7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.4. Chính sách của quản lý Nhà nước
Ngành kinh doanh dược phẩm là một ngành kinh doanh đặc biệt bởi hàng hóa của nó không đơn giản là hàng hóa thông thường khác mà nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng, ảnh hưởng đến các vấn đề phúc lợi xã hội, sự phát triển chung của đất nước... Các chính sách quản lý được đưa ra nhằm:
+ Định hướng hành vi của các chủ thể tham gia thị trường trong các lĩnh vực : sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán buôn, bán lẻ, tiêu dùng dược phẩm theo những mục đích, mục tiêu đã định trước của Nhà nước.
+ Điều tiết các hành vi không phù hợp các vấn đề bức xúc phát sinh, điều tiết những mất cân đối của thị trường nhằm tạo ra một hành lang pháp lý cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng dược phẩm theo các mục tiêu đề ra.
+ Kích thích sự phát triển của thị trường dược phẩm theo các mục tiêu đã xác định.
+ Hạn chế những bất cập của thị trường dược phẩm, giảm thiểu những rủi ro đối với các chủ thể tham gia thị trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung chương 1 nhằm nghiên cứu những cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dược phẩm:
-Khái niệm, nguyên tắc và ý nghĩa của quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dược phẩm.
-Bộ máy quản lý nhà nước vê dược.
-Các nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dược phẩm.
+ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đối với kinh doanh dược phẩm.
+ Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh doanh dược phẩm + Quy hoạch mạng lưới các cơ sở kinh doanh dược phẩm. + Quản lý điều kiện kinh doanh dược phẩm
+ Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh dược phẩm.
Từ đó làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DƯỢC PHẨM TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG