Thống kê mô tả mẫu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ đối với quảng cáo qua mạng xã hội của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 60 - 65)

7. Tổng quan tài liệu

3.1.2. Thống kê mô tả mẫu

- Với câu hỏi “anh/chị sử dụng mạng xã hội nào thường xuyên nhất?” Có 187 người tham gia phỏng vấn thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook nhất, chiếm 77,9%, có 27 người thường xuyên sử dụng Youtube chiếm 11,3%, Zalo là 5,8% còn lại 5% phân bổ cho mạng Instagram và cho

một số mạng xã hội khác. Qua kết quả này cho ta thấy mức độ phổ biến của mạng xã hội Facebook rất lớn.

Hình 3.1. Mạng xã hội thường xuyên sử dụng

- Về thời gian dành cho mạng xã hội tương đối cao, từ 1-3 giờ/ngày chiếm đến 34% số người tham gia trả lời, 0-1 giờ/ngày chiếm 33,3% và thời gian dành cho mạng xã hội từ 3-5 giờ/ngày chiếm 26,3%. Có thể nói đây là thông tin giúp ích cho doanh nghiệp rất nhiều khi đầu tư truyền thông quảng cáo, bởi thời gian mà khách hàng sử dụng mạng xã hội càng nhiều thì thời gian tiếp xúc đối với quảng cáo càng lớn, tạo cơ hội rất lớn cho việc quảng bá sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp đến người tiêu dùng.

Bảng 3.1. Thời gian dành cho mạng xã hội

Số người Tần số Giá trị tần số Tần suất Giá trị >5 giờ/ ngày 14 5.8 5.8 5.8 0-1 giờ/ ngày 80 33.3 33.3 39.2 1-3 giờ/ ngày 83 34.6 34.6 73.8 3-5 giờ/ ngày 63 26.3 26.3 100.0 Tổng số 240 100.0 100.0

- Về thông tin cá nhân của người trả lời được thể hiện trong bảng 3.2 sau:

Bảng 3.2. Tổng hợp thống kê mô tả mẫu

Chỉ tiêu Tần số Tần suất Giới tính Nam 86 35.8 Nữ 154 64.2 Độ tuổi Dưới 18 tuổi 19 7.9

Từ 18 tuổi đến dưới 25 tuổi 53 22.1 Từ 25 tuổi đến dưới 35 tuổi 139 57.9 Từ 35 tuổi đến dưới 40 tuổi 15 6.3

Trên 40 tuổi 14 5.8 Trình độ học vấn Trung cấp – Cao đẳng 39 16.3 Đại học 169 70.4 Trên đại 32 13.3 Thu nhập bình quân/tháng Dưới 5 triệu đồng 96 40.0

Từ 10 triệu đồng đến dưới 20 triệu đồng 47 19.6 Từ 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng 86 35.8

Trên 20 triệu đồng trở lên 11 4.6

+ Giới tính: Trong 240 mẫu phỏng vấn có 154 nữ tham gia chiếm tỷ lệ 64,2%, gần gấp đôi so với nam giới 35,8%. Các con số này cho thấy trong nghiên cứu này có sự chênh lệch giữa nam và nữ khá lớn.

+ Tuổi: Qua số liệu phân tích cho thấy số người sử dụng mạng xã hội ngày nay đa phần là giới trẻ, số người được tham gia phỏng vấn ở độ tuổi từ 25 đến dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ 57,9%; nhóm tuổi từ 18 đến dưới 25 tuổi có

53 người chiếm 22,1% số người được hỏi; có cả nhóm tuổi dưới 18 tuổi chiếm 7,9%; có 5,3% số người tham gia phỏng vấn có độ tuổi từ 35 đến dưới 40 tuổi; còn lại là nhóm tuổi trên 40 chiếm 5,8%.

+ Trình độ học vấn: Đa số người tham gia phỏng vấn có trình độ cao, có 169 người có trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ 70,4%; có 13,3% đáp viên có trình độ trên đại học; còn lại 16,3% có trình độ trung cấp, phổ thông.

+ Về thu nhập bình quân/tháng: Có 96 người tả lời phỏng vấn có mức thu nhập dưới 5 triệu đồng chiếm 40%; Mức thu nhập từ 5 triệu đến dưới 10 triệu đồng chiếm 35,8%; Tiếp theo là mức thu nhập bình quân từ 10 triệu đến dưới 20 triệu có 47 người chiếm tỷ lệ 19,6%; còn lại là mức thu nhập trên 20 triệu đồng chỉ chiếm 4,65 số người trả lời phỏng vấn. Nhìn chung, mức thu nhập bình quân/tháng của đối tượng nghiên cứu đều ở mức trung bình.

-Khi nghiên cứu kết hợp giữa giới tính và thời gian sử dụng mạng xã hội nhằm tìm hiểu sâu hơn mạng xã hội thu hút nam hay nữ có thời gian sử dụng mạng xã hội nhiều hơn. Kết quả cho thấy cả nam và nữ đều dành nhiều thời gian đối với mạng xã hội. Trong khung giờ >5 giời/ngày dành cho mạng xã hội nam giới chiếm hơn 64% người dùng cao hơn nữ giới. Đa số nam giới thường dành 1-3 giờ/ngày để tham gia mạng xã hội. Đối với nữ giới thường dành 0-1 giờ/ngày cho mạng xã hội chiếm 37,6% trong tổng số nữ tham gia phỏng vấn, khung giờ từ 1-3 giờ/ngày cũng có nhiều nữ giới trả lời chiếm tỷ lệ tương đương là 34,4%. Biết được nam hay nữ thường dành thời gian bao lâu để sử dụng mạng xã hội sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ đối tượng tiếp xúc với mạng xã hội mà có thể đưa ra các chương trình quảng cáo phù hợp.

Bảng 3.3. Phân tổ kết hợp giữa giới tính và thời gian anh/chị dành cho mạng xã hội

4. Thời gian anh/chị dành cho mạng xã hội (X):

Tổng cộng >5 giờ/ ngày 0-1 giờ/ ngày 1-3 giờ/ ngày 3-5 giờ/ ngày Giới tính Nam 9 22 30 25 86 Nữ 5 58 53 38 154 Tổng cộng 14 80 83 63 240

-Nghiên cứu về ở độ tuổi nào dành thời gian cho mạng xã hội nhiều nhất, từ bảng kết hợp nghiên cứu giữa thời gian dành cho mạng xã hội và độ tuổi của đối tượng khảo sát cho thấy: Độ tuổi dưới 18 dành thời gian nhiều nhất từ 1-3 giờ/ngày; độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi dành thời gian nhiều nhất cũng từ 1-3 giờ/ngày; Đối với độ tuổi từ 18 đến dưới 25 tuổi dành thời gian cho MXH nhiều nhất từ 3-5 giờ/ngày; Đối với độ tuổi từ 25 đến dưới 35 tuổi thì số người dành thời gian cho mạng xã hội cũng từ 3-5 giờ/ngày chiếm tỷ lệ cao; Với độ tuổi từ 35 đến dưới 40 tuổi thì chỉ dành từ 0-1 giờ/ngày cho MXH và với độ tuổi trên 40 thời gian dành cho MXH từ 1-3 giờ/ngày. Đây là thông tin hữu ích giúp doanh nghiệp hiểu rõ thói quen sử dụng mạng xã hội của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao công tác quảng bá thương hiệu, sản phẩm đến khách hàng.

Bảng 3.4. Phân tổ kết hợp giữa tuổi và thời gian anh/chị dành cho mạng xã hội

4. Thời gian anh/chị dành cho mạng xã hội (X): Tổng cộng >5 giờ/ ngày 0-1 giờ/ ngày 1-3 giờ/ ngày 3-5 giờ/ ngày

TUỔI Dưới 18 tuổi 1 3 9 6 19

Từ 18 tuổi đến dưới 25 tuổi 4 4 12 33 53

Từ 25 tuổi đến dưới 35 tuổi 9 46 35 49 139

Từ 35 tuổi đến dưới 40 tuổi 0 9 4 2 15

Trên 40 tuổi 0 3 8 3 14

Tổng cộng 14 65 68 93 240

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ đối với quảng cáo qua mạng xã hội của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)