Đối với các doanh nghiệp ngành DL-KS

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành du lịch khách sạn niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 81 - 84)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

3.4.1. Đối với các doanh nghiệp ngành DL-KS

a. Nâng cao tốc độ tăng trưởng doanh thu

Muốn phát triển doanh thu, các doanh nghiệp phải nỗ lực không ngừng tìm kiếm, mở rộng thị trƣờng du lịch, cơ sở vật chất, mở rộng đầu tƣ cơ sở vật chất,nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động du lịch. Các doanh nghiệp cần xác định các yếu tố trọng điểm, mũi nhọn cần ƣu tiên để đầu tƣ và tập trung nguồn lực từ đó góp phần giúp doanh nghiệp giữ vững đƣợc thị trƣờng hiện tại và mở rộng thêm các thị trƣờng, từ đó gia tăng doanh thu. Có nhƣ vậy các doanh nghiệp mới tạo đƣợc cho mình một thƣơng hiệu riêng. Để xây dựng thƣơng hiệu, mỗi doanh nghiệp DL-KS cần có các giải pháp để nâng cao năng lực kinh doanh và phát triển uy tín của mình.

- Đa dạng hoá sản phẩm du lịch

Để nâng cao khả năng cạnh tranh, các quốc gia và các nhà kinh doanh du lịch đƣa ra chính sách đa dạng hoá sản phẩm du lịch, độc đáo hoá sản phẩm du lịch, đa dạng hoá các sản phẩm bổ sung, đƣa các sản phẩm mang bản sắc dân tộc vì vậy thể loại du lịch văn hoá phát triển mạnh.

Các tổ chức lữ hành tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong việc tổ chức bán các sản phẩm du lịch, phát triển loại hình bán các chƣơng trình du lịch đến tận nhà hoặc qua mạng internet. Việc kết hợp đón khách từ nƣớc thứ 3 ngày càng đƣợc khẳng định.

- Tăng cƣờng hoạt động truyền thông

Vai trò của hoạt động tuyên truyền quảng cáo trong hoạt động du lịch ngày càng đƣợc nâng cao nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong kinh doanh du lịch cho các đơn vị, các quốc gia.

- Đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong du lịch

Việc ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào hoạt động du lịch ngày càng tăng, đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch ngày càng đào tạo cơ bản, có kiến thức, hiểu biết rộng, chuyên môn vững vàng và ngoại ngữ thông thạo. Trang thiết bị, phƣơng tiện ở các khâu tác nghiệp ngày càng hiện đại, chuyên môn hoá ngành nghề ngày càng đƣợc thực hiện sâu sắc.

- Đẩy mạnh quá trình khu vực hoá và quốc tế hoá

Các tuyến du lịch đƣợc gắn kết với nhau giữa các nƣớc, sản phẩm du lịch đƣợc quốc tế hoá cao, các tổ chức du lịch khu vực và toàn cầu đƣợc hình thành giúp đỡ các nƣớc thành viên phát triển hoạt động du lịch của mình, việc chuyển giao công nghệ trong hoạt động du lịch diễn ra sôi động. Việc tiếp thu các công nghệ mới trong hoạt động du lịch luôn luôn đƣợc gắn liền với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trƣờng trong các địa phƣơng, các quốc gia, các khu vực trên phạm vi toàn thế giới.

- Hạn chế tính thời vụ trong du lịch

Thông qua các biện pháp kéo dài thời vụ du lịch, hạn chế các tác động bất lợi của tính thời vụ trong du lịch nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh du lịch.

Đảm bảo thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch về ăn, ở, đi lại,... nhƣ khách sạn, nhà hàng, hệ thống phƣơng tiện vận chuyển, các khu giải trí, cửa hàng, công viên, đƣờng sá, hệ thống cấp thoát nƣớc, mạng lƣới điện,... trong khu vực cơ sở du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác các tài nguyên du lịch, giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch.

Ngoài các xu hƣớng trên, để nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động du lịch, các quốc gia, các vùng thực hiện việc giảm tới mức tối thiểu các thủ tục về thị thực, hải quan,… tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham quan, nghỉ ngơi cũng là một xu hƣớng của phát triển du lịch thế giới.

b. Xây dựng cấu trúc vốn hợp lý

Kết quả hồi quy cho thấy tỷ lệ nợ và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có mối quan hệ nghịch chiều. Do đó, để gia tăng hiệu quả kinh doanh của mình, các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành DL-KS cần hạn chế sử dụng nợ để tài trợ cho các hoạt động của mình. Thay vào đó, doanh nghiệp có thể sử dụng các hình thức huy động vốn khác nhƣ:

- Phát hành thêm cổ phiếu: cho nhân viên, cho các cổ đông hiện hữu hoặc phát hành rộng rãi trên thị trƣờng chứng khoán. Ðây là hình thức huy động vốn khá hiệu quả vì doanh nghiệp vừa huy động đƣợc nguồn vốn với số lƣợng lớn mà giá vốn lại cố định trong một thời gian dài. Từ đó doanh nghiệp có thể lập kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hơi, không lo chi phí vốn biến đổi theo thị trƣờng nhƣ vay ngân hàng. Tuy nhiên, để huy động đƣợc nguồn vốn này thành công doanh nghiệp cần chú trọng viêc tạo dựng niềm tin với nhà đầu tƣ, bằng cách: minh bạch trong công tác quản trị doanh nghiệp cũng nhƣ công bố thông tin ra công chúng; chiến lƣợc kinh doanh rõ ràng và dự án khả thi. Ðây là yếu tố quan trọng nhất.

- Huy động vốn từ các quỹ đầu tƣ: Hiện nay ở Việt Nam có khá nhiều quỹ đầu tƣ. Các quỹ đầu tƣ với sức mạnh về tiềm lực tài chính, năng lực chuyên môn trong thu thập và phân tích thông tin sẽ là cầu nối không chỉ giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn thông qua thu mua cổ phiếu mà còn góp phần giảm sự yếu kém trong vấn đề quản trị, bằng cách tƣ vấn chiến lƣợc, cải tiến quy trình sản xuất, kế toán tài chính, giới thiệu nhân sự chuyên nghiệp. Ðiều này cũng là chiến lƣợc để các quỹ đầu tƣ quản lý nguồn vốn, giảm thiểu sự rủi ro và có tiếng nói nhất định trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thu hút đƣợc nguồn vốn từ quỹ đầu tƣ, doanh nghiệp cần phải minh bạch trong báo cáo tài chính, có dự án khả thi, chiến lƣợc kinh doanh hiệu quả và một đội ngũ quản lý có năng lực, chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành du lịch khách sạn niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)