Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa gia đình nhà trường và xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan niệm lễ của khổng tử với việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông tỉnh bình định hiện nay (Trang 92 - 93)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa gia đình nhà trường và xã hội

Trong quá trình phát triển nhân cách toàn diện của học sinh không thể thiếu sự kết hợp giáo dục giữa gia đình - nhà trường và xã hội, sự phối hợp này tạo ra môi trường thuận lợi, sức mạnh tổng hợp để giáo dục đạo đức học sinh.

Ngày nay, các bậc cha mẹ thường xuyên chăm lo cho đời sống gia đình về mặt kinh tế. Do yêu cầu, tính chất công việc nên ít có thời gian quan tâm hoặc không có điều kiện gần gũi, chăm sóc con cái của mình hoặc do tính chất chủ quan, ỷ lại của cha mẹ cho rằng việc con cái có trở thành người tốt hay không là do cách giáo dục của nhà trường nên “phó mặc” cho nhà trường. Bên cạnh đó, trong chương trình giảng dạy của các trường THPT hiện nay thì khối lượng kiến thức văn hóa truyền đạt cho học sinh quá nhiều nên đôi lúc nội dung giáo dục đạo đức chưa được đầu tư quan tâm đúng mức, chưa nắm bắt được tất cả học sinh có biểu hiện lệch chuẩn về hành vi đạo đức. Do vậy, để giáo dục đạo đức học sinh đạt kết quả tốt thì nhất thiết cần phải có sự phối hợp kịp thời, phù hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội. Sự phối hợp này cần phải thể hiện bằng những việc làm cụ thể và thiết thực, cha mẹ muốn con của mình trở thành người tốt thì phải liên lạc chặt chẽ với nhà trường để nắm rõ tình hình học tập, rèn luyện đạo đức, đặc biệt là liên lạc với giáo viên chủ nhiệm lớp. Đối với nhà trường thì không ngừng liên lạc chặt chẽ với PHHS để nắm bắt điều kiện, hoàn cảnh gia đình, tâm lý, sở thích, sở trường…của học sinh, nhất là PHHS có con em học lực yếu, thường xuyên vi phạm nội quy của lớp, trường nhằm đưa ra

phương pháp uốn nắn, khắc phục kịp thời những sai lệch về hành vi. Để làm được điều này, nhà trường và PHHS phải thống nhất trong việc quản lý, giáo dục học sinh thông qua một số việc làm cụ thể như: PHHS và nhà trường phải nắm bắt thông tin về địa chỉ, điện thoại, email…lẫn nhau để liên hệ khi cần thiết; cho học sinh viết bản cam kết nội quy trường học; nhà trường thông báo lịch học, nghỉ lễ, các hoạt động hướng nghiệp, ngoại khóa để PHHS theo dõi…

Nhà trường và gia đình phải phối hợp chặt chẽ với xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhà trường phải tham mưu với chính quyền địa phương kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh vào tiêu chuẩn để xếp loại gia đình văn hóa, thông báo tới chính quyền địa phương những học sinh cá biệt vi phạm đạo đức, phối hợp với địa phương, gia đình cùng giáo dục. Phối hợp với công an địa phương nhằm ngăn chặn, xử lý những hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật, tổ chức bàn giao học sinh về sinh hoạt hè tại địa phương do Đoàn thanh niên phụ trách. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương, công an phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua các chuyên đề như: tuyên truyền Luật an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, các ngày lễ truyền thống, tấm gương người tốt, việc tốt…đi đôi với tăng cường lực lượng nhằm ngăn chặn, xử lý, giáo dục đối với học sinh vi phạm Luật giao thông đường bộ như: đi xe máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, đi không đúng phần đường quy định, đi xe hàng hai, hàng ba trở lên, lạng lách, đánh võng; tham gia vào tệ nạn xã hội; sử dụng chất kích thích; trộm cắp…và gửi giấy thông báo đến nhà trường, gia đình để có biện pháp giáo dục thích hợp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan niệm lễ của khổng tử với việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông tỉnh bình định hiện nay (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)