6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Ngoài các nghiên cứu ở nƣớc ngoài có thể kể đến một số các nghiên cứu khác tại Việt Nam về hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp nhƣ:
Bài viết “Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TP. Cần Thơ” của tác giả Nguyễn Quốc Nghị và Mai Văn Nam (2011). Bài viết đƣa ra 6 nhân tố ảnh hƣởng đến HQKD của doaanh nghiệp gồm: Số hình thức hỗ trợ của nhà nƣớc mà doanh nghiệp đã từng đƣợc tiếp nhận, số năm hoạt động của doanh nghiệp, trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp, qui mô doanh nghiệp, mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp, tốc độ tăng doanh thu của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng bên cạnh sự tác động từ môi trƣờng bên trong doanh nghiệp thì mức độ đƣợc nhận hỗ trợ từ phía nhà nƣớc cũng là một nhân tố hết sức quan trọng ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Cần Thơ. Do đó, vấn đề thiết yếu hiện nay chính là làm thế nào để tăng cƣờng khả năng tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Cần Thơ, từ đó đẩy mạnh đƣợc hiệu quả trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhà nƣớc.
Luận văn “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam” của tác giả Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013). Trong luận văn tác giả đã xây dựng mô hình hồi quy và kiểm định các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của 45 công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong 03 năm (2010 – 2012) với biến phụ thuộc là hiệu quả kinh doanh đƣợc đo lƣờng qua chỉ tiêu ROA, biến độc lập gồm: Quy mô của doanh nghiệp, tốc độ tăng trƣởng, quản trị nợ phải thu của khách hàng, đầu tƣ tài sản cố định, cơ cấu vốn, rủi ro kinh doanh, thời gian hoạt động. Qua đó, cho thấy trong mô hình các biến tốc độ tăng trƣởng của doanh thu, kỳ thu tiền bình quân, tỷ trọng tài sản cố định, tỷ lệ nợ, độ lệch chuẩn của dòng tiền có ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của 45 doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực
phẩm tại Việt Nam; các biến quy mô tài sản và thời gian hoạt động không có tác động. Từ đó, tác giả đƣa ra một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói trên.
Luận văn “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty ngành khoáng sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam”” của tác giả Hoàng Thị Thắm (2014). Nghiên cứuđã chỉ ra rằng có 7 nhân tố ảnh hƣởng là : Quy mô doanh nghiệp, cấu trúc tài sản, cấu trúc vốn, tốc độ tăng trƣởng doanh nghiệp, tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, lạm phát và lãi suất có ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành khoáng sản. Từ việc xây dựng mô hình hồi quy bằng phƣơng pháp các ảnh hƣởng ngẫu nhiên và ảnh hƣởng cố định, nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong 7 nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh nêu trên thì có bốn nhân tố là: quy mô doanh nghiệp, tỷ trọng tài sản TSCĐ, lạm phát và tốc độ tăng trƣởng là bốn nhân tố có tác động thuận chiều. Ba nhân tố còn lại là: tỷ suất nợ, tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp và lãi suất có mối quan hệ nghịch chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Luận văn “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam” của tác giả Võ Tuyết Hằng (2015). Kết quả phân tích mô hình hồi quy bằng phƣơng pháp các ảnh hƣởng ngẫu nhiên cho thấy có 4 nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi của tài sản của các doanh nghiệp: Cấu trúc vốn, quy mô, tốc độ tăng trƣởng và quản trị nợ phải thu khách hàng. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đƣa ra một số kiến nghị đối với doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Xây dựng. Các đề xuất gồm: xây dựng cấu trúc vốn hợp lý, mở rộng doanh thu, đầu tƣ có hiệu quả tài sản cố định, quản lý tốt công nợ.
Bảng 1.2. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu tại Việt Nam về một số nhân tố ảnh hưởng đến HQKD
Nhân tố ảnh hƣởng Tác giả Kết quả nghiên cứu
Quy mô DN
Nguyễn Quốc Nghị và
Mai Văn Nam +
Nguyễn Lê Thanh Tuyền +
Võ Tuyết Hằng +
Tốc độ tăng trƣởng
Nguyễn Quốc Nghị và
Mai Văn Nam +
Võ Tuyết Hằng +
Cơ cấu tài sản Nguyễn Lê Thanh Tuyền +
Hoàng Thị Thắm +
Cơ cấu vốn Võ Tuyết Hằng -
Hoàng Thị Thắm -
Thời gian hoạt động
Nguyễn Quốc Nghị và
Mai Văn Nam +
Nguyễn Lê Thanh Tuyền K
Lãi suất Hoàng Thị Thắm - Lạm phát K Tốc độ tăng trƣởng GDP K
Trong đó: (+) Cùng chiều; (-) Ngược chiều; (K) Không ảnh hưởng
Tóm lại, HQKD trong DN đƣợc đánh giá thông qua các chỉ tiêu nhƣ: Doanh thu, tài sản, lợi nhuận. Do đó, khi xem xét các nhân tố ảnh hƣởng đến HQKD của DN thì các tác giả vẫn trọng tâm nghiên cứu những nội dung này. HQKD là một phạm trù khá phức tạp cho nên số lƣợng nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng kể cả ngoài nƣớc cũng nhƣ trong nƣớc mặc dù khá nhiều song
kết quả mang lại đồng nhất là không nhiều. Vì vậy, trong đề tài này tác giả chọn một số nhân tố then chốt thuộc về chính DN nhƣ: quy mô DN, tốc độ tăng trƣởng, cơ cấu tài sản, cơ cấu vốn và thời gian hoạt động để nghiên cứu. Do đặc thù riêng của ngành DL-KS là ngành dịch vụ nên khi xem xét các nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hƣởng đến HQKD thì tác giả đã loại trừ một số chỉ tiêu nhƣ quản trị hàng tồn kho, quản trị nợ phải thu, tỷ suất chí phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Bên cạnh đó tìm hiểu thêm các nhân tố tác động đến HQKD ở bên ngoài DN nhƣ lãi suất, lạm phát và tốc độ tăng trƣởng GDP.