Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 85 - 89)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

- Phân bố điểm bán thuốc không đồng đều, tập trung chủ yếu ở các khu vực nội thành đông dân cư, còn ở các xã miền núi, các xã vùng xa thuộc huyện Hòa Vang thì nhiều nơi còn chưa có điểm bán thuốc phục vụ người dân.

- Hoạt động của các nhà thuốc GPP trên địa bàn thành phố Đà Nẵng còn tồn tại một số hạn chế về sắp xếp,bảo quản thuốc, về chấp hành các qui chế chuyên môn. Tình trạng dược sĩ đại học phụ trách chuyên môn thường xuyên vắng mặt còn khá phổ biến, đa số người bệnh không được tư vấn bởi dược sĩ đại học. Việc hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý chủ yếu do nhân viên bán thuốc là dược sĩ trung học và dược tá đảm trách. Các thuốc kê đơn vẫn được bán tự do không có đơn thuốc của bác sĩ. Hiện nay, sau khi Bộ Y tế quy định hành nghề dược không yêu cầu hộ khẩu trên địa bàn, nên trên thực tế đã xuất hiện tình trạng các dược sĩ đại học đang làm việc ở tỉnh, nhưng vẫn xin cấp chứng chỉ hành nghề dược tư nhân ở thành phố để cho thuê mở công ty, nhà thuốc. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên chủ yếu do ý thức chấp hành qui định, qui chế chuyên môn của nhân viên nhà thuốc chưa cao, việc thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc chưa có tính tự nguyện tuân thủ mà chủ yếu là hình thức đối phó.

- Công tác hậu kiểm, thanh tra các cơ sở kinh doanh dược phẩm không thể kiểm soát một cách đầy đủ, toàn diện, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế vì chế tài chưa đủ mạnh và thiếu nhân lực. Chỉ tập trung cho tiền kiểm cấp phép là đã kiệt sức. Hệ thống các phòng y tế quận, huyện quá thiếu về nhân lực, đặc biệt nhân lực dược mà lại phải quản lý địa bàn rộng và nhiều cơ sở.

- Công tác quản lý chất lượng vẫn còn nhiều tồn tại mà nguyên nhân do mặt hàng thuốc lưu hành trên thị trường ngày càng nhiều, đa số các thuốc sản xuất trong nước chưa được chứng minh về sinh khả dụng và tương đương sinh học, nhiều thuốc cổ truyền chưa có các tiêu chuẩn định tính, định lượng về tỷ lệ nhiễm khuẫn và nấm mốc, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hóa dược trộn lẫn vào thuốc đông dược thì khả năng kiểm nghiệm thuốc của Trung tâm kiểm nghiệm Đà Nẵng còn hạn chế do thiếu sự đầu tư về máy móc, trang thiết bị và con người. Nguồn thuốc mua bán tại các cơ sở kinh doanh dược phẩm

có phép, nhất là ở các điểm bán thuốc trái phép (phòng khám bệnh của bác sĩ có bán thuốc, thuốc đông y trộn lẫn corticoide,...) chưa được quản lý tốt, còn nhiều phức tạp. Ở đây qui luật hàng hóa của cơ chế thị trường cũng đã bộc lộ rõ nét và có tác động rất mạnh, người ta mua thuốc bất kỳ nguồn nào, miễn sao gía rẻ, bán theo thói quen của thầy thuốc kê đơn, sự mách bảo và thị hiếu của người dùng thuốc, quay vòng vốn nhanh, thu nhiều lãi.

- Vẫn chưa thể kiểm soát hoàn toàn được giá thuốc bán sỉ và lẻ trên địa bàn thành phố, do luật chưa quy định kiểm soát các tầng nấc trung gian, mua bán lòng vòng, làm tăng giá thuốc, cho phép cơ sở bán lẻ tự định giá,... là các kẽ hở để giá thuốc tăng cao bất hợp lý.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nội dung cơ bản của Chương 2 đi sâu phân tích thực trạng hoạt động của các cơ sở kinh doanh dược phẩm và thực trạng công tác QLNN của thành phố Đà Nẵng đối với các cơ sở kinh doanh dược phẩm đang hoạt động trên địa bàn. Trong chương này, tác giả đã phân tích làm sảng tỏ các vấn đề sau:

- Khái quát được đặc điểm và tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.

- Phân tích làm sáng tỏ thực trạng công tác QLNN của địa phương đối với cơ sở kinh doanh dược phẩm tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011- 2015 theo các nội dung QLNN đối với hoạt động kinh doanh dược phẩm đã đề cập trong Chương 1.

Căn cứ vào thực trạng QLNN của thành phố Đà Nẵng đối với các cơ sở kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố, tác giả đã đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những kết quả đạt được cũng như nguyên nhân của những hạn chế đang còn tồn tại. Kết quả nghiên cứu của Chương 2 sẽ là các điều kiện để tác giả thực hiện các nội dung giải pháp được đề xuất trong Chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DƯỢC PHẨM TRÊN ĐỊA

BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 85 - 89)