KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 27)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

1.1.1. Khái niệm công ty

Trong khoa học pháp lý, khi nghiên cứu tìm hiểu về công ty, pháp luật các quốc gia trên thế giới đƣa ra không ít khái niệm.

Theo khái niệm của Pháp “công ty là một hợp đồng thông qua đó hai hay nhiều ngƣời thỏa thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của mình vào một hoạt động chung nhằm chia lợi nhuận thu đƣợc qua hoạt động đó”.

Theo luật của bang Georgia–Mỹ “một công ty là một pháp nhân đƣợc tạo ra bởi luật định nhằm một mục đích chung nào đó nhƣng có thời hạn về thời gian tồn tại, về quyền hạn, về nghĩa vụ và các hoạt động đƣợc ấn định trong điều lệ”.

Theo luật của bang Lousiana – Mỹ “một công ty là một thực thể đƣợc tạo ra bởi luật định bao gồm một hoặc nhiều cá thể dƣới một tên chung. Những thành viên có thể kế nghiệp lẫn nhau, vì thế công ty là một khối thống nhất. Tuy nhiên sự thay đổi của những các thể trong công ty cho một mục đích cụ thể nào đó đƣợc xem xét nhƣ một con ngƣời cụ thể”.

Qua một số khái niệm trên ta thấy chúng có những nét tƣơng đồng, bên cạnh đó cũng có những điểm khác nhau. Nhƣng tổng hợp chung lại có khái niệm tổng quát nhƣ sau: “Công ty là sự liên kết của hai hay nhiều ngƣời (cá nhân hay pháp nhân) bằng một sự kiện pháp lí trong đó các bên thoả thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của họ nhằm tiến hành các hoạt động để đạt mục tiêu chung”.

Theo Luật Doanh nghiệp của Việt Nam, các loại hình công ty phổ biến nhất bao gồm:

Công ty trách nhiệm hữu hạn: với số thành viên thấp nhất là 2 ngƣời và cao nhất là 50 ngƣời, không đƣợc quyền phát hành cổ phiếu.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: là doanh nghiệp do 1 tổ chức hay cá nhân làm chủ sở hữu, không đƣợc quyền phát hành cổ phiếu.

Công ty cổ phần: số thành viên ít nhất là 3 ngƣời, cao nhất không giới hạn, đƣợc quyền phát hành cổ phiếu.

Công ty hợp danh: có ít nhất 2 thành viên, buộc phải là cá nhân, không đƣợc quyền phát hành cổ phiếu.

Doanh nghiệp tư nhân: do một cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản, mỗi cá nhân chỉ đƣợc lập duy nhất một doanh nghiệp tƣ nhân.

Nhóm công ty: là một tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trƣờng và các dịch vụ kinh doanh khác. Nhóm công ty bao gồm các hình thức sau đây:

Công ty mẹ - công ty con. Tập đoàn kinh tế.

Doanh nghiệp nhà nƣớc (quốc doanh) Các hình thức khác.

1.1.2. Hoạt động của công ty

Hoạt động của công ty là việc công ty thực hiện các hoạt động, các nhiệm vụ để cung cấp sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ tới khách hàng và thu đƣợc các giá trị gia tăng từ các tài sản mà công ty sở hữu hay còn gọi là lợi nhuận. Hoạt động của công ty bao gồm 3 nguyên tắc cơ bản bao gồm: (1) Tạo ra thu nhập, (2) Tăng giá trị của các tài sản kinh doanh; (3) Bảo đảm thu nhập và giá trị của công ty. Ba nguyên tắc này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó việc tạo thu nhập là nguyên tắc đơn giản nhất và công ty hoạt động phải đảm bảo nguồn đầu vào cho công ty cũng nhƣ việc cung cấp hàng hóa và

dịch vụ cho khách hàng, nhằm tạo ra nhiều doanh thu, đồng thời có chi phí thấp hơn so với số tiền thu về nói cách khác là công ty phải tạo ra lợi nhuận.

Trong nguyên tắc thứ 2, bên cạnh việc tạo ra lợi nhuận, công ty cần đảm bảo việc tái đầu tƣ vào sản xuất để tiếp tục tạo khả năng sinh lời cho tài sản, tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho tài sản kinh doanh.

Nguyên tắc cuối cùng là một trong những nguyên tắc quan trọng để đảm bảo duy trì và phát triển bền vững cho công ty. Việc công ty tồn tại đƣợc hay không phụ thuộc vào mong muốn hay nhu cầu của khách hàng đối với hàng hóa và dịch vụ, khả năng của khách hàng để thanh toán hàng hóa và dịch vụ, tính độc đáo và khả năng cạnh tranh của mô hình kinh doanh, sự kiểm soát về chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động sản xuất... Một doanh nghiệp có thể thu đƣợc lợi nhuận ban đầu nhƣng nếu không thể chứng minh khả năng duy trì hoạt động thì không thể đƣợc coi là một doanh nghiệp phát triển bền vững, đáng tin cậy đối với khách hàng.

Hoạt động sản xuất thông qua các quy trình khác nhau có sử dụng các phƣơng pháp và công nghệ khác nhau sẽ tạo ra các sản phẩm và dịch vụ với các giá trị sử dụng khác nhau cho phép thỏa mãn nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Đây chính là hoạt động tạo ra nguồn gốc của giá trị, của cải vật chất cho xã hội, thu nhập cho doanh nghiệp và ngƣời lao động.

Mỗi hoạt động sản xuất khác nhau đều có những đặc trƣng riêng. Những đặc trƣng này có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức sản xuất cho doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Dựa theo một hoặc một số các đặc trƣng để phân loại hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Dƣới đây là một số cách phân loại tiêu biểu:

- Phân loại theo cách thức tổ chức sản xuất ta chia hoạt động sản xuất làm 3 loại: Sản xuất liên tục, sản xuất gián đoạn và sản xuất theo dự án.

- Phân loại theo mối quan hệ với khách hàng, hoạt động sản xuất cũng đƣợc phân làm 3 loại: Sản xuất để dự trữ, sản xuất theo yêu cầu (theo đơn đặt hàng) và hình thức hỗn hợp kết hợp 2 hình thức trên.

1.1.3. Khái quát về hiệu quả hoạt động của công ty

a. Khái niệm

Hiệu quả của bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng đều thể hiện mối quan hệ giữa “kết quả sản xuất và chi phí bỏ ra”. Hiệu quả hoạt động là đại lƣợng so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt đƣợc.

Hiệu quả kinh doanh =

Kết quả đầu ra Chi phí đầu vào

 Về mặt định lượng: Hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh tế xã hội biểu hiện ở mối tƣơng quan giữa kết quả thu đƣợc và chi phí bỏ ra. Ngƣời ta chỉ thu đƣợc hiệu quả khi kết quả đầu ra lớn hơn chi phí đầu vào. Chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả càng cao

 Về mặt định tính: Hiệu quả kinh tế cao biểu hiện sự cố gắng nỗ lực, trình độ quản lý của mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống công nghiệp, sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị - xã hội.

Khái niệm hoạt động có thể đƣợc hiểu ở rất nhiều nghĩa và khía cạnh, có thể tổng hợp hiệu quả hoạt động là một trong những nội dung sau:

- Hiệu quả hoạt động là thành công;

- Hiệu quả hoạt động là kết quả của một hành động/hoạt động;

- Hiệu quả hoạt động phản ánh khả năng cạnh tranh của một công ty trong việc đạt đƣợc hiệu quả trong việc duy trì sự tồn tại trên thị trƣờng;

- Hiệu quả hoạt động là kết quả của quá trình tổ chức, điều khiển và thực hiện các hoạt động theo những yêu cầu nhất định của công việc.

- Hiệu quả hoạt động của công ty là thuật ngữ dùng để mô tả việc tổ chức, điều khiển và thực hiện các hoạt động của công ty theo những yêu cầu nhất định sao cho các nguồn lực của công ty (nhân lực và vật lực) có thể phát huy một cách tối đa vai trò và công suất của nó. Đó là thƣớc đo cụ thể cho hiệu năng quản trị điều hành của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động của công ty là phải đạt đƣợc sự cân bằng của 4 yếu tố: hiệu quả của quá trình sản xuất, thỏa mãn các cổ đông, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu khách hàng và tăng trƣởng của công ty và cuối cùng là năng lực phát triển, cải cách, tận dụng cơ hội.

b. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty

Việc sử dụng các chỉ tiêu tài chính là rất cần thiết trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động công ty. Hiện nay có rất nhiều cách tiếp cận về đánh giá hoạt động của công ty, phần lớn các nghiên cứu về tác động cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của công ty nhƣ Monsen (1968), Palmer (1973), Boudreaux (1973), Sorenson (1974), Steer và Cable (1978), Bothvvell (1980), Thomsen và Pedersen (1996), Short và Keasey (1999) đều cho rằng để đánh giá hiệu quả hoạt động nên sử dụng các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời nhƣ ROA, ROE. Trong khi đó, Sorenson (1977), Stano (1976), Chen, Hexter and Hu (1993), Cho (1998), Curcio (1994), Mehran (1995), Morck, Shleifer and Vishny (1988)[46],... lại cho rằng nên sử dụng chỉ số Q-Tobin, bởi vì chỉ số này phản ánh giá trị thị trƣờng của cổ phiếu và phản ánh đánh giá của thị trƣờng đối với hiệu quả hoạt động của công ty. Do vậy, trong các nghiên cứu để đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của công ty, Demsetz và Lehn (1985), McConnell and Servaes (1990), Denis và Denis (1994) cho rằng nên sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu nhƣ ROA, ROE và Q-Tobin.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

ROA = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bq

ROA là tỷ số cung cấp cho nhà đầu tƣ thông tin về các khoản lợi nhuận sau thuế đƣợc tạo ra từ lƣợng vốn đầu tƣ, tức là cứ 1 đồng đầu tƣ vào tổng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tài sản của một công ty đƣợc hình thành từ nợ và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn này đƣợc sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. ROA càng cao càng tốt vì cho thấy công ty đang kiếm đƣợc nhiều lợi nhuận từ tổng tài sản.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay còn gọi là doanh lợi vốn chủ sở hữu là tỷ số đo lƣờng mức lợi nhuận trên vốn đầu tƣ của các CSH.

ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bq

Chỉ số này là thƣớc đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số này thƣờng đƣợc các nhà đầu tƣ phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trƣờng, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Hầu hết các cổ đông hoặc các nhà đầu tƣ rất quan tâm đến tỷ số này bởi nó gắn với lợi nhuận mà họ có thể nhận đƣợc. Nếu tỷ số ROE cao thì sẽ cho thấy hiệu quả sinh lời của công ty là tốt bởi vốn chủ sở hữu bỏ ra đã tạo ra đƣợc mức lợi nhuận sau thuế tốt.

Hệ số Q-Tobin

Q-Tobin = Giá trị thị trƣờng

Giá trị sổ sách

Đối với các công ty niêm yết, hệ số Q-Tobin rất thông dụng nhƣ là công cụ đánh giá tốt về hiệu quả tài chính công ty; trong đó hệ số Q- Tobin đƣợc tính là giá trị thị trƣờng của vốn chủ sở hữu cộng với giá trị sổ sách các khoản nợ phải trả so với giá trị sổ sách của tổng tài sản.

Trong các tỷ số trên, các tỷ số ROA và ROE là những chỉ báo hiệu quả cho kết quả sản xuất kinh doanh và phản ánh khả năng lợi nhuận mà công ty đã đạt đƣợc trong các kỳ kế toán đã qua. Hai chỉ tiêu này là cách nhìn về quá khứ hoặc đánh giá khả năng lợi nhuận ngắn hạn của công ty (Hu & Izumida 2008). Trong khi đó, hệ số Q-Tobin có thể cho biết hiệu quả tƣơng lai của công ty bởi chúng phản ánh đƣợc đánh giá của thị trƣờng cả về tiềm năng lợi nhuận của công ty trong tƣơng lai (phản ánh vào giá thị trƣờng của cổ phiếu). Điều này hoàn toàn phù hợp với ý nghĩa của các phƣơng pháp định giá cổ phiếu sử dụng dòng tiền tƣơng lai chiết khấu về hiện tại theo một mức rủi ro xác định. Đó cũng là lý do tại sao Tian & Estrin (2008) cho rằng định giá trên thị trƣờng luôn dựa trên những dòng tiền tƣơng lai và rủi ro kỳ vọng đi kèm.

Tóm lại, hiệu quả hoạt động của các công ty có thể đƣợc đánh giá thông qua các tỷ số trên kết hợp lại. Mặc dù có thể có các cách tính khác nhau, chủ yếu do cách xác định lợi nhuận trong tính toán hệ số, sự kết hợp của hai tỷ số này có thể đƣa ra cho nhà quản lý, lãnh đạo công ty, cổ đông và thị trƣờng những đánh giá bao quát về hiệu quả hoạt động trong quá khứ cũng nhƣ tiềm năng lợi nhuận và tăng trƣởng tƣơng lai của công ty.

1.2. CÁC LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU 1.2.1. Lý thuyết đại diện (Agency Theory) 1.2.1. Lý thuyết đại diện (Agency Theory)

Trong công ty cổ phần có sự phân tách giữa quyền sở hữu và quản lý công ty, điều này là cần thiết vì nhiều lý do. Thứ nhất các công ty lớn thƣờng có rất nhiều cổ đông và do đó không thể nào thoả mãn việc tất cả cổ đông cùng tham gia quản lý. Mặc khác việc điều hành đòi hỏi những kỹ năng phẩm chất mà không phải nhà đầu tƣ nào cũng có đuợc. Cho nên cần thiết để những ngƣời có vốn nhƣng không có năng lực quản lý thuê những chuyên gia đủ năng lực điều hành công ty. Những chuyên gia này sẽ thay mặt cho những cổ đông điều hành và quản lý công ty. Từ đó nảy sinh ra quan hệ giữa nguời chủ

sở hữu và ngƣời quản lý. Khi ngƣời chủ thuê những ngƣời quản lý, ngƣời chủ sẽ mong muốn ngƣời quản lý đem đến lợi nhuận tối đa cho họ, gia tăng giá trị công ty, gia tăng cổ tức... Ngƣời điều hành đƣợc thuê sẽ đƣợc ra quyết định và thực hiện các hoạt động đem lại lợi ích cho cổ đông. Tuy nhiên ngƣời điều hành cũng sẽ có những lợi ích cá nhân riêng biệt và có những thông tin gần với tình hình hoạt động của công ty nhất để từ đó họ có thể đƣa ra những quyết định đem lại lợi nhuận cho bản thân họ hoặc cho những ngƣời có liên quan với họ hơn là cho tất cả chủ sở hữu công ty.

Lý thuyết đại diện đƣợc đƣa ra bởi Jensen và Meckling (1976)[25]

. Lý thuyết về đại diện cho rằng chi phí đại diện sẽ tăng lên khi có sự phân tách giữa ngƣời chủ sở hữu và ngƣời quản lý công ty. Ngƣời chủ sở hữu sẽ mong muốn tối đa hóa lợi ích của mình thông qua việc tăng giá trị công ty, còn lợi ích của nhà quản lý thƣờng gắn với mức thu nhập có đƣợc. Nếu cả hai bên trong mối quan hệ này (Cổ đông và ngƣời quản lý công ty) đều muốn tối đa hoá lợi ích của mình, thì có cơ sở để tin rằng ngƣời quản lý công ty sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho ngƣời chủ, tức các cổ đông và công ty. Với vị trí của mình, ngƣời quản lý công ty đƣợc cho là luôn có xu hƣớng tƣ lợi và không đủ siêng năng, cần mẫn, và có thể tìm kiếm các lợi ích cá nhân cho mình hay ngƣời thứ ba của mình chứ không phải cho công ty.

Theo Jensen và Meckling (1976) chính mâu thuẫn này dẫn đến phát sinh chi phí đại diện. Theo đó chi phí đại diện là những chi phí bao gồm chi phí giám sát, chi phí ràng buộc tăng thêm và mất mát phụ trội. Với đặc thù sở hữu nhà nƣớc tại các quốc gia có sự can thiệp lớn của nhà nƣớc vào các hoạt động kinh tế, sở hữu nhà nƣớc có tác động ngƣợc chiều đến hiệu quả hoạt động của công ty khi ngƣời đại diện cho phần vốn góp của nhà nƣớc trong công ty lại không thật sự là cổ đông của công ty. Lý thuyết ngƣời đại diện và các chi phí đại diện phát sinh do các cổ đông nhà nƣớc là các cá nhân đại diện, cổ đông

đại diện có thể hoạt động không vì mục tiêu hiệu quả và lợi ích của công ty

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)