7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DƯỢC PHẨM
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15055’20” đến 16014’10” vĩ tuyến Bắc, 107018’30” đến 108020’00” kinh tuyến Đông, là thành phố cảng biển lớn nhất miền Trung, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Nam và Tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông. Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ cả nước, cách Thủ đô Hà Nội 765km về phía Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, nối vùng Tây Nguyên qua Quốc lộ 14B và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước Đông Bắc Á thông qua hành lang kinh tế Đông - Tây; nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển, đường hàng không quốc tế.
Ngoài ra, thành phố Đà Nẵng còn nằm gần năm di sản thiên nhiên, văn hóa thế giới: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Phong Nha, Nhã nhạc cung đình Huế. Các trung tâm kinh tế phát triển của các nước Đông Nam Á và Thái Bình Dương đều nằm trong phạm vi bán kính 2.000km tính từ thành phố Đà Nẵng, rất thuận tiện trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
b. Khí hậu và địa hình
cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, mùa mưa trùng với mùa bão nên thường có lũ lụt, mùa hè ít mưa, nền nhiệt cao gây hạn hán, một số cửa sông bị nước mặn xâm nhập, gây ảnh hưởng không tốt đến phát triển kinh tế, đời sống và sức khỏe dân cư.
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700-1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây bắc và tỉnh Quảng Nam. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.
c. Cơ sở hạ tầng
Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện có đủ 4 loại đường giao thông thông dụng là: đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không.
-Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua thành phố Đà Nẵng có chiều dài khoảng 30 km, với các ga Đà Nẵng, Thanh Khê, Kim Liên, Hải Vân Nam. Trong đó, ga Đà Nẵng là một trong những ga lớn của Việt Nam.
-Nằm ở trung độ cả nước, vấn đề giao thông đường biển của thành phố khá thuận lợi. Từ đây, có các tuyến đường biển đi đến hầu hết các cảng lớn của Việt Nam và trên thế giới. Với 02 cảng hiện có là cảng Tiên Sa và cảng Sông Hàn nằm ở vị trí khá thuận lợi, trang thiết bị hiện đại và một đội ngũ công nhân lành nghề, Cảng Đà Nẵng đảm bảo thực hiện tốt việc vận chuyển
hàng hóa đến các nơi khác trên thế giới.
-Sân bay hàng không quốc tế Đà Nẵng có diện tích là 150 ha (diện tích cả khu vực là 842 ha), với 2 đường băng, mỗi đường dài 3.048m, rộng 45m; có khả năng cho hạ cách các loại máy bay hiện đại như B747, B767, A320.
-Năm 2015, mạng lưới đường bộ toàn thành phố có chiều dài trên 1.200km, hầu hết là đường bê-tông nhựa, đã có 41 cầu (từ 25m trở lên) với tổng chiều dài gần 10,8km. Hệ thống giao thông kết nối với các tỉnh, thành bên ngoài có hầm đường bộ Hải Vân, Quốc lộ 14B, Quốc lộ 1A và sắp tới là đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi tạo điều kiện thuận lợi về giao thông và làm thay đổi cơ bản diện mạo của một đô thị thuộc loại sầm uất nhất ở miền Trung, Việt Nam. Hệ thống giao thông nội thị không ngừng được mở rộng, với nhiều công trình lớn trên địa bàn thành phố như đường Nguyễn Tất Thành, đường Ngô Quyền, đường Hoàng Sa, đường Trường Sa, cầu Sông Hàn, cầu Tuyên Sơn, cầu Thuận Phước… Ở nông thôn, các tuyến đường liên thôn, liên xã được bê-tông hóa và nhựa hóa, một số công trình cầu quan trọng (cầu sông Yên, cầu Tà Lang, cầu Trường Định, cầu Diêu Phong...) được xây dựng hoặc cải tạo nâng cấp đã phát huy hiệu quả, đáp ứng kịp thời sự phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn, giúp kết nối thông suốt mạng lưới giao thông đến các xã, các thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống và thu nhập của nông dân.
Hệ thống cấp nước và cấp điện cho sinh hoạt cũng như sản xuất đang dần được nâng cấp, xây dựng mới để phục vụ ngày càng tốt hơn cho đời sống của người dân cũng như cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thông tin liên lạc phát triển mạnh, được hiện đại hóa và trở thành trung tâm lớn thứ ba trong cả nước.
2.1.2. Điều kiện kinh tế
1997, tình hình kinh tế đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Bộ mặt thành phố đã thay đổi rất nhiều, từ cảnh quan đến chất lượng cuộc sống, môi trường đô thị.
Bảng 2.1. Tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (GDP) theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế
Năm
GDP Giá trị GDP theo khu vực kinh tế (tỷ đồng) Giá trị (Tỷ đồng) Tăng trưởng (%) Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ và thuế 2011 41.660 1.124 13.603 26.933 2012 46.451 11.5 1.139 15.306 30.006 2013 51.911 11.75 1.275 16.825 33.811 2014 57.821 11.39 1.248 19.125 37.448 2015 63.327 9.52 1.305 20.596 41.426 Cơ cấu (%) 2011 100 2.70 32.65 64.65 2012 100 2.45 32.95 64.60 2013 100 2.46 32.41 65.13 2014 100 2.16 33.08 64.77 2015 100 2.06 32.52 65.42
(Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng năm 2015)
Bảng số liệu tổng sản phẩm (GDP) của thành phố tăng dần đều qua các năm, tuy nhiên tóc độ tăng trưởng đang có xu hướng chậm lại. Cơ cấu kinh tế Đà Nẵng trong 5 năm qua không có biến động lớn giữa các ngành kinh tế và nghiên theo hướng: dịch vụ và thuế - công nghiệp và xây dựng – nông, lâm nghiệp và thủy sản. Dịch vụ và thuế luôn chiếu một tỷ trọng khá lớn, gần 65% tổng GPD, công nghiệp và dịch vụ chiểm trên 30% trong tổng cơ cấu nền kinh tế còn khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ đóng góp hơn 2% GPD và có xu hướng giảm.
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng đã thay đổi theo đúng hướng mà thành phố Đà Nẵng đề ra là thành trung tâm kinh tế - văn hoá – xã hội lớn, một cực phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; là hạt nhân gắn kết các địa phương, trở thành đầu tàu năng động, là trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ; là thành phố đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự tăng trưởng nhanh của các ngành dịch vu, công nghiệp xây dựng và nàng nông nghiệp thì vẫn được giữ ở mức ổn định. Các ngành dịch vụ của thành phố phát triển mạnh về quy mô và đa dạng các loại hình, trong đó bao gồm cả sự phát triển của các cơ sở kinh doanh dược phẩm đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng chung của kinh tế toàn thành phố.
2.1.3. Điều kiện xã hội
a. Quy mô và mật độ dân số
Năm 2015, ước dân số trung bình thành phố Đà Nẵng có 1.029.110 người, tăng 21.457 người so với năm 2014, tốc độ tăng 2,1%.
Bảng 2.2. Phân bố dân cư tại thành phố Đà Nẵng năm 2015
Tên quận Diện tích (km2) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/km2) Tổng số 979,88 1.028.838 800.73 Liên chiểu 74,52 158.558 2.127,72 Thanh Khê 9,47 190.877 20.155,97 Hải Châu 23,29 209.641 900,33 Sơn Trà 63,39 153.940 2.428,46 Ngũ Hành Sơn 40,19 76.273 1.897,81 Cẩm Lệ 35,84 108.704 3.033,04 Hòa Vang 733,18 130.845 178,46
Quy mô dân số giữa các quận, huyện còn chênh lệch, dân cư tập trung đông tại các quận nội thành. Mật độ dân số Đà Nẵng đứng ở vị trí 13 trên toàn quốc, trong khi diện tích xếp thứ 59 và có sự chênh lệch khá lớn giữa các quận, huyện. Hơn 4/5 dân số tập trung trên một diện tích bằng 1/4 diện tích toàn thành phố. Trong đó, quận Thanh Khê và quận Hải Châu chiếm 41,1% dân số thành phố nhưng diện tích đất chỉ chiếm 3,1% diện tích toàn thành phố.
b. Thu nhập và trình độ văn hóa
Trong những năm gần đây, đời sống của người dân tại thành phố đà nẵng đã được cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, năm 2015 mức thu nhập của người dân đạt 3,63 triệu đồng/ tháng, đã tăng 53% so với năm 2011. Bên cạnh đó, với sự quan tâm của chính quyền thành phố về cải thiện chất lượng cuộc sống, những chỉ tiêu như số bác sĩ đại học/vạn dân được cải thiện, mạng lưới điện được bao phủ khắp thành phố và 100% các hộ dân đều có điện sử dụng.
Bảng 2.3. Thu nhập và trình độ của người dân tại thành phố Đà Nẵng
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Thu nhập bình quân đầu người một tháng Nghìn đồng 2370,8 2933 3130,6 3611,5 3629,8 Số bác sĩ đại học/ vạn dân Bác sĩ 11,98 12,65 13,74 14,36 15,12 Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo % 41 42.2 43 44.2 45
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015
Bên cạnh việc thu nhập và chất lượng cuộc sống được cải thiện thì trong những năm qua trình độ của lực lượng lao động của thành phố cũng được
nâng cao. Đà Nẵng có nguồn nhân lực dồi dào với tỷ lệ lao động chiếm gần 50% dân số và được đào tạo cơ bản, trong đó tỉ lệ lao động đã qua đào tạo nghề của thành phố đạt 45%.