Hoạt động của công ty

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 28 - 30)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.2. Hoạt động của công ty

Hoạt động của công ty là việc công ty thực hiện các hoạt động, các nhiệm vụ để cung cấp sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ tới khách hàng và thu đƣợc các giá trị gia tăng từ các tài sản mà công ty sở hữu hay còn gọi là lợi nhuận. Hoạt động của công ty bao gồm 3 nguyên tắc cơ bản bao gồm: (1) Tạo ra thu nhập, (2) Tăng giá trị của các tài sản kinh doanh; (3) Bảo đảm thu nhập và giá trị của công ty. Ba nguyên tắc này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó việc tạo thu nhập là nguyên tắc đơn giản nhất và công ty hoạt động phải đảm bảo nguồn đầu vào cho công ty cũng nhƣ việc cung cấp hàng hóa và

dịch vụ cho khách hàng, nhằm tạo ra nhiều doanh thu, đồng thời có chi phí thấp hơn so với số tiền thu về nói cách khác là công ty phải tạo ra lợi nhuận.

Trong nguyên tắc thứ 2, bên cạnh việc tạo ra lợi nhuận, công ty cần đảm bảo việc tái đầu tƣ vào sản xuất để tiếp tục tạo khả năng sinh lời cho tài sản, tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho tài sản kinh doanh.

Nguyên tắc cuối cùng là một trong những nguyên tắc quan trọng để đảm bảo duy trì và phát triển bền vững cho công ty. Việc công ty tồn tại đƣợc hay không phụ thuộc vào mong muốn hay nhu cầu của khách hàng đối với hàng hóa và dịch vụ, khả năng của khách hàng để thanh toán hàng hóa và dịch vụ, tính độc đáo và khả năng cạnh tranh của mô hình kinh doanh, sự kiểm soát về chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động sản xuất... Một doanh nghiệp có thể thu đƣợc lợi nhuận ban đầu nhƣng nếu không thể chứng minh khả năng duy trì hoạt động thì không thể đƣợc coi là một doanh nghiệp phát triển bền vững, đáng tin cậy đối với khách hàng.

Hoạt động sản xuất thông qua các quy trình khác nhau có sử dụng các phƣơng pháp và công nghệ khác nhau sẽ tạo ra các sản phẩm và dịch vụ với các giá trị sử dụng khác nhau cho phép thỏa mãn nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Đây chính là hoạt động tạo ra nguồn gốc của giá trị, của cải vật chất cho xã hội, thu nhập cho doanh nghiệp và ngƣời lao động.

Mỗi hoạt động sản xuất khác nhau đều có những đặc trƣng riêng. Những đặc trƣng này có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức sản xuất cho doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Dựa theo một hoặc một số các đặc trƣng để phân loại hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Dƣới đây là một số cách phân loại tiêu biểu:

- Phân loại theo cách thức tổ chức sản xuất ta chia hoạt động sản xuất làm 3 loại: Sản xuất liên tục, sản xuất gián đoạn và sản xuất theo dự án.

- Phân loại theo mối quan hệ với khách hàng, hoạt động sản xuất cũng đƣợc phân làm 3 loại: Sản xuất để dự trữ, sản xuất theo yêu cầu (theo đơn đặt hàng) và hình thức hỗn hợp kết hợp 2 hình thức trên.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)