Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành du lịch khách sạn niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30 - 33)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.3.1. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp

a. Quy mô của doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp có thể đƣợc thể hiện qua nhiều chỉ tiêu khác nhau nhƣ: doanh thu, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu... Theo lý thuyết kinh tế nổi tiếng: “Lợi thế kinh tế nhờ quy mô – Economy of scale” cho rằng: Doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì có cơ hội để tăng trƣởng và kết quả kinh doanh khả quan hơn. Quan điểm này đƣợc sự nhất trí của một số nhà kinh tế học nhƣ: Serrasqueiro và Macas Nunes (2008); Mansfield (1962); Singh và Whittington (1975). Bởi các công ty có quy mô lớn sẽ có nhiều khả năng khai

thác quy mô kinh tế và hƣởng lợi đàm phán tốt hơn đối với khách hàng và nhà cung cấp của công ty. Ngoài ra, công ty phải đối mặt với ít khó khăn trong việc việc tiếp cận nguồn vốn cho đầu tƣ, có một nguồn nhân lực có trình độ lớn hơn, cũng nhƣ đạt đƣợc đa dạng hóa chiến lƣợc nhiều hơn (Yang và Chen 2009).

b. Tốc độ tăng trưởng

Tăng trƣởng là một trong những điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể đạt đƣợc các mục tiêu của mình trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng trƣởng giúp doanh nghiệp tích lũy đƣợc nguồn vốn và cơ sở vật chất để đầu tƣ mở rộng sản xuất, đồng thời giúp doanh nghiệp tạo đƣợc uy tín, tiếng vang tạo điều kiện thu hút vốn đầu tƣ từ trong và ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp cần thiết phải đi kèm với sự hoàn thiện và phát triển về năng lực quản lý và năng lực tài chính, có nhƣ vậy mới mang lại lợi ích và thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

c. Cơ cấu tài sản

Cơ cấu tài sản đƣợc đo lƣờng bằng giá trị tài sản cố định trên tổng tài sản. Việc đầu tƣ và sử dụng tài sản cố định ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhƣ du lịch, khách sạn, nhà hàng… thì việc đầu tƣ cơ sở vật chất, phƣơng tiện vận chuyển nhằm nâng cao số lƣợng và chất lƣợng của sản phẩm, gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Tuy nhiên, do các tài sản cố định là các tài sản có chi phí lớn và các chi phí liên quan đến tài sản cố định nhƣ chi phí sửa chữa định kỳ, nâng cấp, chi phí khấu hao… cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp cần xem xét mức đầu tƣ vào tài sản cố định hợp lý để gia tăng

khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vừa hạn chế rủi ro, giảm thiểu chi phí…

d. Cơ cấu vốn

Theo lý thuyết M&M giả định rằng doanh nghiệp hoạt động trong một môi trƣờng không có thuế và chi phí giao dịch, không có chi phí phá sản và không có thông tin bất cân xứng thì việc doanh nghiệp sử dụng nợ không làm ảnh hƣởng đến giá trị doanh nghiệp. Rõ ràng, lý thuyết này không đƣợc áp dụng vào thực tế vì hiển nhiên không có doanh nghiệp nào có thể hoạt động trong một thị trƣờng nhƣ trên.

Trong trƣờng hợp có thuế thu nhập cho thấy cơ cấu vốn có liên quan đến đến giá trị của doanh nghiệp. Ƣu điểm của việc sử dụng nợ là từ tấm chắn thuế, do chi phí nợ là chi phí đƣợc khấu trừ khỏi phần lợi nhuận trƣớc thuế, trong khi chi phí vốn chủ sở hữu lại là chi phí sau khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó giá trị doanh nghiệp đƣợc tăng lên khi doanh nghiệp sử dụng nợ để tăng vốn.

Tuy nhiên, khi sử dụng nợ luôn đi kèm với chi phí nợ, khiến cho chi phí sản xuất kinh doanh tăng nhanh làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu đầu vào tăng lên là do vốn vay sản xuất nhƣng đầu ra lại giảm sút do sự gia tăng chi phí thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút. Ngoài ra, khi duy trì một tỷ lệ nợ quá cao doanh nghiệp sẽ phải đối diện với rủi ro mất khả năng thanh toán, điều này khiến cho các khách hàng, nhà đầu tƣ, nhà cung cấp lo lắng về việc đầu tƣ, hợp tác cùng doanh nghiệp, từ đó yêu cầu các mức chi phí cao hơn hoặc hạn chế giao dịch với doanh nghiệp làm giảm thu nhập và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Do đó doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu vốn hợp lý với khả năng của mình để đạt đƣợc hiệu quả kinh doanh cao nhất.

e. Thời gian hoạt động

Thông thƣờng các doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong một ngành nghề lĩnh vực kinh doanh sẽ tích lũy đƣợc những kinh nghiệm trong quá trình sản xuất kinh doanh, chuyên môn hóa trong sản xuất, từ đó có thể tiết kiệm đƣợc các chi phí, nguồn lực đầu vào để tối đa hóa kết quả đầu ra.

Ngoài ra, các doanh nghiệp hoạt động lâu dài, đã xây dựng đƣợc hình ảnh với khách hàng và các nhà đầu tƣ, từ đó có thể tiếp cận với các nguồn vốn với chi phí thấp, các cơ hội hợp tác kinh doanh, lao động lành nghề, thị trƣờng tiêu thụ ổn định, ... từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành du lịch khách sạn niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)