Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành du lịch khách sạn niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 33 - 36)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

a. Lãi suất

Lãi suất là giá cả của tín dụng là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi đƣợc ngƣời đi vay trả cho các khoản vay đối với ngƣời cho vay. Lãi suất thấp sẽ giúp cho doanh nghiệp cân nhắc sử dụng nợ nhiều hơn bởi tiết kiệm đƣợc các khoản chi phí sử dụng vốn và lợi ích từ lá chắn thuế mang lại mà doanh nghiệp có thể gia tăng đƣợc lợi nhuận làm tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Ngƣợc lại, lãi suất cao sẽ làm cho chi phí của việc sử dụng vốn nhiều hơn làm gia tăng các khoản chi phí kinh doanh từ đó sụt giảm lợi nhuận trong doanh nghiệp và doanh nghiệp không tận dụng lợi ích từ lá chắn thuế mang lại.

b. Lạm phát

Lạm phát là sự gia tăng trong mức giá chung của nền kinh tế theo thời gian. Tỷ lệ lạm phát thấp hoặc trung bình trong một quốc gia có thể tác động tích cực trên các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lạm phát cao ảnh hƣởng theo xu hƣớng tiêu cực nhiều hơn tới các chủ thể trong nền kinh tế, mà ảnh hƣởng nhiều nhất là tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Nói chung các lý thuyết kinh tế đều cho rằng lạm phát cao tác động làm gia tăng

các khoản chi phí đầu vào, giảm năng suất lao động nếu doanh nghiệp không có các chính sách chế độ làm việc thoả đáng cho nhân viên, nhu cầu tiêu dùng giảm...tác động này làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ khó khăn hơn kéo theo sự giảm sút về mặt lợi nhuận hay lạm phát có mối quan hệ ngƣợc chiều (-) với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

c. Tốc độ tăng trưởng GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là thƣớc đo hiệu quả kinh tế chung của một đất nƣớc, là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng đƣợc sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế là một trong các nhân tố vĩ mô có tác động mạnh mẽ tới hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Một nền kinh tế tăng trƣởng bền vững là môi trƣờng lý tƣởng mà hầu hết doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Nghiên cứu thực nghiệm của Amdemikael Abera (2012) chỉ ra rằng tốc độ tăng trƣởng GDP có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng một trình bày một cách khái quát về hiệu quả kinh doanh và hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá, đo lƣờng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, trong chƣơng này cũng đã trình bày tổng quát một số nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các nghiên cứu này đƣợc thực hiện trên cơ sở những phƣơng pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu khác nhau.

Trên cơ sở về hiệu quả kinh doanh và những kết quả thực nghiệm của một số nghiên cứu liên quan trên thế giới cũng nhƣ trong nƣớc, đề tài tiến hành chọn lọc ra các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh từ kết quả đồng nhất của các nghiên cứu. Các nhân tố này sẽ đƣợc phân tích và chọn lọc để đƣa vào mô hình hồi quy nhằm kiểm nghiệm tác động của chúng đối với thực tiễn hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần ngành DL-KS niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.

CHƢƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành du lịch khách sạn niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)