Thực trạng tổ chức bộ máy Quản lý Nhà nước đối với hoạt động

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 59 - 62)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy Quản lý Nhà nước đối với hoạt động

động kinh doanh dược phẩm

Bộ máy quản lý về kinh doanh dược phẩm tại thành phố Đà Nẵng được tổ chức theo mô hình quản lý nhà nước về kinh doanh dược ở tuyến địa

phương bao gồm: Ủy ban nhân dân và Sở y tế thành phố, các phòng chức năng thuộc Sở y tế (Phòng Nghiệp vụ dược, Thanh tra, Trung tâm kiểm nghiệm Đà Nẵng).

Uỷ ban nhân dân thành phố là cơ quan quản lý cao nhất tại Đà Nẵng, có trách nhiệm chỉ đạo Sở y tế và các cơ quan có liên quan ở địa phương trong việc phối hợp thực hiện các quy định về quản lý kinh doanh dược phẩm.

Sở y tế thành phố có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh doanh dược nhằm chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện những quy định về quản lý dược, mỹ phẩm và văcxin sinh phẩm y tế. Phối hợp, kiểm tra hành nghề Dược trên địa bàn tỉnh theo quy định của Nhà nước và Bộ Y tế. Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các đơn vị thực hiện những quy chế chuyên môn về Dược trong sản xuất, bảo quản, cung ứng và xuất nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ, các đơn vị trực thuộc Sở Y tế theo dõi, giám sát hoạt động thông tin, quảng cáo, giới thiệu thuốc và mỹ phẩm. Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả. Chủ trì, phối hợp với các ngành hữu quan trong việc phòng chống sản xuất, lưu thông thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc, lạm dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần trong ngành y tế.

Thanh tra dược: Thanh tra dược nằm trong thanh tra Sở y tế là cơ quan thuộc Sở Y tế, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở Y tế, đồng thời chịu sự hướng dẫn về công tác nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra thành phố, về nghiệp vụ của Thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Y tế, có trách nhiệm giúp Giám đốc Sở Y tế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Sở Y tế. Thanh tra dược có chức năng thực hiện quyền thanh tra

chuyên ngành về dược trong phạm vi quản lý nhà nước của Sở Y tế, thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ được giao của các đơn vị trực thuộc Sở Y tế; Xét giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân theo thẩm quyền; Tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, kiểm tra dược, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo thẩm quyền.

Trung tâm Kiểm nghiệm Đà Nẵng là đơn vị sự nghiệp, trực thuộc Sở Y tế, có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở Y tế trong việc kiểm tra, giám sát và quản lý chất lượng các loại thuốc, mỹ phẩm được sản xuất, tồn trữ, lưu hành và sử dụng tại địa phương.

Bảng 2.5. Số lượng cán bộ chuyên môn về dược tham gia QLNN về kinh doanh dược tại Đà Nẵng năm 2015

Chỉ tiêu Số lượng (Người) Tỷ lệ (%)

Tổng số cán bộ 34 100

Trình độ: - Đại học trở lên 23 68

- Cao đẳng 7 20

- Trung cấp 6 12

(Nguồn: Sở y tế Đà Nẵng)

Tuy nhiên, số lượng cán bộ chuyên môn về dược tham gia vào các công tác quản lý các hoạt động kinh doanh, phân phối thuốc trên địa bàn thành phố còn mỏng. Tại phòng chức năng của Sở y tế như phòng Nghiệp vụ Dược, phòng Hành nghề y dược và phòng Thanh, số lượng cán bộ có trình độ đại học trở lên (12 người) nhiều hơn ở các tuyến quận, huyện nhưng lại chủ yếu làm công tác điều hành và tham gia vào các quản lý nhiều mảng như thẩm định cấp các giấy chứng nhận, thanh tra, kiểm tra… trên toàn địa bàn thành phố. Các cán bộ tham mưu, quản lý ở các phòng y tế tuyến quận, huyện chủ yếu là trình độ trung cấp, cao đẳng nên gặp nhiều khó khăn trong công tác chỉ

đạo, kiểm tra, giám sát và triển khai thực hiện công tác dược tại cơ sở.

Với chức năng kiểm tra, giám sát và quản lý chất lượng các loại thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng trên địa bàn tỉnh, những năm qua, Trung tâm Kiểm nghiệm thành phố Đà Nẵng đã tăng cường công tác thanh, kiểm tra, qua đó kịp thời phát hiện các loại thuốc giả, thuốc kém chất lượng lưu hành trên địa bàn, góp phần đảm bảo chất lượng thuốc và các mặt hàng dược phẩm trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn nhân lực, trung tâm hiện chỉ có hơn 20 nhân sự làm việc và trong đó số lượng dược sĩ đại học trở lên trực tiếp làm công tác kiểm nghiệm chỉ có 6 người nên vẫn gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)