7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.4.2. Đo lƣờng các biến độc lập và biến kiểm soát
Biến độc lập
Sở hữu nhà nƣớc SO (State Ownership)đƣợc đo lƣờng bằng số cổ phần có quyền biểu quyết đƣợc sở hữu bởi nhà nƣớc trên tổng số lƣợng cổ phần
× 100% Tỷ suất ROA =
Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bq
× 100% Tỷ suất ROE = Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bq
× 100% Hệ số Q-Tobin = Giá trị thị trường
của công ty ở thời điểm cuối năm tài chính. Sở hữu nhà nƣớc là một phạm trù kinh tế, dùng để chỉ một hình thức sở hữu mà chủ sở hữu là nhà nƣớc và đối tƣợng sở hữu là toàn bộ của cải vật chất thuộc chủ quyền của một quốc gia. Nghiên cứu kỳ vọng chỉ tiêu SO có tác động tiêu cực (-) đến hiệu quả hoạt động.
Sở hữu nƣớc ngoài FO (Foreign Ownership) đƣợc đo lƣờng bằng số cổ phần có quyền biểu quyết đƣợc sở hữu bởi tổ chức cá nhân nƣớc ngoài trên tổng số lƣợng cổ phần của công ty ở thời điểm cuối năm tài chính. Nghiên cứu kỳ vọng mối quan hệ tích cực giữa sở hữu nƣớc ngoài và hiệu quả hoạt động (+).
Biến kiểm soát
Sử dụng phƣơng pháp định lƣợng để tiếp cận các tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của công ty. Theo Demsetz and Lehn (1985); Denis and Denis (1994),... bên cạnh việc xem xét các biến, cần phải xem xét một số biến kiểm soát nhƣ quy mô công ty đƣợc tính theo tài sản, đòn bẩy, thanh khoản của công ty, tuổi của công ty, lợi nhuận biên gộp cũng nhƣ tăng trƣởng của công ty. Các biến này có ảnh hƣởng rất lớn tới hiệu quả hoạt động của công ty cũng nhƣ cấu trúc sở hữu của công ty, lý do khiến những biến này đƣợc đƣa vào danh sách biến kiểm soát là vì các nghiên cứu trƣớc đây quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa quy mô công ty, đòn bẩy, thanh khoản của công ty, tuổi niêm yết, lợi nhuận gộp biên, tăng trƣởng.
Quy mô công ty (size): đƣợc cho là có ảnh hƣởng tới hiệu quả hoạt động của công ty. Có nhiều cách để đo lƣờng quy mô công ty nhƣ đo lƣờng giá trị sổ sách của tài sản, giá trị thị trƣờng của công ty hay doanh thu của công ty. Trong đề tài sẽ sử dụng quy mô công ty thông qua giá trị sổ sách của tài sản và đƣợc đo lƣờng bằng Logarith của tổng tài sản trong công ty vào thời điểm cuối năm. Quy mô doanh nghiệp có ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp là do hiệu ứng lợi thế kinh tế nhờ quy mô, hầu hết các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động và sở hữu tổ chức đều sử dụng biến quy mô công ty đo lƣờng bằng phƣơng pháp này nhƣ nghiên cứu của Trần Minh Trí và Dƣơng Nhƣ Hùng (2011), Phung và Le (2013), Phung và Hoang (2013)... Quy mô công ty đƣợc đo lƣờng qua công thức:
Size = Ln (giá trị sổ sách của tổng tài sản)
Quy mô công ty đƣợc cho là có mối tƣơng quan ngƣợc chiều với hiệu quả hoạt động công ty. Theo đó công ty càng lớn thì càng có xu hƣớng đa dạng hoá trong đầu tƣ để giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên thì rủi ro thấp cũng đồng nghĩa với lợi nhuận đem lại không cao. Do đó nghiên cứu cho rằng quy mô công ty tƣơng quan nghịch với hiệu quả hoạt động (-).
Hệ số nợ (lev): thể hiện cấu trúc vốn của công ty, cho biết công ty sử dụng bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản đƣợc tài trợ bởi nợ vay và phần còn lại là do vốn chủ sở hữu chiếm lĩnh. Theo Stultz (1988) các công ty có tỷ lệ sở hữu tập trung cao thì có xu thế gia tăng sử dụng đòn bẩy tài chính trong kinh doanh vì các nhà chủ sở hữu không muốn chia sẻ quyền lực khi chọn việc phát hành thêm cổ phần, cho nên để đáp ứng một phần nhu cầu vốn thì các chủ sở hữu chọn việc vay nợ. Và khi đó lợi nhuận của công ty cũng sẽ chịu ảnh hƣởng do chịu áp lực từ lãi vay phải trả của khoản nợ. Theo Trần Minh Trí và Dƣơng Nhƣ Hùng (2011) trong thời gian gần đây thì nền kinh tế Việt Nam gặp khó khăn nên áp lực về lãi vay làm giảm lợi nhuận và do đó hiệu quả hoạt động cũng giảm đi đáng kế. Kết luận tƣơng tự cũng đƣợc tìm thấy trong các công trình của Chen và Chen (2008) hay Phung và Hoang (2013)[37] khi nghiên cứu vấn đề liên quan cơ cấu sở hữu và hiệu quả hoạt động công ty. Vì thế nghiên cứu cũng cho rằng có mối tƣơng quan nghịch giữa tỷ số nợ trên tổng tài sản và hiệu quả hoạt động của công ty (-).
Theo các nguyên lý của Modigliani & Miller thì giá trị của công ty không phụ thuộc vào đòn bẩy. Tuy nhiên, do tác động của lá chắn thuế nên đòn bẩy có tác động đến giá trị công ty, tức là giá trị doanh nghiệp tăng khi đòn bẩy tăng trong các điều kiện bình thƣờng của nền kinh tế và giá trị doanh nghiệp giảm đi trong giai đoạn nền kinh tế khủng hoảng. Các nghiên cứu đã thu đƣợc bằng chứng thực nghiệm cho thấy đòn bẩy có ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tuổi niêm yết (age): là số năm tính từ thời điểm công ty đƣợc niêm yết trên sàn đến năm đang xem xét làm dữ liệu. Nghiên cứu của Cornett và các cộng sự (2007), Phung và Hoang (2013), Nguyễn Thành Duy Phƣơng và Nguyễn Minh Hà (2013) cũng sử dụng những biến này. Tuổi đời công ty tăng lên, tức công ty đã tồn tại lâu thì sẽ có nhiều kinh nghiệm hoạt động cũng nhƣ tên tuổi, khi đó công ty dễ dàng thu hút đƣợc sự chú ý của các nhà đầu tƣ cũng nhƣ thu hút đƣợc các dự án lớn. Điều này cho thấy biến tuổi có tác động tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế kỳ vọng đƣợc đƣa ra là tuổi đời công ty càng cao thì hiệu quả hoạt động cũng càng lớn (+).
Tính thanh khoản (Liquidity): tỷ số này phản ánh khả năng thanh toán của công ty, đƣợc tính bằng tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn. Thanh khoản của công ty đƣợc cho là có mối liên hệ nghịch với hiệu quả hoạt động của nó vì thanh khoản cao cũng là dấu hiệu của việc sử dụng không hiệu quả tiền mặt tại công ty (Agrawal, A. & Knoeber C(1996)).
Lợi nhuận gộp biên (gross Profit margin): Biến này đƣợc tính bằng lợi nhuận gộp chia cho doanh thu, thƣờng đƣợc xem là có ảnh hƣởng tích cực đến giá trị của công ty. Claessens et al.(1999) đã đƣa ra bằng chứng thực
nghiệm về mối liên hệ giữa lợi nhuận gộp biên và hiệu quả hoạt động của các công ty.
Tăng trưởng (Growth): Có nhiều cách tính khác nhau cho biến kiểm soát này, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, biến tăng trƣởng đƣợc tính bằng tốc độ gia tăng về tổng tài sản giữa hai năm liên tiếp. Tăng trƣởng của công ty đƣợc xem là có ảnh hƣởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của công ty vì năng lực sản xuất đƣợc tăng cƣờng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại chỉ ra kết quả ngƣợc lại (Eklund 2008). Nguyên nhân của vấn đề đƣợc cho là các hoạt động tuy mang lại lợi ích trong dài hạn nhƣng sẽ làm tổn hại đến giá trị của công ty trong ngắn hạn. Ngoài ra, trong nghiên cứu về lý thuyết chi phí đại diện (Agency cost theory), Jensen & Meckling (1976) đã chỉ ra rằng các công ty tăng trƣởng cao có thể đầu tƣ quá đà và dàn trải làm cho chi phí của việc vay nợ tăng, có xu hƣớng sử dụng nợ nhiều. Điều này có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của công ty.