CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ LẬP DỰ TOÁN TẠ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 61 - 65)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ LẬP DỰ TOÁN TẠ

TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

3.3.1. Quy mô doanh nghiệp

Đối tượng doanh nghiệp phỏng vấn được chia làm 3 nhóm: doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn. Để kiểm định sự khác biệt về mức độ lập dự toán của các nhóm quy mô doanh nghiệp khác nhau, ta sử dụng công cụ ANOVA để phân tích. Để tiến hành phân tích phương sai ANOVA, điều kiện cần là phải kiểm định giả thuyết phương sai của các nhóm doanh nghiệp có quy mô khác nhau là đồng nhất. Kết quả phân tích được thể hiện trong bảng bên dưới.

Bảng 3.5. Thống kê Levene nhân tố quy mô doanh nghiệp

Levene Sig.

8,248 0,000

(Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu từ khảo sát)

Trị số thống kê Levene có mức ý nghĩa Sig = 0,000 nhỏ hơn 0,05 tức là giả thuyết phương sai đồng nhất giữa các nhóm giá trị biến định tính đã bị vi phạm, nghĩa là phương sai giữa các nhóm quy mô doanh nghiệp là không bằng nhau. Chúng ta không thể sử dụng bảng ANOVA mà sẽ đi vào kiểm định Welch cho trường hợp vi phạm giả định phương sai đồng nhất.

Bảng 3.6. Kiểm định Welch nhân tố quy mô doanh nghiệp

Welch Sig.

4,634 0,014

(Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu từ khảo sát)

Giá trị Sig ở kiểm định Welch có giá trị 0,014 < 0,05 do đó với giả thuyết H1 đặt ra, ta kết luận: Với mức ý nghĩa 5%, có sự khác biệt về mức độ thực hiện lập dự toán ở các doanh nghiệp có quy mô hoạt động khác nhau. (*)

3.3.2. Loại hình doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp phỏng vấn được chia làm 4 nhóm: Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và các loại hình khác. Để kiểm định dự khác biệt về mức độ lập dự toán của các nhóm doanh nghiệp có loại hình khác nhau, ta sử dụng công cụ ANOVA để phân tích. Để tiến hành phân tích phương sai ANOVA, điều kiện cần là phải kiểm định giả thuyết phương sai của các nhóm doanh nghiệp có loại hình khác nhau là đồng nhất. Kết quả phân tích được thể hiện trong bảng bên dưới.

Bảng 3.7. Thống kê Levene nhân tố loại hình doanh nghiệp

Levene Sig.

3,201 0,025

(Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu từ khảo sát)

Trị số thống kê Levene có mức ý nghĩa Sig = 0,025 nhỏ hơn 0,05 tức là giả thuyết phương sai đồng nhất giữa các nhóm giá trị biến định tính đã bị vi phạm, nghĩa là phương sai giữa các nhóm loại hình doanh nghiệp là không bằng nhau. Chúng ta không thể sử dụng bảng ANOVA mà sẽ đi vào kiểm định Welch cho trường hợp vi phạm giả định phương sai đồng nhất.

Bảng 3.8. Kiểm định Welch nhân tố loại hình doanh nghiệp

Welch Sig.

15,884 0,000

(Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu từ khảo sát)

Giá trị Sig ở kiểm định Welch có giá trị 0,000 < 0,05 do đó với giả thuyết H2 đặt ra, ta kết luận: Với mức ý nghĩa 5%, có sự khác biệt về mức độ thực hiện lập dự toán ở các doanh nghiệp có loại hình khác nhau. (*)

(*) Lý thuyết về Welch Test khi giả định phương sai bằng nhau bị vi phạm trích nguồn từ: Samuel B. Green, Neil J. Salkind (2005, 179), Using

SPSS for Windows and Macintosh. Analyzing and Understanding Data, 4th Edition; Andy Field (2009, 379, 380, 384), Discovering Statistics Using SPSS, 3rd Edition.

3.3.3. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp

Thời gian hoạt động của doanh nghiệp được chia thành 2 nhóm: nhóm doanh nghiệp có số năm hoạt động từ dưới 10 năm và nhóm doanh nghiệp có số năm hoạt động trên 10 năm. Để kiểm định sự khác biệt về mức độ lập dự toán của các nhóm doanh nghiệp có thời gian hoạt động khác nhau, ta sử dụng công cụ T-Test. Để kiểm định T-Test, trước tiên phải kiểm định giả thuyết phương sai giữa 2 nhóm đối tượng thông qua giá trị Sig của kiểm định Levene.

Bảng 3.9. Kiểm định T-Test nhân tố số năm hoạt động

Yếu tố Levene T - Test

F Sig. t Sig.

Phương sai không đồng nhất 0,099 0,754 -11,094 0,000

Phương sai đồng nhất -11,130 0,000

(Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu từ khảo sát)

Giá trị Sig của kiểm định Levene có giá trị là 0,754 > 0,05 nên phương sai giữa hai nhóm đối tượng là đồng nhất, do đó sẽ sử dụng giá trị Sig của phương sai đồng nhất trong kiểm định T-Test.

Kết quả cho thấy giá trị Sig của T-Test có giá trị là 0,000 < 0,05 do đó ta kết luận: với mức ý nghĩa 5%, có sự khác biệt về mức độ thực hiện công tác lập dự toán giữa 2 nhóm doanh hoạt động từ dưới 10 năm và hoạt động trên 10 năm.

Giá trị trung bình của các thành phần dự toán theo thời gian hoạt động được mô tả qua Bảng 3.10.

Bảng 3.10. Trung bình giữa các thành phần dự toán theo thời gian hoạt động

Thành phần dự toán

Thời gian

hoạt động Trung bình Độ lệch chuẩn

DT1 Từ dưới 10 năm 2,70 0,618 Trên 10 năm 3,26 0,608 DT2 Từ dưới 10 năm 2,22 0,793 Trên 10 năm 3,07 0,628 DT3 Từ dưới 10 năm 2,16 0,767 Trên 10 năm 3,05 0,687 DT4 Từ dưới 10 năm 2,13 0,802 Trên 10 năm 2,93 0,703 DT5 Từ dưới 10 năm 2,47 0,744 Trên 10 năm 3,31 0,625 DT6 Từ dưới 10 năm 2,55 0,730 Trên 10 năm 3,32 0,588 DT7 Từ dưới 10 năm 2,34 0,613 Trên 10 năm 3,09 0,552 DT8 Từ dưới 10 năm 2,47 0,619 Trên 10 năm 3,04 0,660 DT9 Từ dưới 10 năm 2,61 0,611 Trên 10 năm 3,04 0,660 DT Từ dưới 10 năm 2,4056 0,6997 Trên 10 năm 3,1233 0,6346

(Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu từ khảo sát)

Kết quả Bảng 3.10 cho thấy, doanh nghiệp hoạt động trên 10 năm có mức độ lập dự toán trung bình là 3,1233, nhóm doanh nghiệp có số năm hoạt

động từ dưới 10 năm có giá trị trung bình là 2,4056. Như vậy với giả thuyết H3 đặt ra ta kết luận: Với mức ý nghĩa 5%, mức độ thực hiện công tác lập dự toán ở doanh nghiệp lâu năm lớn hơn các doanh nghiệp mới hoạt động.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)