6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỒI QUY
FIXED EFFECT MODEL
Kết quả các kiểm định LM – Breusch & Pagan và Hausman đối với phương trình (1) được thể hiện ở bảng 3.9.
a. Kiểm định LM – Breusch & Pagan (1980)
Để lựa chọn giữa mô hình sử dụng phương pháp PLS và REM, tiến hành kiểm định LM – Breusch & Pagan (1980) với giả thuyết H0 : không có tự tương quan giữa các ngành và các công ty trong ngành.
Kết quả bảng 3.9 cho thấy Prob. = 0.0000 < 5 % , bác bỏ giả thuyết H0, tức là sử dụng mô hình REM phù hợp hơn so với mô hình PLS.
b. Kiểm định Hausman (1978)
Tiếp tục thực hiện kiểm định Hausman để lựa chọn phương pháp hồi quy tối ưu giữa REM và FEM.
Giả thuyết:
H0 : Cov (ɛi,Xi ) = 0, tức là dùng mô hình REM thích hợp hơn.
H1 : Cov (ɛi,Xi ) # 0, tức là dùng mô hình FEM thích hợp hơn, với Xi là biến bất kì.
Giá trị Prob. = 0.0012 < 5% nên bác bỏ giả thuyết H0 , tức là phương pháp FEM là phù hợp nhất để áp dụng cho cả hai mô hình (1) và (2).
Tương tự, kết quả kiểm định lựa chọn phương pháp hồi quy thích hợp đối với phương trình (2) được thể hiện ở bảng 3.10. Các kết quả đều cho thấy phương pháp hồi quy FEM là thích hợp nhất cho các mô hình này.
Như đã đề cập, hai phương pháp REM và FEM là phù hợp hơn trong việc giải quyết vấn đề nội sinh do thiếu biến và sự tồn tại những hiệu ứng riêng lẻ ở từng công ty. Tuy nhiên, vấn đề tương tác qua lại giữa đòn bẩy tài chính và quyết định đầu tư, là mối tương quan khá phổ biến thì cần được giải quyết bằng việc sử dụng biến công cụ. Bởi có thể xảy ra khả năng các nhà
56
quản lý dự báo được cơ hội tăng trưởng trong tương lai và do đó quyết định cắt giảm đòn bẩy. Do đó, để giải quyết vấn đề này, việc sử dụng phương pháp hồi quy biến công cụ kết hợp với mô hình FEM nhằm đưa ra những ước lượng đáng tin cậy hơn. Ở phần này, tác giả chỉ trình bày sơ lược các kết quả hồi quy của các phương trình và tập trung phần lớn vào việc thảo luận các kết quả khi sử dụng phương pháp hồi quy biến công cụ kết hợp với phương pháp FEM.
Đối với cả hai phương trình hồi quy, đề tài đều thực hiện hồi quy lần lượt với hai biến giải thích đại diện cho đòn bẩy tài chính là tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản và hai biến đại diện cho cơ