6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.4.2. Ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư đối vớ
với các công ty có cơ hội tăng trưởng khác nhau
Phương trình hồi quy (4) với mục tiêu nghiên cứu thứ hai là kiểm tra sự khác nhau trong mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và đầu tư ở các công ty có cơ hội tăng trưởng cao và thấp. Phương trình sử dụng biến công cụ IVQLONGLEV đại diện cho đòn bẩy tài chính, Q đại diện cho tăng trưởng công ty và biến giả DQ đại diện cho công ty có cơ hội tăng trưởng cao (D = 1) hay thấp (D =0).
Kết quả thể hiện trong bảng 3.18 cho thấy biến CF và SALE tiếp tục không có ý nghĩa thống kê. Biến Q có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và mang dấu dương cho thấy giá cả thị trường của cổ phiếu các công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch HOSE và HNX phản ánh khá tốt giá trị nội tại của công ty và thể hiện được tăng trưởng thực của công ty đó trong giai đoạn 2010 – 2015. Biến IVQLONGLEV (đại diện cho đòn bẩy tài chính) có hệ số hồi quy mang dấu phù hợp với kỳ vọng ban đầu ở mức ý nghĩa 1%. Điều này củng cố thêm mối quan hệ nghịch chiều giữa đòn bẩy tài chính và quyết định đầu tư của công ty. Biến tương tác DQ*IVLONGLEV có hệ số dương và mức ý nghĩa 1% thể hiện tác động nghịch chiều giữa đòn bẩy tài chính và quyết định đầu tư rõ ràng là yếu hơn ở những công ty có cơ hội tăng trưởng cao so với những công ty có ít cơ hội tăng trưởng. Mô hình hồi quy theo phương pháp FEM có hệ số xác định R2đạt 35%.
70
Bảng 3.18. Kết quả phương pháp hồi quy biến công cụ kết hợp fixed effect phương trình (4) Variable Coefficient C 0.036392 (1.844793) CF -0.062154 (-1.371733) SALE 0.005237 (0.670073) Q 0.037903** (2.284890) IVQLONGLEV -0.463889*** (-4.000693) DQ*IVQLONGLEV 0.158117*** (2.972784) R2 0.354866
Nguồn: Tính toán của tác giả từ phần mềm Eview 8.
Ghi chú: Bảng 3.18 trình bày kết quả hồi quy tác động của đòn bẩy tài chính lên quyết định đầu tư của các công ty niêm yết có ít cơ hội tăng trưởng và cơ hội tăng trưởng cao. Hồi quy dữ liệu bảng của 255 công ty toàn mẫu dựa trên phương pháp biến công cụ (IV) kết hợp với mô hình FEM.. Mô hình
71
(4) sử dụng biến công cụ IVQLONGLEV đại diện cho đòn bẩy tài chính, biến Q đại diện cho cơ hội tăng trưởng của công ty. Biến giả DQ nhận giá trị 1 khi Qi ≥ Q trung bình ngành, và ngược lại, nhận giá trị 0 khi Qi < Q trung bình ngành. Thống kê t được trình bày trong ngoặc đơn, dưới các hệ số hồi quy. Kiểm định Lagrangian (LM test) được sử dụng để kiểm tra độ phù hợp của mô hình PLS và FEM. Kiểm định Hausman kiểm tra độ phù hợp giữa mô hình FEM và REM.
*,**,*** lần lượt có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1%.
Phương trình (6) sử dụng biến SGROW đại diện cho tăng trưởng của công ty thay thế cho biến Q. Kết quả hồi quy theo bảng 3.19 cho thấy hầu hết các biến đều không có ý nghĩa thống kê ngoại trừ biến IVSLONGLEV. Kết quả khá bất ngờ khi trái ngược với dự định ban đầu về việc lo ngại biến Q (chỉ số Tobin’s Q) không phản ánh tốt giá trị nội tại của công ty. Việc lựa chọn đưa vào mô hình biến SGROW dựa trên các giả thuyết lập luận và một số nghiên cứu tại các thời kỳ khác song lại không có ý nghĩa trong mẫu và giai đoạn nghiên cứu này. Điều đó cho thấy việc tìm và xác định đúng các biến thể hiện tốt vai trò đại diện cho tăng trưởng của công ty đòi hỏi những tìm hiểu sâu hơn về đặc trưng của thị trường cũng như thời gian nghiên cứu, quan sát.
Nhìn chung, các kết quả ước lượng khi sử dụng chỉ số Tobin’s Q là hiệu quả hơn khi sử dụng tăng trưởng doanh thu đại diện cho tăng trưởng của công ty. Kết quả ước lượng cho thấy đòn bẩy tài chính có tác động nghịch chiều đến quyết định đầu tư và tác động này yếu hơn ở các công ty được đánh giá là có nhiều cơ hội tăng trưởng hơn so với các công ty cùng ngành.
72
Bảng 3.19. Kết quả phương pháp hồi quy biến công cụ kết hợp fixed effect phương trình (6) Variable Coefficient C 0.065839 (3.120666) CF -0.041456 (-0.930076) SALE 0.005500 (0.672358) SGROW 0.002889 (1.101232) IVSLONGLEV -0.443565*** (-3.704182) DS*IVSLONGLEV 0.057494 (1.207571) R2 0.345888
Nguồn: Tính toán của tác giả từ phần mềm Eview 8.
Ghi chú: Bảng 3.19 trình bày kết quả hồi quy tác động của đòn bẩy tài chính lên quyết định đầu tư của các công ty niêm yết có ít cơ hội tăng trưởng và cơ hội tăng trưởng cao. Hồi quy dữ liệu bảng của 255 công ty toàn mẫu dựa trên phương pháp biến công cụ (IV) kết hợp với mô hình FEM.. Mô hình
73
(6) sử dụng biến công cụ IVSLONGLEV đại diện cho đòn bẩy tài chính, biến SGROW đại diện cho cơ hội tăng trưởng của công ty. Biến giả DS nhận giá trị 1 khi SGROWi ≥ SGROW trung bình ngành, và ngược lại, nhận giá trị 0 khi SGROWi < SGROW trung bình ngành. Thống kê t được trình bày trong ngoặc đơn, dưới các hệ số hồi quy. Kiểm định Lagrangian (LM test) được sử dụng để kiểm tra độ phù hợp của mô hình PLS và FEM. Kiểm định Hausman kiểm tra độ phù hợp giữa mô hình FEM và REM.
*,**,*** lần lượt có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1%.