6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của ngành DL-KS
a. Những thuận lợi của ngành DL-KS
- Góp phần làm tăng GDP:
Đóng góp trực tiếp của ngành DL-KS vào GDP Việt Nam năm 2015 là 279.287 tỷ VND (6,6% GDP); tăng 5,2% và đạt 293.772 tỷ VND năm 2016. Đóng góp này chủ yếu đến từ hoạt động kinh tế của các lĩnh vực nhƣ khách sạn, đại lý lữ hành, hàng không và các dịch vụ vận chuyển hành khách khác (trừ dịch vụ vận chuyển hành khách từ nhà đến nơi làm việc); đồng thời cũng bao gồm đóng góp trong lĩnh vực nhà hàng và dịch vụ nghỉ ngơi giải trí phục vụ khách du lịch.
Dự báo đóng góp trực tiếp của DL-KS vào GDP sẽ tăng khoảng 7,2% mỗi năm trong thời gian tới và đạt 587.593 tỷ VND (7,2% GDP) vào năm 2026.
Hình 2.3. Đóng góp trực tiếp của ngành DL-KS vào GDP Việt Nam
Tổng đóng góp của ngành DL-KS vào GDP Việt Nam năm 2015 (bao gồm cả tác động rộng hơn từ đầu tƣ, chuỗi cung ứng và thu nhập phát sinh) là 584.884 tỷ VND trong năm 2015 (13,9% GDP); tăng trƣởng 5,3% và đạt 615.671 tỷ VND (13,7% GDP) năm 2016. Dự báo tổng đóng góp của DL-KS vào GDP sẽ tăng 7,2% mỗi năm trong giai đoạn tới và đạt 1.232.640 tỷ VND vào năm 2026 (15,2% GDP).
Hình 2.4. Tổng đóng góp của ngành DL-KS vào GDP Việt Nam
Theo nguồn tổng cục thống kê, doanh thu dịch vụ lƣu trú, ăn uống năm 2015 ƣớc tính đạt 372,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,5% và tăng 5,2% so với cùng kỳ, một số tỉnh, thành phố có doanh thu tăng khá: Thanh Hóa tăng 9,9%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 6,9%; Lạng Sơn tăng 5,4%; Hà Nội tăng 4,1%; Quảng Bình tăng 3,8%. Doanh thu du lịch lữ hành đạt 30,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% và tăng 9,5%, trong đó doanh thu du lịch lữ hành của Thanh Hóa tăng 21,4%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 12,7%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 11,1%; Quảng Ninh tăng 11%; Hà Nội tăng 7,4%.
- Tăng việc làm
Ngành DL-KS đã tạo ra 2.783.000 việc làm trực tiếp trong năm 2015 (5,2% tổng số việc làm), tăng 0,7% trong năm 2016, đạt 2.802.500 việc làm (5,1% tổng số việc làm). Con số này bao gồm những việc làm trong lĩnh vực khách sạn, đại lý lữ hành, hãng hàng không và các dịch vụ vận chuyển hành khách khác (không tính dịch vụ vận chuyển hành khách từ nhà đến nơi làm việc); đồng thời cũng bao gồm việc làm trong lĩnh vực nhà hàng và dịch vụ nghỉ ngơi giải trí phục vụ khách du lịch.
Đến năm 2026, ngành DL-KS sẽ tạo ra 3.553.000 việc làm trực tiếp, với tốc độ tăng khoảng 2,4% mỗi năm trong vòng 10 năm tới.
Hình 2.5. Đóng góp trực tiếp của ngành DL-KS vào việc làm
Tổng đóng góp của ngành DL-KS vào việc làm (bao gồm cả những tác động đến từ đầu tƣ, chuỗi cung cấp, thu nhập phát sinh) là 6.035.500 việc làm trong năm 2015 (chiếm 11,2% tổng số việc làm); tăng 0,7% trong năm 2016, đạt 6.075.500 việc làm (11,1% tổng số việc làm). Đến năm 2026, dự báo ngành DL-KS sẽ hỗ trợ tạo ra 7.632.000 việc làm (chiếm 12,3% tổng số lao động), tăng trung bình 2,3% mỗi năm trong giai đoạn này.
- Về thị trường khách du lịch:
Tốc độ tăng trƣởng về khách du lịch bình quân hằng năm giai đoạn 2011 – 2016 là 28% (tăng 11% so với kế hoạch đề ra). Theo Tổng cụ Du lịch, năm 2016, số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là 8.943.651 lƣợt, vƣợt 0,9% so với năm 2015 và 57 triệu lƣợt với khách du lịch nội địa, tăng 48,05% so với năm 2014.
- Về phát triển đầu tư xây dựng cơ bản:
Giai đoạn vừa qua kết cấu hạ tầng du lịch đƣợc quan tâm hỗ trợ đầu tƣ của Nhà nƣớc và thu hút đƣợc các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ. Nhiều công trình giao thông, sân bay đƣợc cải tạo và đầu tƣ mới; cơ sở vật chất các khu du lịch đƣợc đầu tƣ nâng cấp từng bƣớc tạo điều kiện mở đƣờng cho hoạt động du lịch. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lƣu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh, chất lƣợng đƣợc nâng lên một bƣớc; nhiều khu du lịch, resorts, khu giải trí, khách sạn cao cấp đạt trình độ quốc tế hình thành.
- Về phát triển nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực du lịch cũng đƣợc đầu tƣ thích đáng, đến nay đã có 11 cao đẳng trung cấp chuyên nghiệp về du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực tiếp quản lý và trên 60 trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp có tham gia đào tạo du lịch. Hệ thống chƣơng trình, giáo trình đào tạo từng bƣớc hoàn thiện nhờ sự đầu tƣ của Nhà nƣớc và hỗ trợ của quốc tế thông qua dự án Luxemboug, dự án EU. Hoạt động thẩm định và chứng nhận kỹ năng nghề đã hình thành thông qua Hội đồng cấp chứng chỉ VTCB. Nhờ vậy, chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc đánh giá bài bản hơn.
- Về phát triển sản phẩm du lịch: Hàng loạt sản phẩm du lịch mới có sức
b. Những khó khăn của ngành DL-KS
- Môi trường, chính trị bị đe dọa
Năm 2014, là năm khá nhạy cảm đối với ngành DL-KS khi tình hình tranh chấp biển Đông diễn ra trên diện rộng và Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan Hải Dƣơng 981 trái phép trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
- Nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp nước ta cũng còn thiếu và yếu.
Trong khi đó, sức ép cạnh tranh giá thành sản phẩm, chất lƣợng nhân lực, dịch vụ và năng lực doanh nghiệp với du lịch các nƣớc trong khu vực ngày càng lớn. Việt Nam luôn luôn phải cạnh tranh với các điểm đến du lịch hàng đầu trong khu vực nhƣ Ma-lai-xi-a, Thái-lan, Xin-ga-po. Đây là những quốc gia đƣợc đầu tƣ nhiều kinh phí, có trình độ chuyên nghiệp cao trong hoạt động du lịch và liên tục đổi mới về sản phẩm, thƣơng hiệu du lịch. Đặc biệt là sau năm 2015 khi các nƣớc ASEAN đồng loạt loại bỏ hàng rào phi thuế quan và thuế suất trong ASEAN chỉ còn từ 0 đến 5%.
- Năng lực cạnh tranh vẫn còn hạn chế
Việc khai thác và phát triển đồng bộ nguồn tài nguyên thiên nhiên, di sản, sản phẩm du lịch chƣa tốt; hệ thống giao thông chƣa đồng bộ, hiện đại; nhận thức xã hội về du lịch chƣa đầy đủ; năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp du lịch còn yếu, môi trƣờng kinh doanh, cơ chế chính sách còn hạn chế. Nhà nƣớc cần đƣa ra nhiều giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch trong thời gian tới. Theo đó, cần xây dựng cơ chế chính sách, tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho hoạt động cạnh tranh, phát huy hiệu quả các nguồn lực cho ngành du lịch phát triển; có những chính sách ƣu đãi, tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi để thu hút các nhà đầu tƣ chiến lƣợc, đặc biệt là ở những địa phƣơng ven biển, vùng núi, hải đảo…; đẩy mạnh phát triển thị trƣờng, sản phẩm và xúc tiến du lịch tại các thị trƣờng quốc tế, mở
văn phòng xúc tiến du lịch tại nƣớc ngoài, xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch trên cơ sở phát huy tối đa nguồn lực thừa hƣởng và nguồn lực sáng tạo; kiện toàn hệ thống quản lý nhà nƣớc về du lịch; nâng cao nhận thức và đầu tƣ nguồn lực trong bảo vệ môi trƣờng; xây dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực du lịch, tiêu chuẩn hóa đào tạo nghề trong du lịch…