KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỒI QUY BIẾN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 71 - 75)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.4. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỒI QUY BIẾN

BIẾN CÔNG CỤ (IV)

Việc xác định biến nội sinh trong các mô hình kinh tế thường dựa trên kinh nghiệm hoặc những tài liệu nghiên cứu cùng đề tài trước đó. Trong các mô hình nghiên cứu, nhiều trường hợp cho rằng có thể biến LEV và LONGLEV là biến nội sinh. Để kiểm tra điều này, tác giả thực hiện kiểm định Hausman bằng cách hồi quy biến LEV và LONGLEV theo các biến ngoại sinh, thu được các phần dư. Tiến hành hồi quy các mô hình gốc, trong đó thay thế các biến LEV và LONGLEV bằng các biến phần dư vừa thu được. Nếu hệ số hồi quy của các biến phần dư có ý nghĩa tống kê thì có thể kết luận biến LEV, LONGLEV là các biến nội sinh. Các mô hình gốc lúc này trở thành:

I = f (CF, SALE, Q, U) (i) và I = f (CF, SALE, Q, Z) (ii) với U, Z lần lượt là phần dư của mô hình hồi quy các biến LEV, LONGLEV theo các biến ngoại sinh trong mô hình ban đầu.

66

Kết quả trình bày trong bảng 3.15 cho thấy biến U và Z có hệ số hồi quy có ý nghĩa ở mức 1% nên có thể kết luận biến LEV và LONGLEV trong các mô hình hồi quy (1) và (2) ban đầu là biến nội sinh.

Bảng 3.15. Kết quả kiểm định biến nội sinh Phương trình (i), biến phần dư U Phương trình (ii) , biến phần dư Z Hệ số hồi quy của biến phần dư -0.139181*** (-4.031011) -0.091138** (-2.152491) Giá trị Prob. 0.0001 0.0316 R2 0.351788 0.344411

Nguồn: tính toán của tác giả từ phần mềm Eview 8.

Tương tự các nghiên cứu của Varouj A. Aivazian & cộng sự (2005) và Firth & cộng sự (2008), biến công cụđược đưa vào mô hình để giải quyết vấn đề nội sinh liên quan đến mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và quyết định đầu tư. Hai biến được đưa ra xem xét lựa chọn làm biến phụ thuộc là biến tài sản hữu hình (đo lường bằng tỷ lệ tài sản hữu hình trên tổng tài sản, kí hiệu là TSHH) và tấm chắn thuế phi nợ (đo lường bằng tỷ lệ khấu hao trên tổng tài sản, (kí hiệu là KH). Kết quả theo bảng 3.16 cho thấy biến tấm chắn thuế phi nợ có tương quan rất thấp đối với biến I và cao hơn đối với biến LONGLEV. Biến LEV không có nhiều ý nghĩa trong mô hình sử dụng phương pháp hồi quy biến công cụ do tương quan với biến KH là quá thấp.

Do đó, biến tấm chắn thuế phi nợ được đưa vào mô hình như là biến công cụ. Về mặt lý thuyết, DeAngelo và Masullis (1980) chỉ ra rằng tấm chắn thuế phi nợ là sự thay thế cho lợi ích về thuế của tài trợ nợ và một công ty có tấm chắn thuế phi nợ càng lớn thì càng ít có khả năng sử dụng nợ.

67

Tiếp theo, bảng 3.17 trình bày kết quả ước lượng sử dụng phương pháp hồi quy biến công cụ và fixed effect. Đây được xem là các ước lượng đúng hơn vì đã xử lý được các vấn đề nội sinh do thiếu biến và do mối quan hệ tương tác qua lại giữa biến phụ thuộc và biến giải thích. Các kết quả liên quan đến tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản đại diện cho đòn bẩy không được trình bày ở phần này do không thỏa mãn được các điều kiện trong phương pháp hồi quy biến công cụ.

Bảng 3.16. Ma trận hệ số tương quan giữa biến nội sinh và biến công cụ

KH TSHH

LONGLEV 0.077588 0.249801

LEV 0.215098 0.102803

I -0.070810 -0.203043

Nguồn: Tính toán của tác giả từ phần mềm Eview 8.

3.4.1. Ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư của công ty công ty

Phương trình (2) được hồi quy theo phương pháp biến công cụ (IV) kết hợp với phương pháp hồi quy FEM, trong đó biến IVQLONGLEV là biến công cụ.

Kết quả ước lượng bảng 3.17 cho thấy các biến Q là IVQLONGLEV đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Tuy nhiên, các biến CF và SALE không có nhiều ý nghĩa trong mô hình (2) khi sử dụng biến công cụ đại diện cho tỷ lệ đòn bẩy tài chính dài hạn. Biến Q có hệ số hồi quy dương phù hợp với kỳ vọng ban đầu cho rằng tăng trưởng của công ty có tác động tích cực đến việc quyết định mức đầu tư của công ty. Biến IVQLONGLEV đại diện cho tỷ lệ đòn bẩy tài chính (nợ dài hạn/tổng tài sản) có tác động ngược chiều đến đầu tư của công ty. Kết quả hệ số hồi quy của biến IVQLONGLEV âm một lần nữa khẳng định giả thuyết về việc sử dụng đòn bẩy sẽ hạn chế hoạt động đầu

68

tư và ủng hộ thêm cho các bằng chứng thực nghiệm đã tìm được ở các thị trường khác. Mô hình hồi quy theo phương pháp FEM có hệ số xác định R2 đạt 34%.

Bảng 3.17. Kết quả phương pháp hồi quy biến công cụ kết hợp fixed effect phương trình (2) Variable Coefficient C 0.018001 (0.957292) CF -0.055047 (-1.211908) SALE 0.003721 (0.475246) Q 0.062021*** (4.269995) IVQLONGLEV -0.399805*** (-3.495736) R2 0.349249

Nguồn: Tính toán của tác giả từ phần mềm Eview 8.

Ghi chú: Bảng 3.17 trình bày kết quả hồi quy tác động của đòn bẩy tài chính lên quyết định đầu tư của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Hồi quy dữ liệu bảng của 255 công ty toàn mẫu dựa trên phương pháp biến công cụ (IV) kết hợp với mô hình FEM. Mô hình (2) sử dụng biến công cụ

69

IVQLONGLEV đại diện cho đòn bẩy tài chính, biến Q đại diện cho cơ hội tăng trưởng của công ty. Thống kê t được trình bày trong ngoặc đơn, dưới các hệ số hồi quy. Kiểm định Lagrangian (LM test) được sử dụng để kiểm tra độ phù hợp của mô hình PLS và FEM. Kiểm định Hausman kiểm tra độ phù hợp giữa mô hình FEM và REM.

*,**,*** lần lượt có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1%.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)