Mức độ thực hiện công tác lập dự toán tại các doanh nghiệp trên địa

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 80 - 82)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.4.1. Mức độ thực hiện công tác lập dự toán tại các doanh nghiệp trên địa

trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với các thành phần dự toán được khảo sát, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có thực hiện lập dự toán nhưng tỷ lệ còn khá thấp. Các thành phần lập dự toán như dự toán tiêu thụ, dự toán chi phí bán hàng, dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp, dự toán Bảng cân đối kế toán, dự toán Báo cáo kết quả kinh doanh có tỷ lệ áp dụng cao nhất. Điều này cho thấy các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

đã vận dụng công cụ lập dự toán, tuy nhiên việc vận dụng công cụ này còn chưa nhiều và các doanh nghiệp còn chưa chú trọng trong việc thực hiện công tác lập dự toán để cung cấp thông tin trong việc đưa ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp.

Để đánh giá mức độ thực hiện các thành phần dự toán tại tỉnh Quảng Bình so với một số tỉnh thành khác trong nước, tác giả đã tiến hành so sánh với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Quyên (2015) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ lập dự toán của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tiến Phương (2017) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Bảng 3.26. So sánh với kết quả nghiên cứu trước về các thành phần dự toán Các thành phần lập dự toán Nghiên cứu của tác giả tại tỉnh Quảng Bình

Nghiên cứu của Lê Thị Quyên

tại TP. Đà Nẵng

Nghiên cứu của Nguyễn Tiến

Phương tại tỉnh Gia Lai

Dự toán tiêu thụ 2,94 3,64 2,72

Dự toán sản lượng sản xuất 2,59 2,29 2,61 Dự toán chi phí sản xuất 2,54 2,81 2,59 Dự toán giá vốn hàng bán 2,47 2,78 2,58 Dự toán chi phí bán hàng 2,83 3,55 2,71 Dự toán chi phí quản lý

doanh nghiệp

2,88 3,55 2,71

Dự toán vốn bằng tiền 2,66 3,26 2,66 Dự toán Bảng cân đối kế

toán

2,71 3,14 2,64

Dự toán Báo cáo kết quả kinh doanh

2,79 3,55 2,64

Trung bình 2,7122 3,1452 2,6192

Kết quả so sánh từ Bảng 3.26 cho thấy:

Mức độ thực hiện công tác lập dự toán trung bình tại tỉnh Quảng Bình thấp hơn 0,433 điểm so với thành phố Đà Nẵng và cao hơn 0,093 điểm so với tỉnh Gia Lai. Các thành phần dự toán như dự toán tiêu thụ, dự toán chi phí bán hàng và dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp có mức độ sử dụng cao nhất ở cả 3 tỉnh thành do đây là các dự toán cơ bản và quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiếp đến là dự toán Bảng cân đối kế toán, dự toán Báo cáo kết quả kinh doanh, dự toán vốn bằng tiền và thấp nhất là dự toán sản lượng sản xuất, dự toán chi phí sản xuất, dự toán giá vốn hàng bán.

Kết quả này phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, do thành phố Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương, có số lượng công ty trong và ngoài nước vào đây đầu tư rất nhiều, môi trường cạnh tranh gay gắt hơn khiến cho các doanh nghiệp cần nhiều thông tin hơn về kế toán quản trị nói chung và công cụ lập dự toán nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tại tỉnh Quảng Bình và tỉnh Gia Lai, số lượng doanh nghiệp lớn không nhiều, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp tuy có lập dự toán nhưng còn chưa chú trọng việc vận dụng các công cụ kế toán quản trị để cung cấp thông tin quản lý cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)