Nhóm các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng vừa thuận

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 27 - 30)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.2. Nhóm các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng vừa thuận

chiều, vừa nghịch chiều của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư

Các nghiên cứu trình bày ở trên cho thấy đòn bẩy có tác động nghịch chiều đến quyết định đầu tư. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các bằng chứng chứng tỏ tồn tại mối quan hệ vừa thuận chiều, vừa nghịch chiều giữa đòn bẩy tài chính và đầu tư của công ty.

Seoungpil Ahn, David J.Denis, Diane K. Denis (2006) trong “Leverage and investment in diversified firms” đã nghiên cứu trên 8674 công ty niêm yết trên American Depository Receipts (ADRs) từ 1982 đến 1997. Để xem xét tác động của công ty có cơ hội tăng trưởng cao so với công ty có cơ hội tăng trưởng thấp, tác giả xem xét sự tương tác của chỉ số Tobin’s Q và đòn bẩy. Nhóm tác giả tiến hành hồi quy và kết quả thực nghiệm đưa ra cho thấy rằng phân khúc có tỉ số Tobin’s Q cao thì tác động của đòn bẩy tài chính lên quyết định đầu tư mạnh hơn so với phân khúc công ty có chỉ số Tobin’s Q thấp. Quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và đầu tư là thuận chiều ở phân khúc công ty có ít cơ hội tăng trưởng hơn và ngược lại, kết quả thu được là mối

22

quan hệ nghịch chiều ở phân khúc công ty có cơ hội tăng trưởng cao.

Franklin John.S & Muthusamy. K (2011) với nghiên cứu “ Impact of Leverage on Firms Investment Decision” thực hiện trên mẫu các công ty dược phẩm ở Ấn Độ từ năm 1998 đến 2009. Tác giả cũng đo lường ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư của công ty dựa trên ba phương pháp hồi quy: Pooling, Random và Fixed Effecct Model với các biến đòn bẩy, doanh thu, dòng tiền, ROA, Tobin’s Q, thanh khoản và lợi nhuận giữ lại. Bài nghiên cứu phân chia mẫu thành ba nhóm công ty dựa trên quy mô vốn: công ty nhỏ, công ty vừa và công ty lớn. Kết quả cho thấy rằng tồn tại mối quan hệ dương đáng kể giữa đòn bẩy tài chính và đầu tư ở các công ty cỡ nhỏ. Trong khi đó, họ lại tìm thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa đòn bẩy tài chính và đầu tư ở các công ty cỡ vừa và mối quan hệ thuận chiều ở các công ty cỡ lớn. Nhìn chung, đa số các bằng chứng thực nghiệm trên thế giới ủng hộ mối quan hệ nghịch chiều giữa đòn bẩy và quyết định đầu tư, công ty càng sử dụng nhiều nợ vay thì ít có khả năng đầu tư vào các cơ hội có giá trị và họ có xu hướng đầu tư dưới mức, làm giảm giá trị của công ty. Hơn nữa, sử dụng đòn bẩy còn được coi như là một cơ chế chống lại việc đầu tư quá mức. Một phát hiện quan trọng trong các nghiên cứu nói trên họ tìm ra sự khác nhau trong mối quan hệ này giữa các công ty có cơ hội tăng trưởng cao và ít cơ hội tăng trưởng. Tuy nhiên, sự khác nhau này còn gây nhiều tranh cãi do hai luồng quan điểm cho rằng tác động nghịch chiều này mạnh hay yếu hơn ở các công ty có cơ hội tăng trưởng cao so với công ty có cơ hội tăng trưởng thấp.

Một số ít các nghiên cứu lại tìm ra mối quan hệ cùng chiêu giữa đòn bẩy tài chính và quyết định đầu tư như Janos Kornai (1980) trong "The soft budget constraint" khi đưa ra thuật ngữ "ràng buộc ngân sách linh hoạt" ( Soft budget constraint). Đây là hiện tượng thường gặp trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, khi các ràng buộc đối với các đơn vị kinh tế trở nên linh hoạt và tình

23

trạng này thường liên quan đến các công ty liên quan tới Nhà nước. Được hưởng những ưu đãi trong quá trình hoạt động nên các công ty này thường không quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn vay để đầu tư, nhất là nợ vay từ các ngân hàng thương mại Nhà nước. Do đó, tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa đòn bẩy tài chính và quyết định đầu tư của công ty.

24

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)