KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 79 - 81)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến đại diện cho tăng trưởng của công ty (biến Q) và tỷ lệ đòn bẩy (biến LEV, LONGLEV, IVQLONGLEV) đều có ý nghĩa thống kê như kỳ vọng. Biến CF được đưa thêm vào mô hình song lại không có nhiều ý nghĩa thống kê đối với bộ dữ liệu nghiên cứu. Biến SALE đại diện cho doanh thu thể hiện tác động tích cực đến quyết định đầu tư của công ty như kì vọng nghiên cứu ban đầu, tuy nhiên, kết quả này có mức ý nghĩa thống kê không cao. Việc bổ sung thêm biến SGROW đại diện cho tăng trưởng của công ty bên cạnh biến Q không mang lại kết quả mong đợi như kì vọng. Các ước lượng với biến SGROW khi thực hiện theo phương pháp biến công cụ kết hợp mô hình FEM không mang ý nghĩa thống kê.

Nhìn chung, tác động của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư của công ty là nghịch biến. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây, ủng hộ cho lý thuyết về tác động kìm hãm đầu tư của nợ do vấn đề đại diện. Đồng thời, kết quả còn bổ sung vào bằng chứng thực nghiệm về sự tác động ngược chiều giữa đòn bẩy tài chính và quyết định đầu tư ở nhiều thị trường trên thế giới như Mỹ, Canada, Trung Quốc, Ấn Độ… Đối với các công ty có cơ hội tăng trưởng khác nhau, mức độ tác động của đòn bẩy lên quyết định đầu tư là khác nhau. Cụ thể là tác động nghịch biến giữa đòn bẩy tài chính và

74

quyết định đầu tư thể hiện rõ rệt hơn ở các công ty có ít cơ hội tăng trưởng so với các công ty có cơ hội tăng trưởng cao hơn. Bằng chứng này nhất quán với lý thuyết về đầu tư quá mức đã đề cập ở trên, trong đó đòn bẩy có tác dụng lớn hơn trong việc hạn chế đầu tư quá mức ở những công ty có ít cơ hội tăng trưởng. Kết quả này nhất quán với nghiên cứu của A.Aivazian & cộng sự (2005), Mohun Prasadising Odit & cộng sự (2008) , và ngược lại với nghiên cứu của McConnell và Servaes (1995), Seoungpil Ahn & cộng sự (2006).

Đối với thị trường chứng khoán mới nổi như ở Việt Nam, các tồn tại như tình trạng thông tin bất đối xứng, điều kiện pháp lý chưa hoàn thiện, sự khác biệt về trình độ, tâm lý nhà đầu tư…là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, vấn đề chi phí đại diện ở hầu hết các công ty làm nảy sinh các vấn đề về đầu tư dưới mức và đầu tư quá mức. Những điều này dẫn đến tác động nghịch biến giữa đòn bẩy tài chính và quyết định đầu tư ở các công ty. Các công ty càng sử dụng nợ cao thì việc ra quyết định đầu tư càng bị cản trở bởi nhiều nguyên nhân từ việc mẫu thuẫn lợi ích giữa các cổđông, nhà quản lý và chủ nợ trong phân chia lợi nhuận hoặc từ áp lực đảm bảo tài chính cho chính các món vay được sử dụng để thực hiện đầu tư. Trong cả hai trường hợp này, đòn bẩy tài chính vừa có thể gây ra hiện tượng đầu tư dưới mức, vừa có thể làm hạn chếđầu tư quá mức ở các công ty. Tác động nghịch biến của đòn bẩy tài chính tới quyết định đầu tư của các công ty có cơ hội tăng trưởng cao yếu hơn các công ty có cơ hội tăng trưởng thấp đối với các công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014. Điều này nghĩa là đòn bẩy tài chính của các công ty có cơ hội tăng trưởng cao sẽ ít gây đến cản trở quyết định đầu tư hơn so với các công ty có cơ hội tăng trưởng thấp.

Kết quả nghiên cứu hàm ý đối với các công ty có ít cơ hội tăng trưởng, do tác động ngược chiều rõ rệt giữa đòn bẩy tài chính và quyết định đầu tư, việc sử dụng nợ sẽ có nhiều ý nghĩa trong việc kiểm soát, hạn chế các nhà

75

quản lý thực hiện đầu tư vào các dự án không hiệu quả. Càng sử dụng nợ vay, khả năng hạn chế đầu tư quá mức ở các công ty này càng tăng lên. Đối với các công ty có cơ hội tăng trưởng cao hơn, việc sử dụng nợ vay không có nhiều ảnh hưởng đến quyết định đầu tư do khả năng linh động trong việc huy động các nguồn vốn khác cho đầu tư của công ty. Họ có các nguồn khác tài trợ cho các cơ hội đầu tư như từ cổ phần thường và thu nhập giữ lại. Do đó, các công ty có cơ hội tăng trưởng cao thì đòn bẩy tài chính ít có khả năng cản trở đầu tư. Điều này hàm ý khả năng các công ty này có thể áp dụng chiến lược sử dụng mức độ đòn bẩy phù hợp trong điều kiện cần thiết để tận dụng tốt các ưu thế vốn có của nợ vay.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)