7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.3. Nguyên tắc quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dược
Những khác biệt về kinh tế xã hội, mức sống của người dân đã dẫn đến tình trạng sản xuất và phân phối dược phẩm không đồng đều ở các nước. Thuốc chủ yếu được tập trung sản xuất và phân phối ở các nước phát triển ở 3 khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản nơi người dân có mức sống cao mặc dù dân số của các nước này chỉ chiếm 10% dân số thế giới. Ngược lại các nước còn lại ở Châu Á, Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi chiếm một lượng dân số đông đảo thì lượng thuốc sản xuất, phân phối đến lại chỉ chiếm một phần rất ít ỏi trong tổng doanh số dược phẩm sản xuất, phân phối. Người dân tại các nước đang phát triển cũng rất ít có cơ hội được tiếp cận với các loại thuốc mới do giá của các loại thuốc này là quá cao so với thu nhập bình quân của họ.
Những khác biệt trong mô hình bệnh tật cũng tác động không nhỏ đến việc tiêu dùng thuốc ở các nước. Đối với các nước công nghiệp phát triển tiêu dùng thuốc đa phần là các loại thuốc tim mạch, tâm thần - thần kinh, bệnh đường tiêu hoá và bệnh đường tiết liệu. Trong khi đó các nước đang phát triển như Việt Nam, tiêu dùng thuốc chủ yếu gắn với các bệnh nhiễm trùng và kí sinh trùng...
1.1.3. Nguyên tắc quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dược phẩm dược phẩm
Các nguyên tắc trong QLNN nói chung và QLNN đối với hoạt động kinh doanh thuốc tân dược nói riêng Nhà nước được ghi nhận trong các văn bản pháp luật Nhà nước, từ Hiến pháp, các văn bản luật đến văn bản dưới luật. Mỗi nguyên tắc QLLNN đối với hoạt động kinh doanh dược phẩm đều có nội dung riêng phản ánh từng khía cạnh khác nhau trong hoạt động quản lý và chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống nhất. Bao gồm các nguyên tắc sau:
-Thứ nhất, Nguyên tắc quản lý tập trung các hoạt động kinh doanh thuốc tân dược trên thị trường. Điều này thể hiện thông qua việc Chính phủ trao quyền cho các Bộ, ngành có liên quan hay mặt Chính phủ thực hiện QLNN các hoạt động kinh doanh dược phẩm. Đồng thời ở cấp địa phương có sự tuân thủ chặt chẽ, nhất quán mọi sự chỉ đạo trong hoạt động QLNN đối với thị trường sữa nhập khẩu. Đây là nguyên tắc chủ đạo trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh các mặt hàng nói chung và mặt hàng thuốc nói riêng. Nếu không tuân thủ nguyên tắc này sẽ dẫn đến sự buông lỏng công tác quản lý, làm nảy sinh tình trạng tùy tiện, lộn xộn trên thị trường thuốc, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người tiêu dùng.
- Thứ hai, nguyên tắc phân cấp quản lý trên thị trường mặt hàng thuốc tân dược. Việc phân cấp quản lý là sự phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp trong bộ máy QLNN về hoạt động kinh doanh dược phẩm. Mỗi cấp quản lý có những mục tiêu, nhiệm vụ, thẩm quyền và những phương tiện cần thiết để thực hiện một cách tốt nhất mục tiêu, nhiệm vụ của cấp mình. Việc phân cấp quản lý hết sức phức tạp, đòi hỏi phải xem xét từ nhiều góc độ khác nhau: kinh tế, chính trị, xã hội, trình độ dân trí, trình độ quản lý của cán bộ,… Có như vậy, mới đảm bảo cụ thể, hợp lý hoạt động QLNN việc kinh doanh dược phẩm trên thị trường theo đúng quy định pháp luật.
- Thứ ba, Nguyên tắc phối hợp kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương. Tùy theo chức năng, quyền hạn của mình các Bộ, cơ quan ngang Bộ có quyền ban hành văn bản pháp quy để thực hiện pháp luật thống nhất trong việc quản lý hoạt động kinh doanh dược phẩm. Đồng thời, thực hiện việc quản lý ở địa phương theo 3 cấp: (i) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; (ii) Quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; (iii) xã, phường, thị trấn. Sự phối hợp giữa quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương đối với hoạt động kinh doanh dược phẩm được thể hiện như sau: Các
Bộ và chính quyền địa phương phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý chuyên môn ở địa phương nhằm phát huy khả năng của cơ sở vật chất - kỹ thuật ở địa phương; ban hành và kiểm tra thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động quản lý đối với hoạt động kinh doanh