Quy hoạch mạng lưới các cơ sở kinh doanh dược phẩm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 36 - 38)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Quy hoạch mạng lưới các cơ sở kinh doanh dược phẩm

Quy hoạch mạng lưới kinh doanh dược phẩm là việc sắp xếp và hoàn thiện hệ thống cung ứng và phân phối thuốc của Việt Nam, nhằm hướng tới thực hiện 2 mục tiêu cơ bản của Chính sách Quốc gia về thuốc là:

– Bảo đảm cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng cho công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân. Với tính xã hội hóa cao, với sự tham gia của các thành phần kinh tế, mạng lưới phân phối thuốc phát triển mạnh mẽ trên toàn quốc, đảm bảo đủ thuốc cho nhu cầu điều trị, người dân có thể dễ dàng tiếp cận cơ sở kinh doanh dược phẩm.

– Bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, có hiệu quả: Bộ Y tế tích cực và cương quyết triển khai Chính sách quản lý chất lượng toàn diện, đảm bảo chất lượng thuốc từ sản xuất đến tận tay người tiêu dùng, đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý an toàn.

Việc cần phải xây dựng, phát triển và quản lý hệ thống lưu thông phân phối và cung ứng thuốc từ trung ương đến địa phương nhằm chủ động điều tiết ổn định thị trường thuốc, phục vụ tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ người dân, bảo đảm mọi người dân có nhu cầu đều có thể tiếp cận được với nguồn thuốc có chất lượng và giá cả hợp lý.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo đưa ra 6 tiêu chuẩn để hướng dẫn, giám sát và đánh giá việc cung ứng thuốc tốt ở tuyến y tế cơ sở ở các nước như sau [21,114] :

- Thuận tiện:

+ Điểm bán thuốc gần dân: Người dân đi đến điểm bán thuốc không mất nhiều thời gian với phương tiện đi lại (xe đạp, đi bộ); các điểm bán thuốc cần bố trí để người dân có thời gian đi mua thuốc trong khoảng từ 30 - 60 phút bằng phương tiện thông thường.

hiệu thuốc phục vụ 24/24 giờ để phục vụ cấp cứu và thủ tục mua bán thuận lợi, nhất là thuốc thông thường không cần đơn thuốc của bác sỹ (OTC).

- Kịp thời: Cơ cấu chủng loại và số lượng mặt hàng thuốc phải đầy đủ, đa dạng, phong phú; có sẵn, đủ các loại thuốc đáp ứng nhu cầu, có thuốc cùng loại để thay thế; có sẵn, đủ các loại thuốc thiết yếu và đủ về số lượng thuốc đáp ứng yêu cầu người mua.

- Chất lượng thuốc đảm bảo: Chất lượng thuốc phải luôn đảm bảo tốt, có hiệu quả điều trị, cơ sở bảo quản thuốc đảm bảo theo qui định, không bán những thuốc: chưa có số đăng ký hoặc chưa được phép nhập khẩu, sản xuất; thuốc kém chất lượng; thuốc giả hoặc thuốc quá hạn dùng.

- Giá cả hợp lý: Niêm yết giá công khai và bán theo giá niêm yết. Có giá cả hợp lý và giá ổn định tương đối (theo không gian, thời gian) và không tăng giá khi nhu cầu tăng, có đủ các loại thuốc cùng chủng loại tuy nguồn gốc khác nhau, thuốc nội, thuốc ngoại, thuốc mang tên gốc, biệt dược để phù hợp với khả năng tài chính của người mua.

- Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý: Người bán thuốc có trình độ chuyên môn về dược theo qui định (tối thiểu là Dược tá), có đạo đức, tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng, không đơn thuần chạy theo lợi nhuận, chấp hành tốt các qui chế chuyên môn và các qui định khác, có trách nhiệm cao, hướng dẫn tận tình cho khách hàng về kiến thức sử dụng thuốc an toàn, hợp lý; bao gói chu đáo thuốc trước khi đưa cho khách hàng và ghi chép nhãn thuốc đúng, đủ các nội dung, yêu cầu cần thiết trên túi thuốc giao cho khách hàng, chấp hành nghiêm túc chế độ kế toán, làm nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ với nhà nước.

- Kinh tế: Giá thuốc hợp với khả năng chi trả của người bệnh (đặc biệt người nghèo), đảm bảo đủ lợi ích điều trị tốt và chi phí thấp, hợp lý với toàn xã hội và người bệnh; thực hiện đúng, đủ các nghĩa vụ thuế của nhà nước qui

định; đảm bảo thu nhập và lãi hợp lý cho người bán thuốc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)