6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
3.1.2. Mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hƣởng
hƣởng đến hiệu quả kinh doanh
a. Nhân tố quy mô doanh nghiệp
Quy mô doanh nghiệp có thể đƣợc đánh giá qua nhiều chỉ tiêu khác nhau nhƣ doanh thu, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu. Đề tài chọn chỉ tiêu doanh thu
và tổng tài sản làm chỉ tiêu đo lƣờng quy mô của doanh nghiệp để xem xét mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh và quy mô doanh nghiệp.
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của quy mô tổng doanh thu đến HQKD
Tổng doanh thu Số DN Tỷ lệ ROAbq
<300 tỷ 11 32,35% 6,216%
Từ 300 tỷ đến 1000 tỷ 18 52,94% 7,741%
>1000 tỷ 5 14,71% 9,198%
(Nguồn: BCTC các DN và tính toán của tác giả)
Nhận xét: Dựa vào bảng 3.2, ta thấy tổng doanh thu của DN tăng dần kéo theo sự gia tăng của tỷ suất sinh lợi tài sản bình quân, đối với các DN có tổng doanh thu thuần dƣới 300 tỷ đồng có tỷ suất sinh lợi của tài sản bình quân là 6,216%, tiếp theo những DN có tổng doanh thu từ 300 tỷ đến 1000 tỷ có ROA bình quân là 7,741% và cao nhất là các DN có tổng doanh thu trên 1000 tỷ đồng, 9,198%.
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của quy mô tổng tài sản đến HQKD
Tổng tài sản Số DN Tỷ lệ ROAbq
<300 tỷ 15 44,12% 4,297%
Từ 300 tỷ đến 1000 tỷ 12 35,29% 6,194%
>1000 tỷ 7 20,59% 9,261%
(Nguồn: BCTC các DN và tính toán của tác giả)
Tƣơng tự nhƣ khi phân tích ảnh hƣởng của tổng doanh thu đến HQKD, qua bảng 3.3, ta thấy tổng tài sản của DN tăng dần kéo theo sự gia tăng của tỷ suất sinh lợi tài sản bình quân, đối với các DN có tổng tài sản dƣới 300 tỷ đồng có tỷ suất sinh lợi của tài sản bình quân là 4,297%, tiếp theo những DN có tổng tài sản từ 300 tỷ đến 1000 tỷ có ROA bình quân là 6,194% và cao nhất là các DN có tổng tài sản trên 1000 tỷ đồng, 9,261%.
Qua những phân tích trên, có thể đưa ra mối quan hệ giữa HQKD và quy mô là quan hệ tỷ lệ thuận.
b. Nhân tố tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trƣởng doanh nghiệp đƣợc thể hiện dƣới chỉ tiêu tốc độ tăng tổng tài sản trong doanh nghiệp.
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng doanh thu đến HQKD
Tốc độ tăng trƣởng DTT Số DN Tỷ lệ ROAbq
<10% 19 55,89% 5,083%
Từ 10 – 30% 11 32,35% 6,401%
>30% 4 11,76% 8,916%
(Nguồn: BCTC các DN và tính toán của tác giả)
Nhận xét: Qua bảng 3.4 có thể nhận thấy rằng theo chiều tăng của tốc độ tăng trƣởng doanh thu, ROA bình quân cũng tăng dần. Nhóm DN có tốc độ tăng trƣởng doanh thu trên 30% (chiếm tỷ lệ 11,76%) có tỷ suất sinh lợi từ tài sản bình quân cao nhất là 8,916%. Nhóm DN có tốc độ tăng trƣởng doanh thu dƣới 10% (chiếm tỷ lệ 55,89%) có ROA bình quân thấp nhất là 5,083%. Nhóm DN có tốc độ tăng trƣởng doanh thu bình quân từ 10 đến 30% (chiếm tỷ lệ 32,35%) có ROA bình quân là 6,401%.
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng tài sản đến HQKD
Tốc độ tăng trƣởng TTS Số DN Tỷ lệ ROAbq
<10% 21 61,76% 5,037%
Từ 10 – 30% 10 29,41% 6,703%
>30% 3 8,83% 9,021%
(Nguồn: BCTC các DN và tính toán của tác giả)
Nhận xét: Qua bảng 3.5 có thể nhận thấy rằng theo chiều tăng của tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản, ROA bình quân cũng tăng dần. Nhóm DN có tốc độ tăng trƣởng tài sản trên 30% (chiếm tỷ lệ 8,83%) có tỷ suất sinh lợi từ tài sản bình quân cao nhất là 9,021%. Nhóm DN có tốc độ tăng trƣởng tài sản dƣới 10% (chiếm tỷ lệ 61,76%) có ROA bình quân thấp nhất là 5,037%. Nhóm DN có tốc độ tăng trƣởng tài sản bình quân từ 10 đến 30% (chiếm tỷ lệ 29,41%) có ROA bình quân là 6,703%.
Qua đây, có thể nói rằng tốc độ tăng trưởng của DN và HQKD của DN có mối quan hệ tỷ lệ thuận.
c. Nhân tố cơ cấu tài sản
Chỉ tiêu cơ bản phản ánh cơ cấu tài sản là tỷ trọng giữa TSCĐ trên tổng tài sản hoặc tỷ trọng tài sản dài hạn trên tổng tài sản, nó phản ánh mức độ đầu tƣ của các doanh nghiệp vào TSCĐ, và phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp ngành DL-KS với đặc điểm đòi hỏi cơ sở vật chất tiện nghi, sang trọng, phƣơng tiện đi lại hiện đại, nhanh chóng đi đôi với chất lƣợng dịch vụ là vấn đề cốt lõi vì vậy chỉ tiêu này thƣờng không cao hơn mức bình quân các ngành khác. Tác giả lựa chọn chỉ tiêu tỷ trọng tài sản cố định để nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhân tố cơ cấu tài sản với hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp ngành DL-KS đƣợc thể hiện dƣới bảng 3.6 sau:
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của tỷ trọng tài sản cố định đến HQKD
Tỷ trọng TSCĐ Số DN Tỷ lệ ROAbq
<20% 18 52,94% 6,162%
Từ 20% - 40% 10 29,41% 7,041%
>40% 6 17,65% 5,816%
(Nguồn: BCTC các DN và tính toán của tác giả)
Nhận xét: Bảng 3.6 trình bày ảnh hƣởng tác động của mức đầu tƣ tài sản cố định đến HQKD của DN. Mặc dù các doanh nghiệp đều hoạt động trong ngành DL-KS nhƣng quy mô và lĩnh vực hoạt động khác nhau nên tỷ trọng đầu tƣ vào tài sản cố định cũng có sự chênh lệch đáng kể. Nhóm DN có ROA bình quân cao nhất 7,041% có tỷ trọng tài sản cố định vào khoảng từ 20% đến 40%. Nhóm DN có tỷ trọng tài sản cố định trên 40% (chiếm tỷ lệ 17,65%) có ROA bình quân là 5,816%.
Điều đặc biệt từ bảng số liệu cho thấy đó là tỷ trọng tài sản cố định càng tăng lên thì tỷ suất sinh lời tổng tài sản giảm xuống là điểm trái ngƣợc với các kết quả thực nghiệm trƣớc đây về nhân tố tỷ trọng tài sản cố định tới ROA.
Tuy nhiên, qua đây vẫn chưa thấy được mối quan hệ giữa đầu tư tài sản cố định với HQKD của DN. Mối quan hệ này cần được nghiên cứu kỹ hơn thông qua việc phân tích dữ liệu.
d. Nhân tố cơ cấu vốn
Cơ cấu vốn đƣợc thể hiện thông qua nhiều chỉ tiêu, đề tài lựa chọn chỉ tiêu là tỷ lệ nợ để nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu vốn với hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành DL-KS.
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của tỷ lệ nợ đến HQKD
Tỷ lệ nợ Số DN Tỷ lệ ROAbq
<40% 4 11,76% 10,154%
Từ 40% - 60% 14 41,18% 7,025%
>60% 16 47,06% 4,108%
(Nguồn: BCTC các DN và tính toán của tác giả)
Nhận xét: Qua bảng 3.7 ta có thể nhận thấy các DN thuộc nhóm ngành DL-KS niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam có tỷ lệ nợ khá cao (gần 50% số DN có tỷ lệ nợ trên 60%). Bên cạnh đó, theo chiều tăng dần của tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi của tài sản bình quân cũng giảm dần từ 10,154% đối với những DN có tỷ lệ nợ dƣới 40% xuống còn 7,025% đối với các DN có tỷ lệ nợ từ 40% đến 60% và thấp nhất là các DN có tỷ lệ trên 60% có ROA bình quân là 4,108%.
Nói cách khác, cơ cấu vốn (tỷ lệ nợ) có quan hệ tỷ lệ nghịch với HQKD.
e. Thời gian hoạt động
Thời gian hoạt động của doanh nghiệp đƣợc tính từ lúc doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh cho đến năm nghiên cứu.
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của thời gian hoạt động đến HQKD
Tuổi DN Số DN Tỷ lệ ROAbq
<7 năm 15 44,12% 5,403%
Từ 7 – 10 năm 13 38,23% 5,992%
>10 năm 6 17,65% 8,106%
(Nguồn: BCTC các DN và tính toán của tác giả)
Nhận xét: Qua bảng 3.8 nhận thấy rằng, các DN có thời gian hoạt động trên 10 năm chiếm tỷ lệ 17,65% có tỷ suất sinh lợi từ tài sản bình quân cao nhất là 8,106%. Ngƣợc lại, các DN có thời gian hoạt động dƣới 7 năm có tỷ suất sinh lợi từ tài sản bình quân thấp nhất là 5,403%. Các DN có thời gian hoạt động trung bình từ 7 đến 10 năm có tỷ suất sinh lợi từ tài sản bình quân là 5,992%.
Qua bảng trên, có thể nhận xét rằng thời gian hoạt động của DN có tương quan thuận với HQKD.