7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
4.1.4. Thực hiện phân cấp quản lý doanh nghiệp
Để làm tăng mức độ áp dụng các công cụ kế toán quản trị trong đó có lập dự toán, thì doanh nghiệp cần phải thực hiện phân cấp, phân quyền quản lý. Các doanh nghiệp có sự phân cấp rõ ràng và sử dụng các thông tin từ các báo cáo dự toán vào quá trình quản lý sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Để việc phân quyền có hiệu quả, nhà lãnh đạo cần vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về công ty đang hướng tới, vai trò của mỗi thành viên và những mục tiêu cần phải đạt được, để làm được điều này, nhất thiết phải lập dự toán. Sau khi đã thực hiện phân quyền cho các nhân viên, các nhà quản lý cấp cao không nên can thiệp quá sâu vào công việc mà nhân viên đó đang làm, điều đó làm cho nhân viên thiếu tự tin và sáng tạo trong công việc. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo nên thường xuyên phát động những cuộc thảo luận về những nhu cầu, cơ hội, nhiệm vụ hay những khó khăn mà họ có thể gặp phải, đặc biệt phải chỉ ra được điều gì là có hiệu quả và điều gì không cần thiết để duy trì và phát triển một môi trường làm việc an toàn.
Thực tế cho thấy, nhân viên trong các doanh nghiệp được phân quyền cụ thể, rõ ràng cùng với một phương hướng đã được phác thảo sẵn thông qua các báo cáo dự toán sẽ đạt được nhiều thành quả cao hơn trong công việc từ đó sẽ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
4.2. ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU, HẠN CHẾ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
4.2.1. Đóng góp của nghiên cứu
Nghiên cứu đã xây dựng các giả thuyết và mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thực hiện công tác lập dự toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Nghiên cứu sẽ cung cấp bằng chứng thực nghiệm mới về mức độ thực hiện công tác lập dự toán trong các doanh nghiệp. Đồng thời nghiên cứu này cũng đóng góp những nhân tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, giúp các nhà quản lý trong doanh nghiệp có một cái nhìn toàn diện hơn về việc sử dụng cũng như mức độ thực hiện công tác lập dự toán ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Những phát hiện từ nghiên cứu này cũng cung cấp thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, đặc biệt nó sẽ giúp các nhà quản lý có thể đưa ra quyết định kinh doanh nhanh chóng và chính xác hơn trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Ngoài những đóng góp trên, kết quả nghiên cứu cũng đã cung cấp một số phương hướng hữu ích cho các nghiên cứu sau này.
4.2.2. Hạn chế và phương hướng phát triển đề tài
Nghiên cứu này có những hạn chế nhất định đó là thông tin phản hồi từ một số doanh nghiệp có thể có những sai sót khách quan liên quan đến sự nhiệt tình, thái độ, trình độ chuyên môn và thời gian đầu tư của người tham gia trả lời bảng câu hỏi. Nếu có sự hợp tác tốt của người tham gia phỏng vấn thì thông tin thu thập được sẽ có mức độ tin cậy cao hơn.
Mặc dù số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tương đối lớn, nhưng trong khả năng cho phép tác giả không khảo sát với mẫu lớn hơn và phương pháp lấy mẫu thuận tiện phi xác suất, do đó kết quả sẽ không phản ánh chính xác được vấn đề nghiên cứu. Đây cũng là một gợi ý để các nghiên cứu tiếp theo sẽ tiến hành với cỡ mẫu lớn hơn hoặc nghiên cứu ở các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực hay loại hình cụ thể để xác định chính xác hơn về mức độ vận dụng công cụ lập dự toán tại các doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố có tác động tới mức độ thực hiện công tác lập dự toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, bao gồm: (1) Quy mô doanh nghiệp, (2) Loại hình doanh nghiệp, (3) Thời gian hoạt động, (4) Kế hoạch chiến lược, (5) Trình độ, năng lực lập dự toán, (6) Phân cấp quản lý doanh nghiệp, (7) Cơ sở vật chất, công nghệ - kỹ thuật. Trong số các nhân tố ảnh hưởng trên, có thể thấy rằng 2 nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến mức độ thực hiện công tác lập dự toán đó là nhân tố kế hoạch chiến lược và nhân tố cơ sở vật chất, công nghệ - kỹ thuật. Từ đó, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách biết được nhân tố nào là quan trọng nhằm nâng cao mức độ thực hiện công tác lập dự toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Trong xu thế kinh tế thị trường hiện nay, nước ta ngày càng tích cực tham gia các thỏa thuận thương mại tự do, mang đến cho môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêng nhiều cơ hội nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức, nhà quản trị cần phải phát huy vai trò của kế toán quản trị trong đó có công tác lập dự toán để có thể đưa ra những quyết định kinh doanh kịp thời, chính xác và tạo hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Luận văn tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán của doanh nghiệp và đề xuất các gợi ý chính sách nhằm nâng cao mức độ lập dự toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Kết quả nghiên cứu phù hợp với thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố kế hoạch, chiến lược; trình độ, năng lực lập dự toán; phân cấp quản lý; cơ sở vật chất, công nghệ - kỹ thuật và chế độ chính sách Nhà nước đến mức độ lập dự toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Ngoài ra, kết quả phân tích ANOVA và T-Test cũng cho thấy có sự khác biệt về mức độ lập dự toán của các nhóm doanh nghiệp có quy mô khác nhau, loại hình doanh nghiệp khác nhau và có thời gian hoạt động khác nhau. Các doanh nghiệp thường muốn đưa ra một kế hoạch chi tiết, cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đặt ra. Nhưng để phát triển được thì đỏi hỏi các nhà quản trị phải có tầm nhìn và nắm bắt được cơ hội để vượt qua các rào cản về cạnh tranh trên thị trường và dự toán là công cụ giúp các doanh nghiệp có thể kiểm soát tốt chi chí và nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Việc lập dự toán xuất phát từ nhu cầu tự thân của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp kiểm soát và cắt giảm chi phí. Tuy nhiên, dự toán gắn liền với hoạt động của kế toán quản trị và phải tuân thủ các quy định về pháp luật về kế toán theo sự hướng dẫn của Nhà nước. Vì vậy, để đứng vững trên thị trường và kinh doanh thành công, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình phải có những quyết sách đúng đắn, hữu hiệu trong việc điều hành sản xuất kinh doanh. Những quyết định này đòi hỏi phải được dựa trên các thông tin hữu ích do dự toán cung cấp. Việc lập dự toán cần theo một trình tự nhất định bắt đầu từ dự toán tiêu thụ và kết thúc bởi các dự toán báo cáo tài chính. Có nhiều yếu tố tạo nên sự thành công của dự toán, trong đó con người là nhân tố vô cùng quan trọng cần phải đặc biệt quan tâm trong quá trình lập dự toán.
Hiện tại các doanh nghiệp được khảo sát có lập dự toán nhưng công cụ này chưa thực sự phát huy vai trò của nó. Hiện nay, các nhà quản trị thường hoạch định kinh doanh cũng như ra các quyết định kinh doanh hàng ngày nhìn chung đều không phải dựa trên các thông tin do kế toán cung cấp mà chủ yếu dựa vào bản lĩnh, kinh nghiệm và thói quen của nhà quản lý. Các nhà quản trị thường cho rằng vai trò quan trọng nhất của hệ thống kế toán là thực hiện những yêu cầu do Nhà nước quy định, họ chưa thấy được vai trò quan trọng của việc lập dự toán trong việc cung cấp thông tin để phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh. Chính vì vậy, cần xây dựng các kênh thông tin để giúp các nhà quản trị doanh nghiệp nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống thông tin do công tác lập dự toán mang lại để có những nhận thức đúng đắn về thông tin lập dự toán, từ đó việc lập dự toán sẽ được coi trọng và đầu tư phát triển.
Với những kết quả nghiên cứu ban đầu như trên, có thể thấy rằng việc vận dụng công cụ lập dự toán ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình còn khá hạn chế, mức độ thực hiện dự toán trung bình tương đối thấp. Mặc dù việc vận dụng công cụ lập dự toán ở các doanh nghiệp có thể chưa nghiêm trọng tới mức dẫn đến phá sản hay thất bại của các doanh nghiệp nhưng chắc chắn kết quả hoạt động của các doanh nghiệp này sẽ được cải thiện nếu công cụ lập dự toán được quan tâm và sử dụng đúng mức.
PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT
---oOo---
Xin chào các anh/chị.
Tôi tên là NGÔ THÙY TRANG, là học viên lớp cao học chuyên ngành Kế toán Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. Tôi đang tiến hành một nghiên cứu khoa học về “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”.
Xin các anh/chị vui lòng dành chút thời gian giúp tôi trả lời một số câu hỏi và đóng góp ý kiến một cách trung thực, thẳng thắn. Tất cả các câu trả lời của các anh/chị đều có giá trị đối với chương trình nghiên cứu của tôi. Những thông tin này sẽ được đảm bảo bí mật và không sử dụng cho mục đích nào khác ngoài mục đích nêu trên.
Tôi mong nhận được sự hợp tác chân tình của các anh/chị. Xin cảm ơn các anh/chị đã giúp tôi hoàn thành chương trình nghiên cứu này.
PHẦN 1: THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
1. Số lao động hiện có của doanh nghiệp - Lĩnh vực thương mại, dịch vụ:
Từ trên10 nguời đến 50 người Từ trên 100 người Từ trên 50 người đến 100 người
- Các lĩnh vực khác:
Từ trên10 người đến 200 người Từ trên 300 người Từ trên 200 đến 300 người
2. Loại hình doanh nghiệp
Công ty TNHH (2 thành viên trở lên) Doanh nghiệp tư nhân Công ty Cổ phần Các loại hình khác 3. Số năm hoạt động của doanh nghiệp
Từ dưới 10 năm Trên 10 năm
PHẦN 2: MỨC ĐỘ THỰC HIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN
(Khoanh tròn vào ô thích hợp với quy ước: 1– không thực hiện; 2 – thực hiện ít; 3 – thực hiện vừa; 4 – thực hiện nhiều; 5-thực hiện rất nhiều).
STT Công tác lập dự toán Mức độ thực hiện
1 Dự toán tiêu thụ 1 2 3 4 5
2 Dự toán sản lượng sản xuất 1 2 3 4 5
3 Dự toán chi phí sản xuất 1 2 3 4 5
4 Dự toán giá vốn hàng bán 1 2 3 4 5
5 Dự toán chi phí bán hàng 1 2 3 4 5
6 Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp 1 2 3 4 5
7 Dự toán vốn bằng tiền 1 2 3 4 5
8 Dự toán bảng cân đối kế toán 1 2 3 4 5 9 Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 1 2 3 4 5
PHẦN 3: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LẬP DỰ TOÁN
(Khoanh tròn vào một ô thích hợp với quy ước: 1– không có; 2 – mức độ ít; 3 – mức độ vừa; 4 – mức độ nhiều; 5 - mức độ rất nhiều).
STT Câu hỏi Mức độ
Kế hoạch chiến lược
1 Mức độ thiết lập mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của DN 1 2 3 4 5
2 Mức độ xây dựng các chính sách, kế hoạch để thực hiện
các mục tiêu đó. 1 2 3 4 5
3 Mức độ chuẩn bị ngân sách, nguồn lực để thực hiện
chiến lược 1 2 3 4 5
4 Mức độ kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch
chiến lược trong doanh nghiệp 1 2 3 4 5
Trình độ, năng lực lập dự toán
5 Mức độ am hiểu về kế toán, tài chính của nhân viên lập
dự toán 1 2 3 4 5
6 Khả năng phân tích, tổng hợp các thông số liên quan
đến lập dự toán 1 2 3 4 5
7 Khả năng dự đoán, ước lượng hợp các thông số liên
quan đến lập dự toán 1 2 3 4 5
8 Khả năng tự học, tự đào tạo để nâng cao trình độ của
nhân viên lập dự toán 1 2 3 4 5
Phân cấp quản lý doanh nghiệp
9 Mức độ phân cấp quản lý trong việc phát triển sản
phẩm, dịch vụ mới. 1 2 3 4 5
10 Mức độ phân cấp quản lý trong việc thuê và sa thải nhân
11 Mức độ phân cấp quản lý trong việc lựa chọn đầu tư. 1 2 3 4 5 12 Mức độ phân cấp quản lý trong việc quyết định về giá. 1 2 3 4 5 13 Mức độ phân cấp quản lý trong việc phân bổ ngân sách. 1 2 3 4 5
Cơ sở vật chất, công nghệ - kỹ thuật của doanh nghiệp
14 Mức độ áp dụng thiết bị, máy móc sản xuất công nghệ
cao 1 2 3 4 5
15 Mức độ ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin trong
doanh nghiệp 1 2 3 4 5
16 Mức độ ứng dụng các phần mềm phục vụ công tác lập
dự toán 1 2 3 4 5
Chế độ, chính sách của Nhà nước
17 Doanh nghiệp cập nhật và phổ biến đầy đủ, kịp thời chế
độ, chính sách pháp luật. 1 2 3 4 5
PHỤ LỤC 2
THỐNG KÊ MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU 1. Thống kê mô tả theo quy mô
quy mo
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent Valid quy mo nho 103 54.8 54.8 54.8 quy mo vua 64 34.0 34.0 88.8 quy mo lon 21 11.2 11.2 100.0 Total 188 100.0 100.0
2. Thống kê mô tả theo loại hình doanh nghiệp
loai hinh
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent Valid CTy TNHH 108 57.4 57.4 57.4 Cty Co phan 53 28.2 28.2 85.6 Cty Tu nhan 22 11.7 11.7 97.3 Khac 5 2.7 2.7 100.0 Total 188 100.0 100.0
3. Thống kê mô tả theo thời gian hoạt động
so nam hoat dong
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Tu duoi 10 nam 107 56.9 56.9 56.9
Tren 10 nam 81 43.1 43.1 100.0
PHỤ LỤC 3
THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC THÀNH PHẦN LẬP DỰ TOÁN
Descriptive Statistics N Mean Std. Deviation DT1 188 2.94 .672 DT2 188 2.59 .838 DT3 188 2.54 .855 DT4 188 2.47 .856 DT5 188 2.83 .810 DT6 188 2.88 .772 DT7 188 2.66 .695 DT8 188 2.71 .696 DT9 188 2.79 .666 Valid N (listwise) 188
PHỤ LỤC 4
PHÂN TÍCH ANOVA THEO QUY MÔ DOANH NGHIỆP
Test of Homogeneity of Variances
muc do lap du toan Levene
Statistic df1 df2 Sig.
8.248 2 185 .000
ANOVA
muc do lap du toan
Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 3.622 2 1.811 5.993 .003 Within Groups 55.908 185 .302 Total 59.530 187
Robust Tests of Equality of Means
muc do lap du toan
Statistica df1 df2 Sig.
Welch 4.634 2 48.968 .014
PHỤ LỤC 5
PHÂN TÍCH ANOVA THEO LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
Test of Homogeneity of Variances
muc do lap du toan Levene
Statistic df1 df2 Sig.
3.201 3 184 .025
ANOVA
muc do lap du toan
Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 15.560 3 5.187 21.704 .000 Within Groups 43.970 184 .239 Total 59.530 187
Robust Tests of Equality of Means
muc do lap du toan
Statistica df1 df2 Sig.
Welch 15.884 3 16.914 .000
PHỤ LỤC 6
KIỂM ĐỊNH T- TEST MỨC ĐỘ LẬP DỰ TOÁN THEO THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG
Group Statistics
so nam hoat dong N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
muc do lap du toan
Tu duoi 10 nam 107 2.4050 .44320 .04285
Tren 10 nam 81 3.1221 .43305 .04812
Independent Samples Test
Levene's Test for Equality of Variances
t-test for Equality of Means
F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Differen ce Std. Error Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper muc do lap du toan Equal variances assumed .099 .754 -11.094 186 .000 -.71710 .06464 -.84461 -.58959 Equal variances not assumed -11.130 174.407 .000 -.71710 .06443 -.84426 -.58994