Phương pháp hồi quy biến công cụ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 52 - 54)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.5.3. Phương pháp hồi quy biến công cụ

Trong mô hình, đòn bẩy tài chính được kỳ vọng có tác động đến quyết định đầu tư của công ty. Tuy nhiên, ngược lại, các nhà quản lý có thể nhận thức sớm được cơ hội đầu tư trong tương lai và có khả năng sẽ điều chỉnh cơ cấu vốn, thay đổi đòn bẩy tài chính đểđón đầu cơ hội đầu tư đó. Tức là có thể tồn tại mối quan hệ hai chiều (hay còn gọi là mối quan hệ nhân quả ngược) tiềm tàng giữa quyết định đầu tư và đòn bẩy tài chính. Một khi nghi ngờ mô hình có thể tồn tại hiện tượng biến nội sinh do mối quan hệ hai chiều giữa các biến, cần quan tâm và xử lý để giải quyết vấn đề này. Kiểm định biến LEV hay LONGLEV có phải là biến nội sinh hay không dựa vào kiểm định Hausman (1978). Lúc này, nếu tồn tại hiện tượng nội sinh, nhất thiết phải cần sử dụng phương pháp ước lượng phù hợp như phương pháp biến nội sinh (IV) hoặc một số phương pháp khác để khắc phục. Để giải quyết vấn đề nội sinh trong mối quan hệ giữa đòn bẩy và quyết định đầu tư, đề tài đề xuất sử dụng phương pháp biến công cụ kết hợp với phương pháp hồi quy FEM hoặc REM. Cơ sở cho việc lựa chọn biến công cụ cho đòn bẩy tài chính được dựa trên nền tảng lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm có ý nghĩa trước đây. Trong nghiên cứu của Aivazian & cộng sự (2005), biến công cụ là tỷ lệ tài sản hữu hình trên tổng tài sản. Lý giải cho việc sử dụng biến tài sản hữu hình là do chi phí phá sản là yếu tố quan trọng quyết định mức độ đòn bẩy và tài sản hữu hình có xu hướng giảm thiểu chi phí phá sản, gia tăng sử dụng nợ. Vì vậy, tài sản hữu hình sẽ có tương quan cao với mức độ đòn bẩy của công ty. Hơn nữa, qua nhiều nghiên cứu, tài sản hữu hình thường không có tương quan cao với cơ hội đầu tư của công ty. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Firth & cộng sự (2008) lại sử dụng tấm chắn thuế phi nợ (lợi thế về thuế do khấu hao) là một biến công cụ. Firth dựa trên cơ sở DeAngelo và Masullis (1980) chỉ ra rằng tấm chắn thuế phi nợ là sự thay thế cho lợi ích về thuế của tài trợ nợ và một

47

công ty có tấm chắn thuế phi nợ càng lớn thì càng ít có khả năng sử dụng nợ. Theo đó, đề tài cũng đưa biến khấu hao tài sản trên tổng tài sản làm đại diện cho tấm chắn thuế phi nợ là một biến công cụ trong mô hình. Việc lựa chọn biến công cụ phù hợp sẽ được tiến hành thông qua xem xét sự tương quan giữa biến công cụ và biến nội sinh, biến phụ thuộc.

Các kết quả nghiên cứu dựa trên các ước lượng khi sử dụng phương pháp biến công cụ kết hợp với mô hình hiệu ứng cốđịnh.

48

CHƯƠNG 3

KT QU NGHIÊN CU VÀ HÀM Ý

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)