Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 57 - 58)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Do mẫu nghiên cứu có số lượng quan sát lớn nên tác giả sử dụng kiểm định Breusch-Godfrey (BG test) để kiểm tra hiện tượng tương quan chuỗi bậc nhất:

Xét mô hình:

I = β0 + β1CF+ β2Q+ β3LEV + β4SALE + ut ; ut = rut-1 + vt

Kiểm định giả thuyết:

H0: r = 0 : không có tương quan chuỗi bậc nhất H1: r # 0: có tương quan chuỗi bậc nhất.

Hồi quy mô hình phụ u = f(CF, Q, LEV, SALE, ut-1) thu được giá trị R2. Với n đủ lớn, (n-1)R2 có phân phối xấp xỉ χ2(1)

- Nếu (n-1)R2 > χ2a(1): Bác bỏ H0, nghĩa là có tự tương quan bậc nhất với mức ý nghĩa α

- Nếu (n-p)R2 ≤ χ2a(1): Chấp nhận H0, nghĩa là không có tự tương quan với mức ý nghĩa α

Bảng 3.4. Kết quả kiểm định tự tương quan đối với phương trình (1)

Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:

F-statistic 76.36918 Prob. F(1,1269) 0.0000 Obs*R-squared 72.37471 Prob. Chi-Square(1) 0.0000

Nguồn: tính toán của tác giả từ phần mềm Eview 8. Bảng 3.5. Kết quả kiểm định tự tương quan đối với phương trình (2)

Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:

F-statistic 74.00558 Prob. F(1,1269) 0.0000 Obs*R-squared 70.25817 Prob. Chi-Square(1) 0.0000

Nguồn: tính toán của tác giả từ phần mềm Eview 8.

Kết quả trong bảng 3.4 và 3.5 lần lượt đối với các phương trình (1) và (2) cho thấy giá trị Prod. Chi – Square (1) = 0.0000 < α= 10% nên bác bỏ giả

52

thuyết H0, tức là tồn tại hiện tượng tự tương quan bậc nhất trong các mô hình ban đầu.

Như đã trình bày trong phần phương pháp xử lý số liệu, việc kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mô hình ban đầu khi hồi quy bằng phương pháp bình phương bé nhất nhằm mục đích kiểm tra sự vi phạm các giả thiết hồi quy và khắc phục nếu có. Tuy nhiên, trong phần phương pháp nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp hồi quy khác nhau đối với dữ liệu bảng như mô hình hiệu ứng cố định (FEM) và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM). Giả sử, các kết quả hồi quy và kiểm định về sau cho thấy mô hình FEM là thích hợp nhất, vấn đề tự tương quan trong mô hình là có thể bỏ qua. Ngược lại, nếu lựa chọn mô hình REM, tác giả tiếp tục tiến hành khắc phục hiện tượng này là điều cần thiết. Điều này là bởi nếu thành phần sai số cá nhân ɛi và một hay nhiều hơn một biến giải thích tương quan với nhau thì toán tử các ước lượng ECM bị chệch, trong khi đó các toán tử ước lượng thu được từ FEM thì không chệch.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)