TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DU LỊCH –KHÁCH SẠN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành du lịch khách sạn niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 36)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DU LỊCH –KHÁCH SẠN

2.1.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động của ngành DL-KS

a. Khái niệm

Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.

Khách sạn là những công trình kiến trúc kiên cố, có nhiều tầng, có nhiều phòng ngủ đƣợc trang bị sẵn các thiết bị đồ đạc tiện nghi, dụng cụ chuyên dùng nhằm mục đích kinh doanh các dịch vụ lƣu trú, phục vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác.

b. Đặc điểm hoạt động

- Đặc điểm của hoạt động kinh doanh du lịch:

Du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.

- Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn:

Sản phẩm ngành khách sạn chỉ có thể sản xuất và tiêu dùng ngày tại chỗ. Trong khách sạn có lƣợng lao động lớn, các khâu trong quá trình phục vụ không đƣợc cơ giới hóa, tự động hóa và đa dạng về thành phần, nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác.

Tóm lại, ngành DL-KS là ngành kinh doanh dịch vụ có những đặc điểm

riêng so với ngành hoạt động sản suất kinh doanh thông thƣờng. Và sự khác nhau cơ bản đó là sản phẩm kinh doanh.

Bảng 2.1. Sự khác nhau giữa sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ

Sản phẩm vật chất Sản phẩm dịch vụ

- Là sản phẩm cụ thể - Là SP vô hình (phi vật chất) - Có sự chuyển giao quyền sở hữu khi

mua - bán

- Không có sự thay đổi quyền sở hữu

- Đƣợc trƣng bày trƣớc khi mua, bán - Thƣờng không đƣợc trƣng bày, hoặc đƣợc trƣng bày nhƣng không có hiệu quả cao trƣớc khi mua,bán - Có thể cất trữ, lƣu kho - Không thể cất trữ hay lƣu kho - Sản phẩm đƣợc tạo ra trƣớc khi tiêu

dùng và ở những không gian khác nhau

- Sản xuất và tiêu dùng đồng thời cả về không gian và thời gian

- Có thể đƣợc bán tiếp theo - Không bán đƣợc tiếp theo - Có thể vận chuyển đƣợc - Không thể vận chuyển đƣợc - Có thể quan hệ gián tiếp với khách

hàng

- Đa số là có quan hệ trực tiếp với khách hàng

- Có thể xuất khẩu đƣợc - Khó xuất khẩu nếu không có sự trợ giúp của chủ thể vật chất

- Khách hàng là thành viên chỉ trong quá trình tiêu dùng

- Khách hàng là thành viên cả trong quá trình sản xuất và tiêu dùng

Cùng với sự phát triển và đa dạng hóa sản phẩm do sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, các kênh phân phối sản phẩm du lịch (sản phảm dịch vụ) ngày một trở nên rộng lớn và hình thành nên nhiều mắt xích.

Hình 2.1. Kênh phân phối sản phẩm Du lịch – Khách sạn

2.1.2. Một số nhân tố ảnh hƣởng và tình hình phát triển của ngành DL-KS DL-KS

a. Một số nhân tố ảnh hưởng đến ngành DL-KS

- Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là điều kiện cần trong phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch có thể do thiên nhiên tạo ra (tài nguyên thiên nhiên) và cũng có thể do con ngƣời tạo ra (tài nguyên nhân văn).

+ Tài nguyên thiên nhiên: Đối với du lịch, điều kiện quan trọng nhất là địa phƣơng phải có địa hình đa dạng với những đặc điểm tự nhiên nhƣ: biển, rừng, sông, hồ, núi,...Bên cạnh đó sự phong phú về thực vật (Nhiều rừng, nhiều hoa,...) tạo ra không khí trong lành, sự yên tĩnh và trật tự cũng nhƣ thu hút du khách đến tìm tòi, nghiên cứu thì động vật phong phú, quý hiếm cũng là đối tƣợng cho săn bắn du lịch và đối tƣợng để nghiên cứu và lập vƣờn bách thú.

Ngƣời cung cấp dịch vụ

Đại lý bán

Đại lý và mô giới Dịch vụ tận nhà theo

hợp đồng Đại lý mua

+ Tài nguyên nhân văn: Các giá trị lịch sử văn hóa là đối tƣợng quan tâm của khách du lịch có hứng thú hiểu biết, mục đích tham quan là để nghiên cứu nhƣ các các trung tâm nghiên cứu, các viện khoa học, thƣ viện, các trung tâm tổ chức các hoạt động văn hoá,...Các phong tục tập quán cổ truyền, các thành tựu về kinh tế của đất nƣớc hay của vùng cũng có sức thu hút đối với khách du lịch.

- Khí hậu (tính thời vụ)

Những nơi có khí hậu điều hoà thƣờng đƣợc khách du lịch ƣa chuộng. Khách du lịch thƣờng tránh những nơi quá lạnh, quá nóng, quá khô, quá ẩm hoặc nhƣng nơi có nhiều gió. Do đó khí hậu là nhân tố quyết định tính thời vụ du lịch, nó tác động lên cả cung và cầu trong hoạt động du lịch. Về mặt cung: Đa số các điểm tham quan du lịch, giải trí đều tập trung số lƣợng lớn vào mùa hè với khí hậu ấm áp nhƣ các điểm du lịch nghỉ biển, nghỉ núi, chữa bệnh. Về mặt cầu: Mùa hè là mùa có lƣợng khách du lịch lớn nhất. Và thông thƣờng con ngƣời chỉ có thể đi du lịch vào thời gian rỗi.

- Môi trường, chính trị, văn hóa

Không khí chính trị hoà bình đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế và xã hội nói chung và quan hệ trao đổi du lịch nói riêng. Nếu không khí chính trị hoà bình thƣờng có sức thu hút đối với khách du lịch quốc tế và nội địa vì họ có cảm giác an toàn, yên ổn và đảm bảo cuộc sống của mình trong chuyến du lịch.

Một đất nƣớc hay có những biến cố về thiên tai, về xã hội (nhƣ đảo chính, cách mạng, sự kỳ thị dân tộc, các loại bệnh dịch,...) sẽ ảnh hƣởng đến sự an toàn của khách cũng nhƣ khó khăn trong việc đi lại, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bị tàn phá,… và vì vậy ảnh hƣởng đến sự phát triển của du lịch.

- Điều kiện kinh tế: công tác tổ chức, cơ sở vật chất, hệ thống kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải

+ Công tác tổ chức: Sự có mặt của bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch; hệ thống các thể chế quản lý, các chính sách và cơ chế quản lý cũng nhƣ các tổ chức và doanh nghiệp chuyên trách về du lịch để thực hiện các hoạt động kinh doanh du lịch.

+ Cơ sở vật chất, hệ thống kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải: đảm bảo thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch về ăn, ở, đi lại,... nhƣ khách sạn, nhà hàng, hệ thống phƣơng tiện vận chuyển, các khu giải trí, cửa hàng, công viên, đƣờng sá, hệ thống cấp thoát nƣớc, mạng lƣới điện,... trong khu vực cơ sở du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác các tài nguyên du lịch, giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch.

b. Tình hình phát triển của ngành DL-KS

- Số lượng đơn vị kinh doanh DL-KS

Bảng 2.2. Số lượng đơn vị kinh doanh du lịch – khách sạn giai đoạn 2011 - 2016 Loại hình Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 DN nhà nƣớc 58 13 9 9 8 7 Trách nhiệm hữu hạn 527 621 731 845 949 1.012 Cổ phần 285 327 371 428 474 475 DN tƣ nhân 5 4 6 8 9 10 Liên doanh 13 15 15 15 15 15 Tổng số 888 980 1.132 1.305 1.456 1.519 (Nguồn: Tổng cục Du lịch)

Hình 2.2. Số lượng đơn vị kinh doanh du lịch – khách sạn giai đoạn 2011 - 2016

Trong giai đoạn từ năm 2011-2016, số lƣợng đơn vị kinh doanh DL-KS ngày càng tăng trong khi các doanh nghiệp lại giảm. Tính đến nay, trên cả nƣớc có trên 1.500 đơn vị kinh doanh DL-KS. Trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn, tiếp theo là các doanh nghiệp cổ phần, còn lại là doanh nghiệp liên doanh và tƣ nhân chiếm tỷ trọng nhỏ.

- Khách du lịch và doanh thu DL-KS

Bảng 2.3. Lượng khách du lịch giai đoạn 2011 - 2016

Lƣợt khách Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Khách quốc tế 5.049.855 6.014.032 6.847.678 7.572.352 7.874.312 7.943.651 Khách nội địa (nghìn lƣợt khách) 38.000 30.000 32.500 35.000 48.500 67.000 (Nguồn: Tổng cục Du lịch) 0 200 400 600 800 1000 1200

DN nhà nước Trách nhiệm hữu hạn

Cổ phần DN tư nhân Liên doanh

Số lượng đơn vị kinh doanh KS-DL

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, tổng số lƣợng khách giai đoạn 2011-2016 ngày càng tăng. Cụ thể năm 2016 đạt: 7.943.651 lƣợt khách quốc tế và 67.000 nghìn lƣợt khách nội địa tăng hơn gấp 2 lần so với năm 2011. Qua đây cũng thể hiện tiềm năng phát triển ngành DL-KS là rất lớn.

Bảng 2.4. Doanh thu kinh doanh du lịch – khách sạn giai đoạn 2011 - 2016

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng doanh thu Nghìn tỷ đồng 96,00 130,00 160,00 200,00 230,00 337,83 Tốc độ tăng trƣởng % 41,2 35,4 23,1 25,00 15,0 46,88 (Nguồn: Tổng cục Du lịch)

Doanh thu dịch vụ lƣu trú, ăn uống năm 2016 đạt 337,83 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,5% và tăng 46,88% so với cùng kỳ, một số tỉnh, thành phố có doanh thu tăng khá: Thanh Hóa tăng 9,9%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 6,9%; Lạng Sơn tăng 5,4%; Hà Nội tăng 4,1%; Quảng Bình tăng 3,8%. Doanh thu du lịch lữ hành đạt 30,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% và tăng 9,5%, trong đó doanh thu du lịch lữ hành của Thanh Hóa tăng 21,4%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 12,7%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 11,1%; Quảng Ninh tăng 11%; Hà Nội tăng 7,4%.

- Phương tiện giao thông tham gia kinh doanh DL-KS

Bảng 2.5. Phương tiện giao thông được khách du lịch quốc tế sử dụng giai đoạn 2013 - 2016 Chỉ tiêu Đơn vị (lƣợt khách) Năm 2013 2014 2015 2016 Khách quốc tế Đƣờng không 5.575.904 5.979.953 6.220.175 6.271.250 Đƣờng biển 285.546 193.261 47.583 169.839 Đƣờng bộ 986.228 1.399.138 1.606.554 1.502.562 (Nguồn: Tổng cục Du lịch)

Trƣớc đây, giao thông vận tải là tiền đề cho sự phát triển du lịch, ngày nay, giao thông vận tải lại càng khẳng định vị trí của nó đối với sự phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế.

Tính chung cả năm 2016, khách quốc tế đến nƣớc ta đạt 7.943.651 lƣợt ngƣời, tăng 0,2% so với năm trƣớc. Khách đến bằng đƣờng hàng không trong năm tăng 0,8% so với năm trƣớc, đƣờng bộ giảm 6,5% chủ yếu do khách từ 03 nƣớc láng giềng giảm: Trung quốc giảm 8,5%, Cam-pu-chia giảm 43,8%, Lào giảm 16,6%. Khách đến bằng đƣờng biển năm nay tăng mạnh với 27,5%.

- Cơ sở lưu trú DL-KS

Bảng 2.6. Số lượng cơ sở lưu trú du lịch giai đoạn 2014 - 2016

Năm Tổng số Khách sạn 5 sao Khách sạn 4 sao Khách sạn 3 sao Số cơ sở Số buồng Số cơ sở Số buồng Số cơ sở Số buồng Số cơ sở Số buồng 2014 598 62.002 64 15.385 159 20.270 375 26.347 2015 640 66.728 72 17.659 187 22.569 381 26.500 2016 747 82.325 91 24.212 215 27.379 447 30.734 (Nguồn: Tổng cục Du lịch)

Trong giai đoạn từ năm 2014-2016, số lƣợng cơ sở lƣu trú du lịch tăng đều qua các năm. Trong đó khách sạn 3 sao chiếm tỷ trọng cao nhất với 447 cơ sở và 30.734 buồng trong năm 2016, tiếp đến là khách sạn 4 sao với 215 cơ sở và 27.379 buồng và khách sạn 5 sao là 24.212 buồng với 91 cơ sở trong năm 2016. Nhìn chung cơ sở vật chất có tăng nhƣng vẫn cần hơn nữa là chất lƣợng dịch vụ ngày càng chuyên nghiệp, sản phẩm du lịch hấp dẫn, mang tính đột phá để thu hút du khách ở lại lâu dài.

- Công tác xúc tiến thị trường, quảng bá DL-KS

Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, công tác xúc tiến du lịch đạt đƣợc những kết quả nổi bật. Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò của ngành du lịch – khách sạn, trong đó có xúc tiến du lịch đã đƣợc củng cố, nâng dần lên và chuyển biến theo hƣớng tích cực. Qui mô và phạm vi hoạt động xúc tiến du lịch –khách sạn đƣợc mở rộng, chất lƣợng đƣợc cải thiện và nâng cao một bƣớc. Đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến du lịch –khach sạn ngày càng trƣởng thành, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng đƣợc nâng cao, có những đóng góp tích cực trong việc tham mƣu cho các cấp đề ra đƣợc những chính sách, chƣơng trình có tính đột phá đối với hoạt động xúc tiến của du lịch – khach sạn, để công tác xúc tiến từng bƣớc đi vào nề nếp và có tính chuyên nghiệp.

Bên cạnh những thành quả, công tác xúc tiến du lịch – khách sạn vẫn còn một số hạn chế. Các hoạt động xúc tiến quảng bá còn thiếu tính chuyên nghiệp và hiệu quả chƣa cao. Kinh phí dành cho xúc tiến du lịch còn nhỏ bé và cơ chế tài chính còn nhiều vƣớng mắc, bất cập, thiếu chính sách ƣu tiên, cơ chế cấp kinh phí hàng năm chƣa linh hoạt để có thể xây dựng và triển khai những kế hoạch xúc tiến du lịch chủ động nhằm ứng phó, hạn chế tác động tiêu cực, bất thƣờng của những biến động trong và ngoài nƣớc đối với lƣợng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của ngành DL-KS

a. Những thuận lợi của ngành DL-KS

- Góp phần làm tăng GDP:

Đóng góp trực tiếp của ngành DL-KS vào GDP Việt Nam năm 2015 là 279.287 tỷ VND (6,6% GDP); tăng 5,2% và đạt 293.772 tỷ VND năm 2016. Đóng góp này chủ yếu đến từ hoạt động kinh tế của các lĩnh vực nhƣ khách sạn, đại lý lữ hành, hàng không và các dịch vụ vận chuyển hành khách khác (trừ dịch vụ vận chuyển hành khách từ nhà đến nơi làm việc); đồng thời cũng bao gồm đóng góp trong lĩnh vực nhà hàng và dịch vụ nghỉ ngơi giải trí phục vụ khách du lịch.

Dự báo đóng góp trực tiếp của DL-KS vào GDP sẽ tăng khoảng 7,2% mỗi năm trong thời gian tới và đạt 587.593 tỷ VND (7,2% GDP) vào năm 2026.

Hình 2.3. Đóng góp trực tiếp của ngành DL-KS vào GDP Việt Nam

Tổng đóng góp của ngành DL-KS vào GDP Việt Nam năm 2015 (bao gồm cả tác động rộng hơn từ đầu tƣ, chuỗi cung ứng và thu nhập phát sinh) là 584.884 tỷ VND trong năm 2015 (13,9% GDP); tăng trƣởng 5,3% và đạt 615.671 tỷ VND (13,7% GDP) năm 2016. Dự báo tổng đóng góp của DL-KS vào GDP sẽ tăng 7,2% mỗi năm trong giai đoạn tới và đạt 1.232.640 tỷ VND vào năm 2026 (15,2% GDP).

Hình 2.4. Tổng đóng góp của ngành DL-KS vào GDP Việt Nam

Theo nguồn tổng cục thống kê, doanh thu dịch vụ lƣu trú, ăn uống năm 2015 ƣớc tính đạt 372,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,5% và tăng 5,2% so với cùng kỳ, một số tỉnh, thành phố có doanh thu tăng khá: Thanh Hóa tăng 9,9%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 6,9%; Lạng Sơn tăng 5,4%; Hà Nội tăng 4,1%; Quảng Bình tăng 3,8%. Doanh thu du lịch lữ hành đạt 30,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% và tăng 9,5%, trong đó doanh thu du lịch lữ hành của Thanh Hóa tăng 21,4%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 12,7%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 11,1%; Quảng Ninh tăng 11%; Hà Nội tăng 7,4%.

- Tăng việc làm

Ngành DL-KS đã tạo ra 2.783.000 việc làm trực tiếp trong năm 2015 (5,2% tổng số việc làm), tăng 0,7% trong năm 2016, đạt 2.802.500 việc làm (5,1% tổng số việc làm). Con số này bao gồm những việc làm trong lĩnh vực khách sạn, đại lý lữ hành, hãng hàng không và các dịch vụ vận chuyển hành khách khác (không tính dịch vụ vận chuyển hành khách từ nhà đến nơi làm việc); đồng thời cũng bao gồm việc làm trong lĩnh vực nhà hàng và dịch vụ nghỉ ngơi giải trí phục vụ khách du lịch.

Đến năm 2026, ngành DL-KS sẽ tạo ra 3.553.000 việc làm trực tiếp, với tốc độ tăng khoảng 2,4% mỗi năm trong vòng 10 năm tới.

Hình 2.5. Đóng góp trực tiếp của ngành DL-KS vào việc làm

Tổng đóng góp của ngành DL-KS vào việc làm (bao gồm cả những tác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành du lịch khách sạn niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 36)