MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 102)

- Quy hoạch hệ thống nhà thuốc theo quy mô dân cư

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghị với Sở Y tế

- Chủ trì phối hợp với Sở tài chính, Sở công thương và các cơ quan liên quan kiểm tra việc niêm yết giá, bán theo giá niêm yết, kê khai giá, đăng ký giá, kiểm soát các yếu tố hình thành giá đối với các sản phẩm về dược, triển khai thực hiện các biện pháp để bình ổn giá.

- Khuyến khích các cơ sở áp dụng các tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs) trong sản xuất, bảo quản, kinh doanh, kiểm nghiệm thuốc. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc, các doanh nghiệp và cơ sở hành nghề dược tư nhân việc tuân thủ, thực hiện tốt các quy định của ngành. Hàng năm, thanh tra Sở Y tế xây dựng kế hoạch, phối hợp với Phòng Y tế huyện, thành phố và các cơ quan liên quan như Quản lý thị thường, Công an kinh tế thường xuyên tiến hành thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm duy trì ổn định thị trường dược phẩm trên địa bản thành phố.

- Kiến nghị Bộ Y tế xây dựng mức giá bán lẻ tối đa đối với thuốc có cùng hoạt chất để tránh sự chênh lệch giá cao giữa các cơ sở bán lẻ.

- Phối hợp với Phòng Y tế các quận, huyện, thành phố để thực hiện quản lý dược trên địa bàn, kịp thời gửi các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế chuyên môn về dược tới các phòng y tế; hằng năm tổ chức tập huấn những nội dung về chuyên môn và quản lý tới lãnh đạo các phòng y tế; định kỳ 6 tháng 1 lần thông báo danh sách các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dược tới các phòng y tế biết và phối hợp quản lý.

- Ngành y tế chủ trương phát động phong trào thi đua, nêu cao tinh thần, trách nhiệm, gương mẫu trong công tác quản lý, hành nghề dược tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi để hệ thống các cơ sở hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn thành phố ngày càng phát triển mạnh mẽ.

về dược đến các đối tượng hành nghề dược và cán bộ làm công tác chuyên môn, quản lý dược và báo cáo vào quí III hàng năm

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng theo phân cấp quản lý, đẩy mạnh tăng cường quản lý các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn, trước mắt kiểm tra việc đăng ký và cấp giấy phép hành nghề của tất cả các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn. Đồng thời kiểm tra các điều kiện hành nghề, chất lượng, chủng loại, nguồn gốc các sản phẩm dược đang được lưu hành ở tất cả các cơ sở kinh doanh dược, các trường hợp vi phạm cần được xử lý nghiêm túc theo quy định hiện hành.

- Khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học đối với cán bộ, công chức và người lao động trong lĩnh vực dược qua việc lồng ghép với chế độ xét thi đua, khen thưởng hàng năm. Phấn đấu mỗi năm đều có đề tài hoặc sáng kiến khoa học trong lĩnh vực dược được đưa vào ứng dụng thực tế.

- Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các ngành chức năng hỗ trợ việc đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao các công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong quản lý, sản xuất, bảo quản và kiểm nghiệm thuốc trên địa bàn tỉnh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Căn cứ vào những phân tích và đánh giá thực trạng trong công tác QLNN đối với hoạt động của các cơ sở kinh doanh dược phẩm tại Đà Nẵng thời gian qua, nội dung Chương 3 tập trung đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với các cơ sở kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố trong thời gian tới. Các giải pháp bao gồm:

- Giải pháp hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh dược phẩm.

- Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh doanh dược phẩm.

- Hoàn thiện mạng lưới kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố. - Hoàn thiện công tác quản lý đăng ký hoạt động kinh doanh dược phẩm.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động của các cơ sở kinh doanh dược phẩm.

Để các giải pháp hoàn thiện công tác QLNN đối với các cơ sở kinh doanh dược phẩm được thực hiện, tác giả nêu kiến nghị với Sở Y tế và ủy ban nhân dân thành phố. Các kiến nghị tập trung vào vấn đề về tạo cơ chế hỗ trợ, cơ chế phối hợp và tăng cường công tác hậu kiểm, tuyên truyền đối với cơ sở kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

KẾT LUẬN

Thuốc chữa bệnh đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Sự thiếu hụt thuốc có thể gây những mối quan tâm lo lắng cho nhân dân, và trong một số hoàn cảnh đặc biệt có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống chính trị - xã hội. Trong những năm qua nhu cầu người dân sử dụng thuốc luôn tăng. Do vậy, các cơ quan quản lý nhà nước tại thành phố Đà Nẵng đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm đảm bảo thuốc cho nhân dân và ngành dược có trách nhiệm đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu hợp lý về thuốc phòng chữa bệnh cho nhân dân.

Qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy rõ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm, qua đó đánh giá đúng thực trạng quản lý của các cơ quan chức năng đới với hoạt động của các cơ sở kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong 5 năm từ 2011 đến 2015, tìm ra nguyên nhân, những hạn chế; trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp chủ yếu, phù hợp với tình hình thực tế tại thành phố nhằm đẩy mạnh quản lý hoạt động kinh doanh dược phẩm. Những kết quả nghiên cứu này hy vọng sẽ góp phần tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dược phẩm trên địa bàn Đà Nẵng trong thời gian đến.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

[1] Bộ Y tế (2010), Thông tư số 43/2010/TT-BYT ngày 15/12/2010 của Bộ Y tế quy định lộ trình thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” GPP; địa bàn và phạm vi hoạt động của cơ sở kinh doanh dược phẩm

[2] Bộ Y tế (2010), Thông tư số 09/2010/TT-BYT ngày 28/4/2010 của Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý chất lượng thuốc

[3] Bộ Y tế (2011), Thông tư số 46/2011/TT-BYT ngày 21/12/2011 của Bộ Y tế về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”

[4] Bộ Y tế - Bộ Tài chính – Bộ Công thương (2011), Thông tư liên tịch số 50/2011/TT-BYT-BTC-BCT ngày 30/12/2011 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc dùng cho người.

[5] Bộ Y Tế (2007), Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT ngày 24/01/2007 về việc triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” trong các cơ sở kinh doanh dược phẩm.

[6] Bộ y tế (2010), Thông tư 09/2010/TT-BYT ngày 28/4/2010 về hướng dẫn quản lý chất lượng thuốc.

[7] Bộ y tế (2011), Thông tư số 15/2011/TT-BYT ngày 19/4/2011 quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở kinh doanh dược phẩm trong bệnh viện.

[8] Bộ y tế (2013), Thông tư số 10/2013/TT-BYT sửa đổi, bổ sung thông tư số 02/2007/TT-BYT bổ sung một số điều về điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật dược.

[9] Mai Văn Bưu, Phan Kim Chiến (1999), Giáo trình sau đại học Quản lý nhà nước về kinh tế, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật,

[10]Chính phủ (2005), Đề án Tăng cường quản lý nhà nước về dược giai đoạn 2005 đến 2015.

[11]Chính phủ (2006), Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược.

[12]Chính phủ (2007), Thông tư số 02/2007/TT-BYT ngày 24/01/2007 Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều về điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của Luật Dược và Nghị định 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược.

[13]Chính phủ (2011), Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá.

[14]Chính phủ (2012), Nghị định 89/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 79/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 quy định, chi tiết thi hành một số điều của Luật dược.

[15]Chính phủ (2013), Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.

[16] Chính phủ (2013), Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

[17]Tô Thành Chung (2013), Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh thuốc tân dược trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, Trường đại học Thương mại.

[18]Công trình dự thi “Nhà kinh tế khỏe năm 2010” (2010), Nghiên cứu về việc sản xuất và phân phối thuốc của các công ty dược Việt Nam và một số giải pháp hoàn thiện, trường Đại học kinh tế Hồ Chí Minh. [19]Cục thống kê thành phố Đà Nẵng (2011, 2012, 2013, 2014, 2015), Niên

giám thống kê qua các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, Đà Nẵng

[20]Trần Cúc (2014), Đánh giá thực trạng hoạt động của các nhà thuốc đạt chuẩn GPP trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Luận án Dược sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Dược Hà Nội.

[21]Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Viết Hùng (2013), Giáo trình Quản lý và Kinh tế Dược, Nhà xuất bản y hoc.

[22]Bùi Thanh Nguyệt (2015), Phân tích việc thực hiện tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc – GPP” của các nhà thuốc tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Đại học Dược Hà Nội.

[23]Quốc hội (2005), Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14/6/2005.

[24]Sở Y tế Đà Nẵng (2011, 2012, 2013, 2014, 2015), Báo cáo công tác dược các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015

[25]Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu (2005), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, Nhà xuất bản lao động và xã hội.

[26]Ngô Huy Toàn (2010), Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học kinh tế quốc dân.

[27]Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2010), Đề án “Phát triển ngành dược của thánh phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020”

Websites

[28]Website Sở Y tế Đà Nẵng, www.yte.danang.gov.vn [29]Website Cục quản lý dược, www.dav.gov.vn

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

(theo Biên bản họp Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ họp vào ngày 26 tháng 08 năm 2017)

1. Thông tin chung của học viên

Họ và tên học viên: Đồng Huỳnh Khánh Hòa

Lớp: K31.QLK.ĐN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Ngày bảo vệ: Ngày 26 tháng 08 năm 2017

Tên đề tài: Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dược

phẩm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Võ Xuân Tiến

2. Ý kiến đóng góp và nội dung sửa chữa

TT Ý kiến đóng góp

của Hội đồng

Nội dung đã chỉnh sửa (nếu bảo lưu nội dung thì phải

giải trình) Vị trí tham chiếu trong luận văn đã chỉnh sửa 1

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập các thông tin thứ cấp được chọn lọc và tổng hợp từ các tài liệu như: Luật Dược năm 2005, Nghị định số 79/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/8/2006 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược, Thông tư số 02/2007/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 24/01/2007 Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều về điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của Luật Dược và Nghị định 79/2006/NĐ-CP, Thông tư số 43/2010/TT- BYT ngày 15/12/2010 của

thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” GPP; địa bàn và phạm vi hoạt động của cơ sở kinh doanh thuốc, Các báo cáo công tác dược các năm từ 2011 đến 2015, các báo cáo từ biên bản thanh tra, kiểm tra nguyên tắc “Thực hành thuốc tốt” của các phòng ban thuộc Sở Y tế Đà Nẵng. - Phương pháp đối chiếu: để đánh giá thực trạng thực hiện quản lý các cơ sở kinh doanh dược phẩm, rút ra những vấn đề còn vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về kinh doanh các sản phẩm về dược, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn hiện tại địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Phương pháp thống kê mô tả: thu thập tài liệu, phân tích, thổng hợp, so sánh số liệu giữa các năm (so sánh số tương đối và số tuyệt đối) trong công tác quản lý các hoạt động của cơ sở kinh doanh dược phẩm để đánh giá các nhận định, từ đó rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu thông qua việc xử lý số liệu bằng phương pháp thống kế toán học trên excel. - Phương pháp phân tích tổng hợp, chọn lọc: từ những số liệu thu thập, chọn lọc những kết quả nghiên

thành công, hạn chế và nguyên nhân của nó trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh dược phẩm. Từ đó đưa ra được phương hướng, mục tiêu và các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiểu quả quản lý của cơ quan nhà nước về kinh doanh dược phẩm tại Đà Nẵng.

2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Để bài luận văn được hoàn thiện và có được những đóng góp thiết thực cho việc nâng cao công tác quản lý kinh doanh dược phẩm tại Đà nẵng phải dựa vào các cơ sở lý luận quan trọng từ các giáo trình về quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và kinh tế dược nói riêng, cùng với đó là các bài viết, và công trình nghiên cứu về các đề tài tương tự của các tác giả trước đó. Từ đó, tác giả có được những nhận định chính xác hơn trong công tác nghiên cứu luận của mình.

- Mai Văn Bưu, Phan Kim Chiến (1999), Giáo trình sau đại học Quản lý nhà nước về kinh tế, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế trình bày về sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước về kinh tế; làm rõ những khái niệm cơ bản, quy luật và nguyên

quản lý kinh tế vĩ mô: pháp luật, kế hoạch, chính sách tài sản quốc gia và phương thức quản lý nhà nước về kinh tế. Nêu lên các nhóm mục tiêu cơ bản của quản lý nhà nước về kinh tế: mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế, công bằng kinh tế và phúc lợi kinh tế tổng hợp và 3 cách tiếp cận chức năng quản lý nhà nước về kinh tế: theo quá trình quản lý, theo tính chất tác động và theo yếu tố, lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế quốc dân. Sơ lược về quá trình thực hiện quyết định quản lý của nhà nước với các bước cơ bản: phân tích vấn đề - xây dựng phương án quyết định – đánh giá và lựa chọn phương án tốt nhất – tổ chức thực hiện quyết định, dưới hình thức chủ yếu là hệ thống văn bản quản lý nhà nước. Giới thiệu chung về cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở 4 cấp: cấp Trung ương và ba cấp địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã). Đồng thời làm rõ vai trò, vị trí và đặc trưng cơ bản của cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế, đưa ra phương pháp và đánh giá thực trạng của đội ngũ quản lý kinh tế để có phương hướng đổi mới công tác cán

Hằng, Lê Viết Hùng (2013), Giáo trình Quản lý và Kinh tế Dược, Nhà xuất bản y hoc.

Giáo trình trình bày những những kiến thức cơ bản, cốt lõi nhất khi bước đầu tiếp cận những tri thức trong nghiệp vụ quản lý kinh tế của ngành dược. Các kiến thức cơ bản về quản lý kinh doanh: các chức năng, kỹ năng, các phương pháp hoạch định và điều hành chiến lược sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu và hoạt động cung ứng thuốc tại khoa Dược bệnh viện… Kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế trong các lĩnh vực chính của ngành dược.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 102)