7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.5. Trình độ, năng lực lập dự toán
Dự toán là những tính toán, dự kiến phối hợp một cách chi tiết, tỉ mỉ và toàn diện về nguồn lực, cách thức huy động và sử dụng nguồn lực để thực hiện công việc bằng một hệ thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị. Vì vậy, công tác lập dự toán đòi hỏi người lập dự toán phải có đủ hiểu biết, kinh nghiệm và khả năng dự đoán, ước tính các khoản chi phí phát sinh. Một nhân viên có tầm nhìn tổng quát về hoạt động của doanh nghiệp, sử dụng các thông
tin quản lý một cách hiệu quả, có khả năng phân tích, phán đoán, ước lượng,…sẽ giúp cho các dự toán ngân sách được lập ra chính xác và toàn diện hơn. Theo kết quả nghiên cứu của Al-Omiri (2003); Ismail và King (2014), một đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ và năng lực là yếu tố nền tảng trong việc vận dụng các công cụ kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Để có được một bản dự toán lượng hóa cụ thể nhất các mục tiêu đề ra, trình độ và kinh nghiệm của các nhân viên lập dự toán đóng một vai trò rất quan trọng. Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng giả thuyết:
Giả thuyết H5: Mức độ thực hiện công tác lập dự toán tỉ lệ thuận với
trình độ, năng lực lập dự toán của doanh nghiệp.
2.2.6. Phân cấp quản lý doanh nghiệp
Nghiên cứu của Soobaroyen và Pourundersing (2008) cho thấy việc phân cấp quản lý càng lớn sẽ sử dụng càng nhiều kế toán quản trị trong đó có công cụ lập dự toán. Khi các nhà quản trị được phân quyền nhiều, họ sẽ phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong việc hoạch định và kiểm soát hoạt động liên quan, và khi đó họ sẽ sử dụng nhiều hơn các công cụ kế toán quản trị để phục vụ cho công tác quản lý của mình. Giả thuyết sau được xây dựng trên cơ sở đó.
Giả thuyết H6: Mức độ thực hiện công tác lập dự toán tỉ lệ thuận với
mức độ phân cấp quản lý doanh nghiệp.