Ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30 - 32)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư

Mô hình nghiên cứu cơ bản dựa trên mô hình của Varouj A. Aivazian và các cộng sự (2005) trong “The impact of leverage on firm investment: Canada evidence” .

25

Bên cạnh việc sử dụng biến LEV đại diện cho đòn bẩy tài chính của công ty, nghiên cứu còn quan tâm đến vai trò của nợ dài hạn trong đòn bẩy tài chính bằng cách sử dụng biến LONGLEV như là một đại diện khác cho tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty trong phương trình hồi quy (2).

I i,t = β0 + β1CFi,t+ β2Qi, t-1+ β3LONGLEVi,t-1 + β4SALEi,t-1 + µi + ɛi,t (2) Trong đó:

I: Đầu tư thuần của công ty i tại thời điểm t CF: Dòng tiền của công ty i tại thời điểm t

Q: Chỉ số Tobin’s Q của công ty i tại thời điểm t-1 SALE: Doanh thu thuần của công ty i tại thời điểm t-1

LEV: Đòn bẩy tài chính (tỷ lệ tổng nợ/tổng tài sản) công ty i tại thời điểm t-1

LONGLEV: Đòn bẩy tài chính (tỷ lệ nợ dài hạn/tổng tài sản) công ty i tại thời điểm t-1

Mô hình (1) và (2) được xây dựng với mục đích chính là xem xét mối quan hệ giữa đòn bẩy và quyết định đầu tư, cụ thể là lượng đầu tư của công ty trong năm nên biến giải thích đầu tiên được đưa vào mô hình là biến đòn bẩy. Biến đòn bẩy được đại diện bằng hai tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản và tổng nợ trên tổng tài sản. Việc sử dụng song song hai biến này trong hai mô hình nhằm mục đích phân biệt vai trò tài trợ đầu tư của nợ dài hạn. Bên cạnh đó, quyết định đầu tư còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác mà đại diện tác giả sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm dòng tiền, cơ hội tăng trưởng và doanh thu thuần. Các biến này được đưa vào mô hình nhằm tăng thêm mức độ chính xác cho mô hình. Tuy nhiên, việc lựa chọn và bổ sung các biến này theo mô hình tham khảo của các tác giả nghiên cứu thực nghiệm trên nhiều nước khác nhau không hẳn là đầy đủ và chính xác. Để đơn giản hóa mô hình và phù hợp với mục tiêu của bài nghiên cứu là xem xét tác động của đòn bẩy

26

tới quyết định đầu tư của công ty nên các biến còn lại (ngoài các biến được lựa chọn bổ sung vào mô hình) dựa trên biến giả µi (tác động riêng lẻ của các công ty, không thể đo lường được) và sai sốɛi,t.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)