7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.4.2. Các nhân tố tác động đến công tác lập dự toán tại các doanh nghiệp
nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Tác giả đã tiến hành nghiên cứu mức độ thực hiện công tác lập dự toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chịu sự ảnh hưởng của 8 nhân tố, đó là: (1) Quy mô doanh nghiệp, (2) Loại hình doanh nghiệp, (3) Thời gian hoạt động, (4) Kế hoạch chiến lược, (5) Trình độ, năng lực lập dự toán, (6) Phân cấp quản lý, (7) Cơ sở vật chất, công nghệ - kỹ thuật và (8) Chế độ, chính sách Nhà nước. Trong đó nhân tố chế độ, chính sách Nhà nước bị loại bỏ do không có sự tương quan với mức độ lập dự toán.
a. Quy mô doanh nghiệp
Kết quả kiểm định giả thuyết bằng ANOVA cho thấy có sự khác biệt về mức độ lập dự toán của các nhóm doanh nghiệp có quy mô khác nhau. Kết quả này cũng phù hợp với tình hình thực tế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, các doanh nghiệp có quy mô lớn với sức mạnh về nguồn lực và tài chính của mình nên có mức độ lập dự toán cao hơn so với các công ty có quy mô nhỏ.
b. Loại hình doanh nghiệp
Kết quả kiểm định giả thuyết bằng ANOVA cho thấy có sự khác biệt về mức độ lập dự toán của các nhóm doanh nghiệp thuộc các loại hình khác nhau. Sở dĩ như vậy là vì công ty cổ phần do đặc điểm vốn được sở hữu bởi nhiều cá nhân, tổ chức nên các vấn đề liên quan đến hoạt động tài chính như doanh thu, chi phí,.. thường rõ ràng, minh bạch và có dự toán cụ thể, chi tiết theo từng khoản mục nên mức độ lập dự toán ở các công ty cổ phần thường cao hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp tư nhân do vấn đề quản trị về nguồn lực, tài chính còn mang nhiều tính chất chủ quan của chủ doanh nghiệp nên mức độ lập dự toán thường thấp hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
c. Thời gian hoạt động
Kết quả kiểm định giả thuyết bằng T-Test cho thấy mức độ thực hiện công tác lập dự toán khác nhau đối với các doanh nghiệp có thời gian hoạt động khác nhau, cụ thể với các doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên 10 năm thì mức độ lập dự toán cao hơn các doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ dưới 10 năm. Vì các doanh nghiệp hoạt động lâu năm thường có nhiều cơ hội để xem xét, vận dụng công tác lập dự toán vào quản trị hơn so với các doanh nghiệp mới hoạt động.
d. Kế hoạch, chiến lược
Kết quả chỉ ra rằng mức độ lập kế hoạch, chiến lược có ảnh hưởng nhiều nhất đến mức độ lập dự toán trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình với hệ số 0,427. Khi doanh nghiệp lập kế hoạch, chiến lược càng nhiều thì cần thiết phải lập nhiều dự toán để có thể huy động nguồn lực, định hướng và truyền đạt những kế hoạch, chiến lược đề ra. Đồng thời khi các nhà quản lý nhận thức được việc cần phải lập dự toán thì kế hoạch chiến lược của họ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng báo cáo dự toán. Lập dự toán giúp doanh nghiệp định hướng, truyền đạt những kế hoạch, dự báo rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy, trước những khó khăn và thách thức trong môi trường kinh doanh hiện nay thì các doanh nghiệp cần thiết phải hoàn thiện và phát huy vai trò của việc lập dự toán để tạo hiệu quả hoạt động cao nhất.
e. Cơ sở vật chất, công nghệ - kỹ thuật
Kết quả phân tích hồi quy bội cũng chỉ ra nhân tố cơ sở vật chất, công nghệ - kỹ thuật có tác động tích cực đến việc lập dự toán với hệ số 0,207. Do khối lượng thông tin trong việc lập dự toán phải xử lý và chuyển thành các thông tin hữu ích là rất lớn nên quá trình xử lý thông tin cần có sự kết hợp bằng nhiều phương pháp kỹ thuật phức tạp. Cơ sở vật chất với hệ thống máy vi tính và các phần mềm xử lý thông tin là rất cần thiết trong quá trình tổ chức hệ thống thông tin kế toán, từ đó sẽ giúp quá trình lập dự toán đạt hiệu quả hơn. Việc ứng dụng công nghệ - kỹ thuật hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí cũng như tăng mức độ lập dự toán trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
f. Trình độ, năng lực lập dự toán
Trình độ, năng lực lập dự toán cũng có mối quan hệ cùng chiều với mức độ lập dự toán với hệ số 0,185. Trình độ, kiến thức và kỹ năng làm việc của nhân viên lập dự toán tác động rất lớn đến chất lượng của hệ thống các
báo cáo dự toán. Yêu cầu của đội ngũ nhân viên lập dự toán là phải am hiểu về quá trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có khả năng phân tích, dự đoán nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản lý một cách chính xác và kịp thời nhất để đưa ra các quyết định kinh doanh. Do đó, trình độ, năng lực lập dự toán tốt cũng chính là nguyên nhân làm tăng mức độ thực hiện công tác lập dự toán trong doanh nghiệp.
g. Phân cấp quản lý doanh nghiệp
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố phân cấp quản lý và mức độ thực hiện công tác lập dự toán có mối quan hệ cùng chiều với hệ số 0,146. Các doanh nghiệp có sự phân cấp rõ ràng và sử dụng các thông tin hữu ích từ công tác lập dự toán vào quá trình quản lý sẽ giúp cho doanh nghiệp kiểm soát, quản lý các bộ phận một cách hiệu quả hơn. Việc lập dự toán của doanh nghiệp không chỉ gắn với việc tổ chức thực hiện mà còn là cơ sở để thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát sau này. Việc quy trách nhiệm cho từng đối tượng, từng bộ phận cụ thể sẽ giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng nhà quản trị, qua đó góp phần làm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
h. Chế độ, chính sách Nhà nước
Nhân tố chế độ, chính sách Nhà nước do không có sự tương quan với mức độ thực hiện công tác lập dự toán nên bị loại khỏi mô hình hồi quy tuyến tính bội. Điều này là do các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc sử dụng các công cụ kế toán quản trị theo chính sách của Nhà nước vẫn còn chưa đầy đủ và hoàn thiện. Đi cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, hiện nay phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn đều có khả năng cập nhật và phổ biến chế độ, chính sách mới của Nhà nước một cách nhanh chóng nhưng điều này gần như không làm thay đổi mức độ lập dự
toán trong doanh nghiệp mà hầu như chỉ mới dừng lại ở việc thay đổi và áp dụng các chính sách mới vào hệ thống kế toán của doanh nghiệp mình.
Để đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ thực hiện công tác lập dự toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình so với một số tỉnh thành khác trong nước, tác giả đã tiến hành so sánh với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Quyên (2015) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ lập dự toán của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tiến Phương (2017) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Bảng 3.27. So sánh với các kết quả nghiên cứu trước về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ lập dự toán
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán Nghiên cứu của tác giả tại tỉnh Quảng Bình
Nghiên cứu của Lê Thị Quyên
tại TP. Đà Nẵng
Nghiên cứu của Nguyễn Tiến
Phương tại tỉnh Gia Lai
Quy mô doanh nghiệp
khác nhau +
+ +
Loại hình doanh nghiệp
khác nhau + N/A N/A
Thời gian hoạt động lâu
năm + + +
Kế hoạch, chiến lược + N/A N/A
Cơ sở vật chất, công nghệ - kỹ thuật + + + Trình độ, năng lực lập dự toán + + + Phân cấp quản lý + + + Chế độ, chính sách Nhà
nước N/A N/A N/A
(Nguồn: Tổng hợp từ các kết quả nghiên cứu)
Trong đó:
Dấu “+” là có sự tác động thuận chiều
Kết quả so sánh từ Bảng 3.27 cho thấy ngoài hai nhân tố loại hình doanh nghiệp và kế hoạch, chiến lược được tác giả đưa thêm vào mô hình nghiên cứu thì các nhân tố: quy mô; thời gian hoạt động; cơ sở vật chất, công nghệ - kỹ thuật; trình độ, năng lực lập dự toán; phân cấp quản lý đều có sự ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ thực hiện công tác lập dự toán ở cả 3 tỉnh thành. Nghiên cứu của Lê Thị Quyên (2015) tại thành phố Đà Nẵng và nghiên cứu của Nguyễn Tiến Phương (2017) tại tỉnh Gia Lai không bao gồm nhân tố chế độ, chính sách Nhà nước và trong nghiên cứu của tác giả, nhân tố này cũng không có ý nghĩa giải thích trong mô hình nên cũng được loại ra trước khi phân tích hồi quy tuyến tính bội.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm đặc điểm mẫu nghiên cứu, mức độ thực hiện các thành phần lập dự toán và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ lập dự toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Kết quả kiểm định bằng T- Test và ANOVA cho thấy có sự khác nhau về mức độ lập dự toán đối với nhân tố quy mô, loại hình và thời gian hoạt động của doanh nghiệp.
Trong phân tích hồi quy tuyến tính bội, nhân tố chế độ, chính sách Nhà nước do không có sự tương quan với biến phụ thuộc nên bị loại khỏi mô hình hồi quy. Bốn nhân tố: (1) kế hoạch chiến lược, (2) trình độ, năng lực lập dự toán, (3) phân cấp quản lý doanh nghiệp, (4) cơ sở vật chất, công nghệ - kỹ thuật có tác động cùng chiều đến mức độ thực hiện công tác lập dự toán.
Đây cũng chính là cơ sở để đưa ra các kiến nghị sẽ được trình bày trong Chương 4.
CHƯƠNG 4
HÀM Ý CHÍNH SÁCH TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU