7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.1. Cấu trúc sở hữu
a. Khái niệm
Cấu trúc sở hữu (Ownership Structure) là mối quan hệ tỷ trọng vốn góp đƣợc sở hữu bởi các cổ đông khác nhau. Các cổ đông này có thể là các cổ đông tổ chức (Institutional ownership), thƣờng các tổ chức này là các ngân hàng đầu tƣ, các quỹ đầu tƣ, các công ty đầu tƣ, công ty chứng khoán,... hoặc cổ đông là những nhà đầu tƣ cá nhân; các cổ đông này có thể là nhà nƣớc, có thể là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
Cấu trúc sở hữu có thể đƣợc phân loại dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau nhƣ sau:
Cấu trúc sở hữu tập trung: tập trung đƣợc hiểu là việc một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân liên quan hoặc tổ chức sở hữu phần lớn vốn chủ sở hữu của một công ty và có quyền chi phối các quyết định của công ty. Bởi vậy, cấu trúc tập trung thƣờng đƣợc xem là hệ thống nội bộ. Những cổ đông lớn kiểm soát công ty trực tiếp bằng cách tham gia hội đồng quản trị và ban điều hành, cổ đông lớn có thể không sở hữu vốn toàn bộ nhƣng có quyền biểu quyết đáng kể, nên vẫn có thể đƣợc kiểm soát công ty.
Cấu trúc sở hữu phân tán: phân tán là việc không có cá nhân hoặc nhóm các cá nhân, tổ chức nào sở hữu đa số vốn của công ty và có quyền chi phối công ty. Đối với hình thức cấu trúc này, một công ty có nhiều cổ đông. Mỗi cổ đông sở hữu một số cổ phần công ty, quyền kiểm soát hoạt động công ty do ban giám đốc nắm giữ. Các cổ đông nhỏ ít có động lực để kiểm tra chặt chẽ hoạt động và không muốn tham gia điều hành công ty. Bởi vậy họ đƣợc gọi là ngƣời bên ngoài và cấu trúc phân tán đƣợc gọi là hệ thống bên ngoài.
Theo Nhịp cầu đầu tƣ, cấu trúc sở hữu của 100 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất trên 2 sàn chứng khoán Hà Nội và TP.HCM năm 2010 cho thấy, tỉ lệ nắm giữ cổ phần bình quân của 10 cổ đông lớn nhất trong các công ty là 70% và của 5 cổ đông lớn nhất là 61%. Điều này cho thấy cấu trúc sở hữu của các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam là rất tập trung.
Mỗi hệ thống cấu trúc sở hữu có những điểm thuận lợi và bất lợi cũng nhƣ tiềm ẩn những thách thức về quản trị công ty. Đối với cấu trúc sở hữu tập trung, công ty do những ngƣời bên trong kiểm soát có những điểm thuận lợi đáng chú ý. Những ngƣời này có quyền lực và động lực để kiểm soát công ty chặt chẽ. Nhờ đó, giảm thiểu đƣợc tình trạng sai phạm hay gian dối trong quản trị và điều hành. Hơn nữa, do nắm quyền sở hữu và quyền kiểm soát lớn, những ngƣời này có khuynh hƣớng giữ vốn đầu tƣ trong công ty trong thời gian dài. Vì thế họ sẽ ủng hộ những quyết định giúp tăng cƣờng hiệu quả hoạt động dài hạn hơn là những quyết định mang lại lợi ích ngắn hạn. Tuy nhiên, hệ thống này cũng dẫn công ty đến những thất bại trong quản trị. Chẳng hạn, khi những ngƣời điều hành là các cổ đông lớn hay có quyền biểu quyết lớn, họ có thể dùng quyền của mình để tác động đến quyết định của hội đồng quản trị sao cho có lợi cho mình nhƣng lại không có lợi cho công ty. Một trƣờng hợp phổ biến là các nhà quản lý thuyết phục hội đồng quản trị trả lƣơng và phúc lợi rất cao cho cấp quản lý hoặc phê duyệt việc mua bán yếu tố đầu vào giá cao từ các công ty mà họ có sở hữu hoặc có mối quan hệ. Nghiêm trọng hơn, họ có thể sử dụng những thông tin bí mật để trục lợi nhƣ giao dịch nội gián.
Ngoài phân loại nhƣ trên, cấu trúc sở hữu có thể đƣợc phân loại dựa vào đối tƣợng sở hữu nhƣ sở hữu tƣ nhân, sở hữu nhà nƣớc, sở hữu ngân hàng...
b. Các hình thức sở hữu
Các hình thức sở hữu doanh nghiệp bao gồm:
-Hình thức sở hữu toàn diện có phân định;
-Hình thức sở hữu liên kết có hình thành pháp nhân; -Hình thức sở hữu liên kết không hình thành pháp nhân; -Hình thức sở hữu không liên kết.
Đối với hình thái toàn diện 100% vốn chủ sở hữu, không có sự phân định, các đơn vị đƣợc hình thành theo hình thái sở hữu này phụ thuộc hoàn toàn vào công ty mẹ, tuân thủ hoàn toàn các quyết định của công ty mẹ mà không đƣợc phản kháng.
Cấp độ quản lý giảm dần đối với hình thái sở hữu toàn diện có phân định, về nguyên tắc, trong hình thái sở hữu này, công ty con cũng vẫn phải tuân thủ hoàn toàn các quyết định của công ty mẹ, tuy nhiên cách thức quản lý đối với công ty con là thông qua ngƣời đại diện vốn chủ sở hữu của công ty mẹ.
Đối với hình thái sở hữu liên kết có hình thành pháp nhân, mức độ quản lý và tầm ảnh hƣởng của công ty mẹ đối với công ty con còn phụ thuộc vào lƣợng vốn (cổ phần) chi phối của công ty mẹ tại công ty con.
Nếu nhƣ trong các hình thái sở hữu nêu trên vẫn tồn tại một pháp nhân có cơ cấu tổ chức ổn định mà công ty mẹ nắm giữ vốn hoặc cổ phần chi phối thì trong hình thái sở hữu liên kết không hình thành pháp nhân chỉ đơn thuần là một dự án trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các bên. Do đặc tính ổn định không cao và khoảng thời gian tồn tại nhất định của hình thái sở hữu này, do đó mức độ quản lý của công ty mẹ đối với hình thái này chỉ dựa trên thỏa thuận của các bên về tỷ lệ hợp tác kinh doanh và phân chia lợi nhuận cũng nhƣ trách nhiệm quản lý phụ trách của dự án.
Với hình thái sở hữu không liên kết trong quá trình phân chia lợi nhuận theo phần thì việc quản trị lại càng khác hơn so với các hình thái sở hữu nêu
trên. Từ đặc trƣng này, lựa chọn phuơng pháp quản lý nguồn vốn sở hữu phù hợp để không những tránh thất thoát mà còn tạo lợi nhuận cho công ty[2]
.