7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.8. Chế độ, chính sách Nhà nước
Chế độ, chính sách của Nhà nước được hiểu là các điều luật, chế độ, chính sách quản lý kinh tế tài chính do Nhà nước ban hành trong từng thời kỳ nhất định. Đó có thể là sự thay đổi trong chế độ kế toán, chính sách thuế, điều chỉnh giá, lạm phát, quy định môi trường hoạt động của doanh nghiệp. Theo Pomberg và cộng sự (2012), sự thay đổi của chính sách Nhà nước có tỷ lệ
thuận với các thành phần thuộc kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Kết quả này cũng giống với nghiên cứu của Lê Thị Minh Huệ (2014) cho rằng việc lập dự toán trong doanh nghiệp chịu sự tác động của hệ thống chính sách và chế độ của Nhà nước. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Hồ Mỹ Hạnh (2013) thì trong các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ lập dự toán lại không bao gồm nhân tố này.
Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thực hiện công tác lập dự toán trong các nghiên cứu trước đây được trình bày trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Tóm lược các nhân tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán
Nhân tố Cách thức đo lường Tác giả
Quy mô doanh nghiệp
Số lượng nhân viên
Williams và Seaman (2001) Đoàn Ngọc Phi Anh (2012) Loại hình doanh
nghiệp
Sử dụng thang đo danh nghĩa
Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam (2014)
Thời gian hoạt động Số năm từ khi thành lập O’Connor và cộng sự (2004) Kế hoạch chiến lược Sử dụng thang đo Likert Horngren và cộng sự (2008) Hồ Mỹ Hạnh (2013) Trình độ, năng lực lập dự toán Sử dụng thang đo Likert Hồ Mỹ Hạnh (2013) Libby và Waterhouse (1996) Phân cấp quản lý Sử dụng thang đo
Likert
Williams và Seaman (2001)
Soobaroyen và Poorundersing (2008) Đoàn Ngọc Phi Anh (2012)
Cơ sở vật chất, công nghệ - kỹ thuật Sử dụng thang đo Likert Tayles và Drury (1994) Abdel - Maksoud và cộng sự (2005) Chế độ, chính sách Sử dụng thang đo Likert Pomberg và cộng sự (2012) Lê Thị Minh Huệ (2014)
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã khái quát nội dung về lập dự toán và các nhân tố ảnh hưởng tới việc lập dự toán trong doanh nghiệp. Theo đó, tác giả đã nêu ra 8 nhân tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán, đó là: (1) Quy mô doanh nghiệp, (2) Loại hình doanh nghiệp, (3) Thời gian hoạt động của doanh nghiệp, (4) Kế hoạch chiến lược, (5) Trình độ, năng lực lập dự toán, (6) Phân cấp quản lý doanh nghiệp, (7) Cơ sở vật chất, công nghệ - kỹ thuật, (8) Chế độ, chính sách Nhà nước.
Dựa trên cơ sở lý thuyết này, tác giả sẽ tiến hành xây dựng các giả thuyết và mô hình nghiên cứu về mức độ thực hiện công tác lập dự toán trong doanh nghiệp và sự ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ thực hiện công tác lập dự toán ở Chương 2.
CHƯƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Trên cở sở các mục tiêu nghiên cứu, luận văn đặt ra các câu hỏi nghiên cứu cụ thể sau:
Câu hỏi 1: Thực trạng công tác lập dự toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình?
Câu hỏi 2: Những nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của các nhân tố đó đến việc lập dự toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình?
Câu hỏi 3: Các giải pháp nhằm làm tăng mức độ thực hiện công tác lập dự toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình?