GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 42 - 43)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Dựa trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đó, tác giả xây dựng các giả thuyết như sau:

2.2.1. Quy mô doanh nghiệp

Theo kết quả nghiên cứu của Firth (1996) ở Trung Quốc và El - Ebaishi (2003) ở Arập Saudi cho thấy, doanh nghiệp càng lớn thì sự phức tạp càng nhiều và phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn hơn. Vì vậy, họ yêu cầu kiểm soát nhiều hơn các thông tin về hoạt động kinh doanh do đó cần vận dụng các công cụ kế toán quản trị toàn diện và hiện đại hơn. Ngoài ra, công ty lớn có tổng nguồn lực lớn, hệ thống thông tin nội bộ tốt sẽ tạo điều kiện cho sự phổ biến việc vận dụng các công cụ của kế toán quản trị dễ dàng và nhanh chóng. Do đó, tỉ lệ lập dự toán ở các doanh nghiệp có quy mô lớn cũng cao hơn. Vì vậy, để kiểm tra xem quy mô của doanh nghiệp có ảnh hưởng thế nào đến việc lập dự toán, tác giả đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H1: Mức độ thực hiện công tác lập dự toán khác nhau ở các doanh nghiệp có quy mô khác nhau.

2.2.2. Loại hình doanh nghiệp

Các doanh nghiệp thuộc các loại hình khác nhau có cách thức quản lý và mục tiêu hoạt động khác nhau, vì vậy nhu cầu sử dụng thông tin về kế toán quản trị cũng khác nhau. Ví dụ, doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân làm chủ và chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình, do đó, việc sử dụng các thông tin về kế toán quản trị trong đó có công cụ lập dự toán mang tính chất khá chủ quan của chủ doanh nghiệp. Trong khi đó, công ty cổ phần có ít nhất 3 cổ đông và số lượng tham gia không hạn chế, công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn và muốn kêu gọi được vốn từ các nhà đầu tư, công ty phải chỉ rõ cho nhà đầu tư thấy được kế hoạch, chiến lược để tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trong ngắn hạn và dài hạn cũng như việc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, để làm được điều này, cần thiết phải lập dự toán. Vì vậy, việc lập dự toán ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ khác nhau. Giả thuyết sau được xây dựng trên cơ sở đó.

Giả thuyết H2: Mức độ thực hiện công tác lập dự toán khác nhau ở

các doanh nghiệp thuộc các loại hình khác nhau.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)