Hoàn thiện việc kiểm tra, kiểm soát, thanh tra hoạt động kinh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 97 - 102)

- Quy hoạch hệ thống nhà thuốc theo quy mô dân cư

3.2.5. Hoàn thiện việc kiểm tra, kiểm soát, thanh tra hoạt động kinh

doanh dược phẩm

a. Quản lý các cơ sở hoạt động kinh doanh dược phẩm

- Tăng cường công tác hậu kiểm, hướng dẫn các nhà thuốc đã đạt chuẩn GPP để duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động, khắc phục các tồn tại trong quá trình thực hiện GPP tại nhà thuốc.

- Đẩy mạnh công tác tập huấn về chuyên môn cũng như các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và sự hiểu biết về các quy chế hiện hành của các dược sĩ chủ nhà thuốc. Đồng thời tổ chức hướng dẫn các phòng Y tế trong công tác quản lý nhà nước đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ.

- Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động mua bán thuốc trên địa bàn; xử lý nghiêm minh đúng pháp luật các trường hợp mua bán thuốc trái phép, các cơ sở kinh doanh dược phẩm chưa đạt GPP vi phạm qui chế quản lý dược theo đúng qui định của pháp luật.

- Tăng cường tính công khai, minh bạch trong công tác kiểm tra, cấp giấy chứng nhận theo đúng qui định; đồng thời cần chú trọng phân cấp, nâng cao vai trò y tế quận/huyện trong công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở kinh doanh dược phẩm trên địa bàn nói chung và kiểm tra giám sát việc duy trì chuẩn GPP tại các nhà thuốc GPP.

- Phát huy vai trò của Hội Dược học trong công tác hậu kiểm, tự quản và giáo dục người hành nghề.

- Đẩy mạnh kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các trường hợp bác sĩ vừa khám bệnh, vừa bán thuốc, các hình thức liên kết không hợp pháp giữa phòng khám tư nhân và các nhà thuốc, hiệu thuốc liên quan.

Sở Khoa học Công nghệ môi trường, quân đội, tư pháp và các ngành liên quan theo chức năng của mình cần phối hợp chặt chẽ với ngành y tế và các cơ quan chính quyền địa phương để tiến hành thanh tra, kiểm tra xử lý kiên quyết những cơ sở kinh doanh dược bất hợp pháp theo đúng quy định hiện hành.

b. Quản lý giá

- Tiếp tục triển khai nhiệm vụ tổ công tác liên ngành gồm đại diện Sở Y tế, Sở Tài chính, Sở Công thương để xem xét việc kê khai lại giá thuốc. Kiến nghị Bộ Y tế thống nhất việc kê khai, kê khai lại giá thuốc tại một đầu mối là Cục Quản lý Dược, để đảm bảo công khai, minh bạch và công bố, cập nhật kịp thời giá thuốc cho người dân và các đơn vị liên quan trong việc thanh toán thuốc bảo hiểm y tế.

- Thực hiện thanh tra, kiểm tra thường xuyên về giá thuốc. Xử phạt nghiêm khi phát hiện các hành vi đầu cơ, nâng giá thuốc, móc ngoặc, mua bán lòng vòng.

- Xây dựng chính sách đặc thù để quản lý giá thuốc trên địa bàn Thành phố trên cơ sở hạn chế việc kinh doanh qua nhiều tầng nấc trung gian.

- Việc quy định thặng số tối đa bán lẻ thuốc đã được áp dụng tại các nhà thuốc bệnh viện, nay cần thí điểm cho các nhà thuốc trên địa bàn dân cư trước khi đề xuất vào Luật cho áp dụng rộng rãi (thặng số bán lẻ của các nhà thuốc thống nhất là 20%).

- Tổ chức lại hoạt động của nhà thuốc bệnh viện, triển khai chức năng cung ứng thuốc cho cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú. Tăng cường quản lý giá thuốc đầu vào tại các nhà thuốc bệnh viện.

- Kiểm soát hoa hồng kê đơn bằng biện pháp chuyên môn: bệnh viện tăng cường vai trò Hội đồng thuốc và điều trị, phân tích sử dụng thuốc hợp lý, xây dựng phác đồ điều trị, bình bệnh án, kiểm soát đơn thuốc. Định kỳ và đột xuất kiểm tra công tác kê đơn nội, ngoại trú.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý với các doanh nghiệp và bệnh viện, kịp thời nắm bắt thông tin về giá thuốc trên thị trường, thống kê và phân tích được sự thay đổi giá thuốc để chủ động quản lý giá thuốc; đẩy mạnh các nghiên cứu về kinh tế dược, đặc biệt các nghiên cứu về chi phí - hiệu quả để có thể đưa ra các khuyến cáo về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.

- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thầy thuốc và người dân sử dụng thuốc sản xuất trong nước nhằm từng bước thay đổi thói quen sử dụng thuốc nhập ngoại của thầy thuốc và người dân.

+ Nâng cao nhận thức, hiểu biết và tin tưởng của người dân vào chất lượng của các thuốc sản xuất trong nước.

+ Nêu cao lòng tự tôn dân tộc, phát huy tính tự lực, tự cường, ưu tiên dùng thuốc sản xuất trong nước là yêu nước.

+ Tăng cường hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng: phát thanh, truyền hình, báo chí, báo mạng... giới thiệu những tiến bộ, thành tựu của các doanh nghiệp dược đạt tiêu chuẩn GMP, GSP, GLP.

+ Phối hợp với ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội lồng ghép tuyên truyền trong các hoạt động phong trào, diễn đàn, hội thảo.

+ Tổ chức các hoạt động quảng bá, giới thiệu các sản phẩm thuốc sản xuất trong nước.

+ Tổ chức các cuộc Hội thảo chuyên đề chủ đề ưu tiên dùng thuốc sản xuất trong nước.

+ Xây dựng tài liệu truyền thông về thuốc sản xuất trong nước với nhiều hình thức phong phú: tờ rơi, áp phích, thông điệp giới thiệu, quảng cáo sản phẩm, băng hình, phim ảnh…

+ Công khai và minh bạch giá thuốc trên website của Sở y tế, các đơn vị tổ chức đấu thầu thuốc.

- Tổ chức đấu thầu thuốc hàng năm nhằm lựa chọn các nhà cung ứng thuốc có năng lực, uy tín, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc cho nhu cầu sử dụng của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập với giá thấp nhất theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

c. Quản lý chất lượng

Sở Y tế phối hợp với các bộ, ban, ngành và các đơn vị chức năng liên quan triển khai nhiều biện pháp phòng chống thuốc giả, thuốc kém chất lượng, cụ thể:

- Triển khai nâng cao năng lực và kiện toàn tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực dược và hiện đại hóa hệ thống kiểm nghiệm.

+ Củng cố và nâng cao năng lực của Trung tâm Kiểm nghiệm thành phố, từng bước đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị tiến tới đạt tiêu chuẩn GLP nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, kiểm tra chất lượng thuốc.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng thuốc, lấy mẫu thuốc sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường được thực hiện bởi hệ thống thanh tra, kiểm tra chất lượng thuốc của Trung tâm kiểm nghiệm thành phố để kịp thời phát hiện, thu hồi các lô thuốc kém chất lượng và thuốc giả.

+ Trung tâm kiểm nghiệm thuốc cụ thể hóa việc lấy mẫu và kiểm nghiệm thuốc cho từng quí, từng tháng trong năm. Đảm bảo việc lấy mẫu và kiểm tra thuốc tại 100% cơ sở sản xuất, 100% cơ sở bán buôn và 70% cơ sở kinh doanh dược phẩm trên địa bàn.

+ Hàng năm Trung tâm kiểm nghiệm lập kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ tại cơ sở. Thường xuyên cập nhật, áp dụng những kỹ thuật mới do tuyến trên chuyển giao và hướng dẫn.

- Áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật thuốc theo quy định của Bộ Y tế để đánh giá các thuốc tham gia đấu thầu cung ứng cho các đơn vị khám bệnh, chữa bệnh nhằm lựa chọn các thuốc đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng; đồng thời củng

cố, nâng cấp kho bảo quản thuốc của các cơ sở y tế công lập trên địa bàn đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt bảo quản thuốc - GSP”.

- Đảm bảo chất lượng thuốc, tăng cường thực hiện công tác thông tin thuốc, dược lâm sàng

+ Tăng cường hoạt động thông tin thuốc, dược lâm sàng tại các cơ sở y tế. Cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời các thông tin về thuốc cho cán bộ y tế và người bệnh.

+ Củng cố hoạt động tư vấn về thuốc cho người sử dụng tại các điểm bán thuốc.

+ Duy trì đều đặn công tác thông tin về thuốc qua các hoạt động hội thảo, tập huấn, nghiên cứu khoa học.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, đồng thời tham mưu cho cơ quan chức năng xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông, phân phối, cung ứng thuốc giả, thuốc kém chất lượng trên thị trường.

+ Phối hợp liên ngành giữa Y tế, Công An, Hải Quan, Quản lý Thị trường, Uỷ ban nhân dân …và các tổ chức các cơ quan quản lý dược các địa phương để giải quyết tận gốc vấn đề thuốc giả, phòng chống thuốc kém chất lượng, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc.

+ Ngành Văn hoá thông tin, Báo, Đài phát thanh và truyền hình cần có trách nhiệm phối hợp với ngành y tế và các ngành chức năng, các đoàn thể nhân dân đẩy mạnh tuyên truyền thanh tra dưới nhiều hình thức để mọi người dân thấy được tình trạng thuốc giả, thuốc kém phẩm chất vẫn lén lút lưu hành và thấy được tác hại của việc khám chữa bệnh, bán thuốc lén lút không được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động. Từ đó mọi người dân tự giác thực hiện giúp cơ quan có trách nhiệm phát hiện và xử lý đối với những người vi phạm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)