6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.3. Vai trò quan niệm “Lễ” của Khổng Tử
Thứ nhất, quan niệm “Lễ” của Khổng Tử đóng vai trò quan trọng trong
việc đưa Nhân, Nghĩa vào cuộc sống hàng ngày, đưa Nhân, Nghĩa trở thành quy tắc, đi sâu vào tâm lý của con người, giáo dục con người tự nguyện tuân theo để duy trì trật tự kỷ cương trong xã hội.
Lễ được xem là chuẩn mực đạo đức của con người. Những tính tốt như cung kính, dũng cảm, cẩn thận, ngay thẳng mà không tuân theo Lễ thì đều là những hành vi xấu. Khổng Tử cho rằng: “cung nhi vô lễ, tắc lao; thận nhi vô lễ, tắc tỹ; dũng nhi vô lễ, tắc loạn; trực nhi vô lễ, tắc giảo” [12, Luận ngữ, Thái Bá, tr. 120,]. Điều này có nghĩa là: Cung kính quá lễ thành ra lao nhọc thân hình; cẩn thận quá lễ thành ra nhát gan; dũng cảm quá lễ thành ra loạn nghịch; ngay thẳng
quá lễ thành ra gắt gỏng, cấp bách. Hoặc là, “phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động” [12, Luận ngữ, Nhan Uyên, tr. 180]. Nghĩa là, sắc chi chẳng hạp lễ thì mình đừng ngó, tiếng chi chẳng hạp lễ thì mình đừng nghe, lời chi chẳng hạp lễ thì mình đừng nói, việc chi chẳng hạp lễ thì mình đừng làm.
Lễ là toàn bộ những quy tắc ứng xử, mang tính nghi thức và nội dung văn hóa yêu cầu mọi người phải luôn tuân theo. Lễ đòi hỏi mọi thành viên trong xã hội từ vua quan đến hạng thứ dân, ai cũng phải xác định đúng vị thế của mình trong xã hội, gọi đúng chức danh, làm đúng phận sự của mình. Lễ được diễn ra từ việc tế lễ thần thánh, thờ cúng tổ tiên, đến mọi quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, anh em, bạn bè, đến những nghi thức trong ma chay, cưới xin, cúng giỗ, tết, đến cung cách đi đứng, chào hỏi, ăn uống, trang phục…tất cả đều phải có Lễ, phải tuân theo Lễ.
Thứ hai, Lễ tạo ra tình cảm thiện mỹ.
Trong không khí lễ nghi, với những trang phục nghiêm túc, con người không thể không vươn tới hoặc trở về với tính thiện, nghĩ tới điều nhân. Lễ tiết chế con người sống có đức độ, đó là, những cái thường tình ở con người nếu có thừa thì thường hay xa xỉ, nếu thiếu thốn thì lại dè xẻn, nếu ngăn cấm thì hoang dâm, không tiết độ thì tổn thất, buông thả lòng dục. Vì vậy, trong ăn uống thì phải có hạn, y phục thì phải có tiết chế, nhà cửa đúng kiểu cách…là đề phòng nguyên nhân gây nên loạn. Lễ giúp con người giữ đúng đạo phải trái, trật tự trên dưới: “Đạo đức nhân nghĩa không có lễ không thành, dậy bảo sửa đổi phong tục không lễ không đủ, xử việc phân tranh kiện tụng không lễ không không quyết, vua tôi trên dưới, cha con, anh em không lễ không định, học tập nhờ thầy không lễ không thân thiết, xếp đặt triều chính, điều hành quân lính, ở chốn công đường không lễ không nghiêm…Bởi thế người quân tử (người có lễ) dung mạo phải ung dung, trong lòng phải kính cẩn, giữ gìn phép tắc, xử thế nhường nhịn để làm
sáng rõ lễ” [16, tr. 184, 185]. Lễ còn dạy cho con người biết rõ thân sơ, quyết sự hiềm nghi, làm sáng rõ phải trái, trên dưới có thứ bậc rõ ràng, làm cho con người có lòng khoan dung, độ lượng, nhân ái…
Khổng Tử là người đề cao Lễ nên ông yêu cầu mọi người, từ vua quan đến thường dân đều phải nghiêm khắc với chính bản thân mình trong lời nói lẫn việc làm, kể cả việc nhỏ nhất trong sinh hoạt hàng ngày. Khổng Tử không những kêu gọi mọi người thực hiện theo Lễ mà bản thân ông cũng là người luôn tuân thủ chấp hành theo Lễ.
Như vậy, Lễ của Khổng Tử là đạo lý, là phép tắt, là hành vi chính trị, qua đó giúp con người duy trì, phân rõ tôn ti trật tự trong gia đình, ngoài xã hội, quốc gia. Lễ có ý nghĩa giúp cho con người phòng ngừa trước những điều xấu xảy ra, hướng con người làm những điều thiện, điều hay, lẽ phải cho xã hội. Người có