Kiểm định mô hình

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành du lịch khách sạn niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 61)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

2.3.6. Kiểm định mô hình

Giả thiết:

H0: REM là mô hình thích hợp hơn FEM H1: FEM là mô hình thích hợp hơn REM

Với (Prob>λ2) < α = 0.05 thì giả thiết H0 bị bác bỏ, tức là mô hình FEM phù hợp hơn. Ngƣợc lại, giả thiết H0 đƣợc chấp nhận thì mô hình REM phù hợp hơn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2, tác giả giới thiệu sơ lƣợc về ngành DL-KS Việt Nam, trình bày một số đặc điểm hoạt động của ngành DL-KS và một số nhân tố ảnh hƣởng đến HQKD của ngành.

Bên cạnh đó tác giả đã thiết kế mô hình nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, thống kê một số nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh từ cơ sở lý thuyết của chƣơng 1, từ đó đƣa ra các giả thuyết tƣơng ứng với từng nhân tố.

Giới thiệu về mặt lý thuyết mô hình ảnh hƣởng cố định (FEM) và mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên để xác định sự ảnh hƣởng của các nhân tố đến hiệu quả kinh doanh. Đồng thời đề cập tới quy trình nghiên cứu mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ

CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN 3.1. KẾT QUẢ THỐNG KÊ

3.1.1. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành DL-KS niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

Thực trạng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành DL-KS niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam qua chỉ tiêu tỷ suất sinh lời tài sản trong giai đoạn 2013 – 2015 đƣợc phản ánh qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1. ROA bình quân của các DN ngành DL-KStrong giai đoạn 2013 -2015

(Nguồn: BCTC các DN và tính toán của tác giả)

Bảng 3.1. Đặc trưng của ROA bình quân của các DN nhóm ngành du lịch – khách sạn Giá trị trung bình Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Độ lệch chuẩn mẫu 7,62 % -31,38% 52,69% 13,44%

(Nguồn: BCTC các DN và tính toán của tác giả)

-20 -10 0 10 20 30 40 50 60 A M D A TS BS C BT T CCI CMS CMV CT C DS N FD T H A X H DC H LG H O T KL F MN C O CH PAN PDC PET PNC RIC SGH STT TCT VCM VNC VNG VNS W CS DA H TI E FD I TT H ROA bình quân Series1 Series2

Qua biểu đồ 3.1 và bảng 3.1 đã tổng hợp cho thấy tỷ suất sinh lời tài sản bình quân (ROA) là 7,62 %/năm, với 10 DN vƣợt ngƣỡng bình quân là: BSC, BTT, CMS, DSN, PAN, TCT, VNC, VNS, WCS và FDI, đặc biệt là DN với mã chứng khoán DSN (công ty cổ phần công viên nƣớc Đầm Sen) với ROA đạt bình quân 50,68 %/năm giai đoạn từ 2013 – 2015. Trong mƣời bốn DN còn lại có tỷ suất sinh lời tài sản thấp hơn so với mức trung bình của ngành, thậm chí có tới sáu DN có giá trị âm về chỉ số này nhƣ: FDT (-1,87%), HLG (-2,88%), OCH (-5,08%), PNC (-1,88%), RIC (- 1,56%) và thấp nhất là STT (-16,57%).

Từ kết quả tính toán cho thấy bình quân với một 100 đồng vốn đầu tƣ vào tài sản của các doanh nghiệp ngành DL-KS thì tạo ra 7,62 đồng lợi nhuận trƣớc thuế. Con số này cho thấy mức sinh lời tài sản bình quân của các doanh nghiệp khoáng sản tƣơng đối ổn định trong điều kiện mấy năm gần đây do sự giảm sút kinh tế toàn cầu, môi trƣờng chính trị bị đe dọa... đã gây ra nhiều khó khăn cho ngành này. Thêm vào đó có thể thấy rằng sự chênh lệch về giá trị của chỉ tiêu này giữa các doanh nghiệp trong ngành là khá cao, với độ lệch chuẩn mẫu nghiên cứu là 13,44%. Điều này cũng lí giải vì sao có 10 doanh nghiệp vƣợt mức trung bình, mƣời bốn doanh nghiệp còn lại thấp hơn so với trung bình ngành. Điều này đòi hỏi việc tìm ra các chính sách liên quan phù hợp với đặc điểm riêng của doanh nghiệp thuộc ngành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp là vô cùng quan trọng.

3.1.2. Mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh

a. Nhân tố quy mô doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp có thể đƣợc đánh giá qua nhiều chỉ tiêu khác nhau nhƣ doanh thu, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu. Đề tài chọn chỉ tiêu doanh thu

và tổng tài sản làm chỉ tiêu đo lƣờng quy mô của doanh nghiệp để xem xét mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh và quy mô doanh nghiệp.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của quy mô tổng doanh thu đến HQKD

Tổng doanh thu Số DN Tỷ lệ ROAbq

<300 tỷ 11 32,35% 6,216%

Từ 300 tỷ đến 1000 tỷ 18 52,94% 7,741%

>1000 tỷ 5 14,71% 9,198%

(Nguồn: BCTC các DN và tính toán của tác giả)

Nhận xét: Dựa vào bảng 3.2, ta thấy tổng doanh thu của DN tăng dần kéo theo sự gia tăng của tỷ suất sinh lợi tài sản bình quân, đối với các DN có tổng doanh thu thuần dƣới 300 tỷ đồng có tỷ suất sinh lợi của tài sản bình quân là 6,216%, tiếp theo những DN có tổng doanh thu từ 300 tỷ đến 1000 tỷ có ROA bình quân là 7,741% và cao nhất là các DN có tổng doanh thu trên 1000 tỷ đồng, 9,198%.

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của quy mô tổng tài sản đến HQKD

Tổng tài sản Số DN Tỷ lệ ROAbq

<300 tỷ 15 44,12% 4,297%

Từ 300 tỷ đến 1000 tỷ 12 35,29% 6,194%

>1000 tỷ 7 20,59% 9,261%

(Nguồn: BCTC các DN và tính toán của tác giả)

Tƣơng tự nhƣ khi phân tích ảnh hƣởng của tổng doanh thu đến HQKD, qua bảng 3.3, ta thấy tổng tài sản của DN tăng dần kéo theo sự gia tăng của tỷ suất sinh lợi tài sản bình quân, đối với các DN có tổng tài sản dƣới 300 tỷ đồng có tỷ suất sinh lợi của tài sản bình quân là 4,297%, tiếp theo những DN có tổng tài sản từ 300 tỷ đến 1000 tỷ có ROA bình quân là 6,194% và cao nhất là các DN có tổng tài sản trên 1000 tỷ đồng, 9,261%.

Qua những phân tích trên, có thể đưa ra mối quan hệ giữa HQKD và quy mô là quan hệ tỷ lệ thuận.

b. Nhân tố tốc độ tăng trưởng

Tốc độ tăng trƣởng doanh nghiệp đƣợc thể hiện dƣới chỉ tiêu tốc độ tăng tổng tài sản trong doanh nghiệp.

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng doanh thu đến HQKD

Tốc độ tăng trƣởng DTT Số DN Tỷ lệ ROAbq

<10% 19 55,89% 5,083%

Từ 10 – 30% 11 32,35% 6,401%

>30% 4 11,76% 8,916%

(Nguồn: BCTC các DN và tính toán của tác giả)

Nhận xét: Qua bảng 3.4 có thể nhận thấy rằng theo chiều tăng của tốc độ tăng trƣởng doanh thu, ROA bình quân cũng tăng dần. Nhóm DN có tốc độ tăng trƣởng doanh thu trên 30% (chiếm tỷ lệ 11,76%) có tỷ suất sinh lợi từ tài sản bình quân cao nhất là 8,916%. Nhóm DN có tốc độ tăng trƣởng doanh thu dƣới 10% (chiếm tỷ lệ 55,89%) có ROA bình quân thấp nhất là 5,083%. Nhóm DN có tốc độ tăng trƣởng doanh thu bình quân từ 10 đến 30% (chiếm tỷ lệ 32,35%) có ROA bình quân là 6,401%.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng tài sản đến HQKD

Tốc độ tăng trƣởng TTS Số DN Tỷ lệ ROAbq

<10% 21 61,76% 5,037%

Từ 10 – 30% 10 29,41% 6,703%

>30% 3 8,83% 9,021%

(Nguồn: BCTC các DN và tính toán của tác giả)

Nhận xét: Qua bảng 3.5 có thể nhận thấy rằng theo chiều tăng của tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản, ROA bình quân cũng tăng dần. Nhóm DN có tốc độ tăng trƣởng tài sản trên 30% (chiếm tỷ lệ 8,83%) có tỷ suất sinh lợi từ tài sản bình quân cao nhất là 9,021%. Nhóm DN có tốc độ tăng trƣởng tài sản dƣới 10% (chiếm tỷ lệ 61,76%) có ROA bình quân thấp nhất là 5,037%. Nhóm DN có tốc độ tăng trƣởng tài sản bình quân từ 10 đến 30% (chiếm tỷ lệ 29,41%) có ROA bình quân là 6,703%.

Qua đây, có thể nói rằng tốc độ tăng trưởng của DN và HQKD của DN có mối quan hệ tỷ lệ thuận.

c. Nhân tố cơ cấu tài sản

Chỉ tiêu cơ bản phản ánh cơ cấu tài sản là tỷ trọng giữa TSCĐ trên tổng tài sản hoặc tỷ trọng tài sản dài hạn trên tổng tài sản, nó phản ánh mức độ đầu tƣ của các doanh nghiệp vào TSCĐ, và phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp ngành DL-KS với đặc điểm đòi hỏi cơ sở vật chất tiện nghi, sang trọng, phƣơng tiện đi lại hiện đại, nhanh chóng đi đôi với chất lƣợng dịch vụ là vấn đề cốt lõi vì vậy chỉ tiêu này thƣờng không cao hơn mức bình quân các ngành khác. Tác giả lựa chọn chỉ tiêu tỷ trọng tài sản cố định để nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhân tố cơ cấu tài sản với hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp ngành DL-KS đƣợc thể hiện dƣới bảng 3.6 sau:

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của tỷ trọng tài sản cố định đến HQKD

Tỷ trọng TSCĐ Số DN Tỷ lệ ROAbq

<20% 18 52,94% 6,162%

Từ 20% - 40% 10 29,41% 7,041%

>40% 6 17,65% 5,816%

(Nguồn: BCTC các DN và tính toán của tác giả)

Nhận xét: Bảng 3.6 trình bày ảnh hƣởng tác động của mức đầu tƣ tài sản cố định đến HQKD của DN. Mặc dù các doanh nghiệp đều hoạt động trong ngành DL-KS nhƣng quy mô và lĩnh vực hoạt động khác nhau nên tỷ trọng đầu tƣ vào tài sản cố định cũng có sự chênh lệch đáng kể. Nhóm DN có ROA bình quân cao nhất 7,041% có tỷ trọng tài sản cố định vào khoảng từ 20% đến 40%. Nhóm DN có tỷ trọng tài sản cố định trên 40% (chiếm tỷ lệ 17,65%) có ROA bình quân là 5,816%.

Điều đặc biệt từ bảng số liệu cho thấy đó là tỷ trọng tài sản cố định càng tăng lên thì tỷ suất sinh lời tổng tài sản giảm xuống là điểm trái ngƣợc với các kết quả thực nghiệm trƣớc đây về nhân tố tỷ trọng tài sản cố định tới ROA.

Tuy nhiên, qua đây vẫn chưa thấy được mối quan hệ giữa đầu tư tài sản cố định với HQKD của DN. Mối quan hệ này cần được nghiên cứu kỹ hơn thông qua việc phân tích dữ liệu.

d. Nhân tố cơ cấu vốn

Cơ cấu vốn đƣợc thể hiện thông qua nhiều chỉ tiêu, đề tài lựa chọn chỉ tiêu là tỷ lệ nợ để nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu vốn với hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành DL-KS.

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của tỷ lệ nợ đến HQKD

Tỷ lệ nợ Số DN Tỷ lệ ROAbq

<40% 4 11,76% 10,154%

Từ 40% - 60% 14 41,18% 7,025%

>60% 16 47,06% 4,108%

(Nguồn: BCTC các DN và tính toán của tác giả)

Nhận xét: Qua bảng 3.7 ta có thể nhận thấy các DN thuộc nhóm ngành DL-KS niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam có tỷ lệ nợ khá cao (gần 50% số DN có tỷ lệ nợ trên 60%). Bên cạnh đó, theo chiều tăng dần của tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi của tài sản bình quân cũng giảm dần từ 10,154% đối với những DN có tỷ lệ nợ dƣới 40% xuống còn 7,025% đối với các DN có tỷ lệ nợ từ 40% đến 60% và thấp nhất là các DN có tỷ lệ trên 60% có ROA bình quân là 4,108%.

Nói cách khác, cơ cấu vốn (tỷ lệ nợ) có quan hệ tỷ lệ nghịch với HQKD.

e. Thời gian hoạt động

Thời gian hoạt động của doanh nghiệp đƣợc tính từ lúc doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh cho đến năm nghiên cứu.

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của thời gian hoạt động đến HQKD

Tuổi DN Số DN Tỷ lệ ROAbq

<7 năm 15 44,12% 5,403%

Từ 7 – 10 năm 13 38,23% 5,992%

>10 năm 6 17,65% 8,106%

(Nguồn: BCTC các DN và tính toán của tác giả)

Nhận xét: Qua bảng 3.8 nhận thấy rằng, các DN có thời gian hoạt động trên 10 năm chiếm tỷ lệ 17,65% có tỷ suất sinh lợi từ tài sản bình quân cao nhất là 8,106%. Ngƣợc lại, các DN có thời gian hoạt động dƣới 7 năm có tỷ suất sinh lợi từ tài sản bình quân thấp nhất là 5,403%. Các DN có thời gian hoạt động trung bình từ 7 đến 10 năm có tỷ suất sinh lợi từ tài sản bình quân là 5,992%.

Qua bảng trên, có thể nhận xét rằng thời gian hoạt động của DN có tương quan thuận với HQKD.

3.2. KẾT QUẢ ƢỚC LƢỢNG TỪ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Dựa vào báo cáo tài chính hằng năm đƣợc kiểm toán và công bố trên trang thông tin của sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh và sở giao dịch chứng khoán Hà Nội của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu để thu thập số liệu về tình hình tài chính của 34 doanh nghiệp trong vòng 3 năm (2013 - 2015), tính toán các chỉ tiêu liên quan sau đó sử dụng phần mềm EVIEW để phân tích tƣơng quan và hồi quy, xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố.

3.2.1. Mã hóa biến quan sát

Để thuận tiện cho việc theo dõi các nhân tố trong mô hình, tác giả tiến hành mã hóa các biến. Trong bƣớc này, sau khi kiểm tra dữ liệu các biến doanh thu thuần, tổng tài sản đƣợc biến đổi logarit tự nhiên để đảm bảo tuân theo quy luật phân phối chuẩn.

Bảng 3.9. Mã hóa các biến quan sát

Biến độc lập

Quy mô doanh thu Logarit tự nhiên doanh thu thuần X1 Logarit tự nhiên Tổng tài sản X2 Tốc độ tăng trƣởng Tốc độ tăng trƣởng doanh thu X3 Tốc độ tăng trƣởng tài sản X4

Cơ cấu tài sản Tỷ trọng TSCĐ/TTS X5

Cơ cấu vốn Tỷ lệ nợ/tổng nguồn vốn X6

Thời gian hoạt động Thời gian hoạt động của doanh

thu X7

Lãi suất Lãi suất cho vay X8

Lạm phát Tốc độ tăng trƣởng của chỉ số

giá tiêu dùng (CPI) X9

Tốc độ tăng trƣởng

kinh tế Tốc độ tăng trƣởng GDP X10

Biến phụ thuộc

Tỷ suất sinh lời tài

sản ROA Y

3.2.2. Ma trận hệ số tƣơng quan

Để xác định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình, đề tài sử dụng phân tích hệ số tƣơng quan nhằm đo lƣờng cấu mức độ tƣơng quan giữa các biến độc lập và biến phục thuộc, giữa các biến độc lập với nhau. Hệ số tƣơng quan dƣơng phản ánh mối quan hệ tƣơng quan thuận chiều giữa biến phục thuộc và biến độc lập, ngƣợc lại hệ số tƣơng quan âm phản ánh mối quan hệ tƣơng quan nghịch chiều giữa biến phục thuộc và biến độc lập. Kết quả ma trận hệ số tƣơng quan bằng eview nhƣ sau:

Bảng 3.10. Ma trận hệ số tương quan

(Nguồn: tính toán của tác giả)

Nhận xét: Tất cả các biến độc lập đều có tƣơng quan với biến phụ thuộc nhƣng mức độ tác động khác nhau.

Xét quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập, biến X6 – tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn có quan hệ chặt chẽ nhất với Y – ROA (rY,X6= -0,3588), các biến có tƣơng quan yếu với biến phụ thuộc nhƣ X9 – lạm phát, X10 – tốc độ tăng trƣởng kinh tế (rY,X9 = -0,0145, rY,X10 = -0,0131)

Xét mối quan hệ giữa các biến độc lập, nhận thấy rằng các nhóm biến có mối quan hệ chặt chẽ đều thuộc cùng một nhóm nhân tố nhƣ X1, X2 (rX1,X2 = 0,7327) trong nhân tố quy mô DN và X3, X4 (rX3,X4 = 0,824) trong nhân tố tốc độ tăng trƣởng DN. Để tránh hiện tƣợng đa cộng tuyến trong khi thực hiện hồi quy, ta cần loại bỏ các biến trong cùng một nhân tố.

3.2.3. Xác định biến trong mô hình

Sau khi phân tích tƣơng quan để kiểm định mối quan hệ giữa các biến, để đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến HQKD của DN, đề tài

lựa chọn các biến theo nguyên tắc: mỗi nhân tố chỉ chọn một biến có quan hệ chặt chẽ nhất với biến phụ thuộc.

a. Biến phụ thuộc

Y_ROA = Lợi nhuận trƣớc thuế / Tổng tài sản bình quân

b. Biến độc lập

Để tránh hiện tƣợng đa cộng tuyến trong khi thực hiện hồi quy chúng ta phải loại bỏ biến trong cùng một nhân tố. Nguyên tắc lựa chọn các biến nhƣ sau: Mỗi nhân tố chỉ chọn một biến đại diện có quan hệ chặt chẽ với biến độc lập, nếu hai biến cùng một nhân tố có tƣơng quan lớn với biến độc lập thì chọn biến có quan hệ chặt chẽ hơn tức là giá trị tuyệt đối của r lớn hơn.

- Nhân tố quy mô DN:

Nhân tố này có 2 biến X1 – Logarit tổng doanh thu và X2 – Logarit tổng tài sản đều có mối tƣơng quan cao với các biến phục thuộc đồng thời cũng có hệ số tƣơng quan cao với nhau. Để loại bỏ hiện tƣợng đa cộng tuyến, biến X1- Logarit tổng doanh thu đƣợc lựa chọn để phân tích theo nguyên tắc nêu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành du lịch khách sạn niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)