có thể xảy ra cho ngân hàng không?

54 6

Anh/chị có được cấp trên trao đổi quan điểm của cấp trên và phương thức quản lý đối với rủi ro tín dụng thông qua từng nghiệp vụ cụ thể không?

35 25

(Nguồn: Phụ lục 01 Kết quả khảo sát tại SCB KV Miền Trung & Tây Nguyên)

Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các lãnh đạo cấp cao tại các chi nhánh SCB đều ý thức được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với sự sống còn của ngân hàng và kiểm soát rủi ro tín dụng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy các nhà quản lý cũng rất thận trọng trong việc quyết định cho vay. Hầu hết không mạo hiểm mà luôn tìm kiếm thông tin, quan sát, suy xét khá cẩn thận, cân đối giữa rủi ro và lợi ích thu

chuyển nhóm nợ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của chi nhánh, Giám

đốc chi nhánh bị giảm mức phán quyết trong hạn mức tín dụng, chi nhánh không được tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới, lợi nhuận chi nhánh bị

giảm sút...)

b. Cơ cu t chc

Cơ cấu tổ chức là sự phân chia quyền hạn và trách nhiệm của các bộ phận trong đơn vị, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu. Nói cách khác cơ cấu phù hợp sẽ là cơ sở cho việc lập kế hoạch, điều hành, kiểm soát và giám sát các hoạt động của đơn vị. Vì vậy khi xây dựng một cơ

cấu tổ chức phải xác định các vị trí then chốt với các quyền hạn, trách nhiệm và các thể thức báo cáo phù hợp.

Tại SCB nhận thức về sự cần thiết của việc quản trị rủi ro được thể hiện rất rõ thông qua việc trong tổ chức cơ cấu của Ngân hàng. Ngoài vòng kiểm soát thứ nhất là gồm các đơn vị trực thuộc văn phòng khu vực, các phòng ban hội sở và các đơn vị trực thuộc, SCB đã có một cơ quan riêng biệt chuyên trách về vấn đề quản trị rủi ro tại Ngân hàng đó là Khối quản trị rủi ro và một cơ quan chuyên trách về vấn đề kiểm soát và giám sát các hoạt

Ghi chú:

Thể hiện sự quản lý kiểm soát Thể hiện trách nhiệm báo cáo

Hình 2.2: Mô hình KSNB theo 03 vòng bo v ti SCB HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔĐÔNG BAN KIẾM SOÁT KIỂM TOÁN NỘI BỘ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC ỦY BAN QLRR VĂN PHÒNG KHU VỰC CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO PHÒNG QLRR VẬN HÀNH PHÒNG QLRR THỊ TRƯỜNG PHÒNG QLRR TÍN DỤNG BỘ PHẬN QLRR KHU VỰC CÁC PHÒNG BAN HỘI SỞ VÀ CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 39)