Tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của công ty

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 40 - 44)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.3. Tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của công ty

tiêu Q - Tobin đã tăng cho tới khi tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài đạt đến khoảng 40% - 45% và sau đó giảm. Hơn nữa, tại Nhật Bản, tỷ lệ tăng lên của sở hữu nƣớc ngoài tại mức độ cao (từ 10% đến 40%) thƣờng đi kèm với sự tăng lên về mức độ đầu tƣ cho nghiên cứu. Điều này gợi ý rằng các nhà đầu tƣ tổ chức nƣớc ngoài tại Nhật Bản có lo lắng đến khả năng sinh tồn và phát triển doanh nghiệp trong dài hạn, trái nguợc hoàn toàn với quan niệm rằng các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ là những nhà đầu tƣ ngắn hạn.

1.3.3. Tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của công ty công ty

a. Tác động tích cực

Tổng hợp các nghiên cứu ở các nƣớc trên thế giới về tác động cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của công ty cho thấy nhóm sở hữu nƣớc ngoài có ƣu thế nhất trong các sở hữu của công ty đối với sự gia tăng giá trị của công ty. Đặc biệt ở các nƣớc chuyển đổi hay thị trƣờng mới nổi, nhóm sở hữu nƣớc ngoài có ƣu thế hơn cả. Giải thích cho vấn đề này, Stijn Claessens và Simeon Djankov (1999) ở Czech, Oskar Kowalewski và các đồng nghiệp (2013) ở Ba lan,... đều cho rằng các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có kinh nghiệm trên thị trƣờng tài chính cũng nhƣ điều hành công ty. Ở các nƣớc mới nổi hay ở các nƣớc đang phát triển, kinh nghiệm quản lý và điều hành công ty còn đang hạn chế, do vậy với kinh nghiệm của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, hiệu quả hoạt động của các công ty sẽ đƣợc tăng lên nhiều. Đầu tƣ nƣớc ngoài đã tác động trực tiếp đến việc cân đối ngân sách, cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán thông qua chuyển vốn vào các nƣớc mới nổi và đang phát triển, mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp. Đồng thời, khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã đóng góp đáng kể vào sự gia tăng giá trị nền kinh tế. Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu nhƣ La Porta (1996,1997), Jeremy Grant

và Thomas Kirchmaier (2004),... đều thống nhất rằng cần phải có một hệ thống pháp luật chặt chẽ hay thể chế tốt để đảm bảo quyền lợi của các cổ đông trong công ty, qua đó mới làm gia tăng hiệu quả hoạt động của công ty.

Đối với sở hữu gia đình trong công ty, khi ngƣời chủ đồng thời làm CEO thì hiệu quả hoạt động của các công ty này tăng cao. Lý do là ngƣời chủ đã có kinh nghiệm trong việc tạo dựng thành công công ty, do vậy khi họ kiêm luôn quản lý thì hiệu quả công ty sẽ cao hơn.

Tác động tích cực nhất của nhóm sở hữu tổ chức tới hiệu quả hoạt động của công ty là do cơ chế giám sát tích cực, các cổ đông theo hình thức tổ chức có kinh nghiệm trong thị trƣờng tài chính và quản trị công ty. Do vậy, các công ty có nhóm sở hữu tổ chức chiếm phần lớn thƣờng có hiệu quả hoạt động của công ty cao.

Trong khi đó, Stijn Claessens và Simeon Djankov (1999), Chen (2012) đã cho rằng đối với các công ty có sở hữu chi phối (tập trung) sẽ làm gia tăng hiệu quả hoạt động của công ty. Đối với sở hữu Nhà nƣớc, rất nhiều nghiên cứu cho rằng sở hữu Nhà nƣớc chi phối tác động tiêu cực tới hiệu quả hoạt động của công ty. Tuy nhiên, các nghiên cứu của Sun, Tong và Tong ( 2002), Tian và Estrin(2005), Rui(2006),... đã chứng minh rằng sở hữu Nhà nƣớc tại một số nƣớc đang phát triển ảnh hƣởng tích cực tới hiệu quả hoạt động của công ty do lợi thế của các công ty này là đƣợc hỗ trợ nhiều bởi các chính sách từ phía Chính phủ nhƣ thuế, khung pháp lý, lợi thế tiếp cận vốn (do nhiều tổ chức tín dụng tại các nƣớc này có vốn Nhà nƣớc lớn, do vậy việc cho vay sẽ dễ dàng hơn)

b.Tác động tiêu cực

Mặc dù có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các nhóm sở hữu Nhà nƣớc có tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động của công ty, tuy nhiên thực tế cho thấy, rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sở hữu Nhà nƣớc ảnh hƣởng

tiêu cực tới hiệu quả hoạt động của công ty. Một trong những lý do quan trọng đó là chi phí đại diện, nhà quản trị không có động cơ hoặc ít nỗ lực trong việc tạo ra nhiều giá trị cho cổ đông (tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu) đối với các công ty Nhà nƣớc.

Ngoài các nghiên cứu về ảnh hƣởng tiêu cực của sở hữu Nhà nƣớc tới hiệu quả hoạt động của công ty, một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng sở hữu của Ban giám đốc, sở hữu chi phối, ảnh hƣởng tiêu cực đối với hiệu quả hoạt động công ty, lý do có thể liệt kê nhƣ sau:

+ Ảnh hưởng tiêu cực của sở hữu của Ban giám đốc: Tại nhiều công ty, Ban giám đốc chỉ quan tâm tới lợi ích của họ, không quan tâm tới lợi ích của cổ đông khác, do vậy hiệu quả hoạt động của công ty (Q-Tobin) sẽ bị giảm.

+ Ảnh hưởng tiêu cực của sở hữu chi phối hoặc sở hữu của các cổ đông lớn: Maria Maher và Thomas Andersson (1999) đã chỉ ra hình thức sở hữu chi phối cũng có thể ảnh hƣởng tiêu cực tới hoạt động của công ty khi mà các cổ đông chi phối có thể lạm dụng quyền hành để tƣ lợi và đồng thời các nhà quản lý thay vì hƣớng tới tối đa hóa lợi ích cho tất cả các cổ đông thì chỉ tập trung quản trị để tối đa hóa lợi ích cho cổ đông chi phối.

+ Ảnh hưởng tiêu cực của sở hữu của gia đình: Mặc dù Villalonga & Amit (2006) đã chỉ ra rằng sở hữu gia đình chỉ tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động của công ty, trong một số tình huống nhất định nhƣ thành viên sáng lập của công ty cũng đồng thời là CEO của công ty. Tuy nhiên đến đời hậu duệ, sở hữu gia đình ảnh hƣởng tiêu cực tới hiệu quả hoạt động của công ty.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng này, những vấn đề lý luận chủ yếu về tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động công ty đã đƣợc luận giải. Phần đầu tiên của chƣơng là tổng quan về công ty, hoạt động của công ty cũng nhƣ hiệu quả hoạt động của công ty. Phần tiếp theo các vấn đề liên quan tới nhƣ khái niệm, các hình thức sở hữu trong công ty cũng nhƣ các tác động tích cực và tiêu cực của cấu trúc sở hữu của công ty. Phần cuối cùng của chƣơng, các tác động tích cực cũng nhƣ tiêu cực của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của công ty đƣợc trình bày căn cứ vào các nghiên cứu đã đƣợc thực hiện ở nhiều nƣớc trên thế giới.

CHƢƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)