7. Tổng quan tài liệu
4.2.1. Đối với nhân tố tính tương tác
Tính tương tác là yếu tố tác động mạnh nhất đến thái độ đối với quảng cáo qua mạng xã hội của người tiêu dùng và là nhân tố có giá trị trung bình ở mức độ tương đối cao (mean = 3,51) tức là tính tương tác càng cao thì thái độ đối với quảng cáo qua mạng xã hội càng tích cực. Nhân tố này có các yếu tố tác động bao gồm: Mua/tiếp cận sản phẩm/dịch vụ dễ dàng (mean=3,51), có thể trao đổi thông tin thường xuyên với mọi người về sản phẩm/dịch vụ (mean = 3,54), giúp biết xu hướng sử dụng/phát triển từ nhiều lĩnh vực khác nhau (mean = 3,61), tạo cơ hôi giao tiếp hai chiều (mean = 3,53), có thể nhấp vào các liên kết và nhận thông tin một cách nhanh chóng (mean = 3,38), như là một kênh tham khảo khi mua hàng (mean = 3,47).
Nhờ có tính tương tác cao mà người tiêu dùng có thể tiếp cận, mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được dễ dàng hơn các quảng cáo qua phương tiện truyền thông khác. Và người tiêu dùng cũng công nhận rằng nhờ có tính tương tác mà quảng cáo qua mạng xã hội tạo cơ hội giao tiếp hai chiều, có thể trao đổi thông tin thường xuyên với mọi người về sản phẩm/dịch vụ, bình luận trao đổi giữa những người dự định mua sản phẩm, hoặc lĩnh hội tham khảo những kinh nghiệm của những người đã sử dụng sản phẩm, hoặc được sự tư vấn hướng dẫn trực tiếp từ phía doanh nghiệp; người tiêu dùng cũng đồng ý rằng khả năng tương tác giúp khách hàng nhận biết xu hướng sử dụng/ phát triển sản phẩm từ nhiều nhiều lĩnh vực khác nhau ngoài ra còn có thể chủ
động nhấp vào các liên kết và nhận thông tin một cách nhanh chóng. Chính những tính năng vượt trội này giúp mạng xã hội trở thành kênh truyền thông lôi cuốn, có tác động tích cực đến thái độ của người tiêu dùng.
Thực tế đúng như những nhận định của khách hàng. Hiện nay chỉ một số ít doanh nghiệp áp dụng các chương trình quảng cáo qua mạng xã hội, còn lại phần lớn doanh nghiệp chưa tham gia nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hộ kinh doanh cá nhân là những người sử dụng nhiều nhất phương tiện quảng cáo qua mạng xã hội với lượng người dùng đông đảo, sức lan tỏa mạnh, chi phí hợp lý phù hợp với khả năng tài chính. Trước đây, với các hình thức quảng cáo qua web, email hoặc qua tin nhắn SMS thì hầu như người tiêu dùng luôn thụ động trong việc nhận thông tin, hoặc nếu người tiêu dùng có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin thì việc truy cập trang web hay gởi lại thư điện tử rồi chờ hồi đáp sẽ mất nhiều thời gian và có khi doanh nghiệp chậm hồi đáp thông tin cho khách hàng, đôi khi đến lúc doanh nghiệp hồi đáp thì nhu cầu người tiêu dùng đã thay đổi hoặc họ chọn sản phẩm thay thế khác. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, thu hút khách hàng tiềm năng.
Với khả năng tương tác cao, quảng cáo qua mạng xã hội chiếm ưu thế hơn hẳn bởi sự tiện lợi của nó. Về phía người tiêu dùng: nhu cầu của khách hàng được thỏa mãn, những thắc mắc của khách hàng được giải đáp kịp thời, những trào lưu, xu hướng mới được khách hàng cập nhập, chia sẻ cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp. Về phía doanh nghiệp: Kết nối với khách hàng, doanh nghiệp có thể nhanh chóng tiếp cận ý kiến phản hồi từ khách hàng để cùng nhau trao đổi, chia sẻ vấn đề cùng họ, thực hiện các cuộc thăm dò hoặc giải đáp các thắc mắc khó khăn của họ, tạo ra một mối quan hệ thân thiện, sự tin tưởng của khách hàng dành cho doanh nghiệp, từ đó hiểu được nhu cầu của khách hàng mà điều chỉnh, cải tiến đồng thời phát triển thêm nhiều sản
phẩm/dịch vụ mới. Cũng nhờ khả năng tương tác mà những sản phẩm/dịch vụ mới của doanh nghiệp được người tiêu dùng đón nhận nhanh chóng, với các công cụ lan truyền trên mạng xã hội thì việc tung ra sản phẩm mới trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Từ đó, hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp được khuyếch trương nhanh chóng. Việc của doanh nghiệp lúc này là tạo niềm tin về sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng, tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, bố trí nhân sự, tài chính để tương tác với khách hàng đúng lúc.