Đối với gia đình

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan niệm lễ của khổng tử với việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông tỉnh bình định hiện nay (Trang 95 - 99)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.2. Đối với gia đình

Gia đình là cái nôi trong việc hình thành nhân cách, lối sống, phẩm chất đạo đức cho con cái. Việc nuôi nấng và chăm sóc để con cái trưởng thành đã khó thì việc giáo dục con cái không vi phạm các chuẩn mực đạo đức, trở thành công dân tốt cho xã hội lại càng khó hơn. Do vậy, để giáo dục con cái trở thành người tốt thì gia đình cần phải:

Thứ nhất, ông bà, cha mẹ phải luôn gương mẫu

Trong gia đình, con cái chịu ảnh hưởng rất nhiều ở tính cách, phẩm chất, lối sống của người lớn tuổi, đặc biệt là cha mẹ. Vì vậy, ông bà, cha mẹ phải là tấm gương sáng cho con cháu noi theo. Đây là nguyên tắc có tính chất quyết định đến việc giáo dục đạo đức, đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con cái. Con cái rất nhạy cảm và hay bắt chước nên cha mẹ phải làm gương cả trong lời nói, cử chỉ, việc làm…để con cái học hỏi và làm theo. Để làm được điều này, cha mẹ phải là người mẫu mực trong mọi lời nói và hành động ứng xử, nếu cha mẹ không làm được điều này thì sẽ dẫn đến phản tác dụng trong giáo dục con cái. Chẳng hạn như: Cha mẹ luôn nhắc con phải cảm ơn nhưng chính

cha mẹ lại không bao giờ nói cảm ơn người khác; cha mẹ luôn bắt con phải lễ

phép chào hỏi người lớn tuổi nhưng chính cha mẹ lại không chào hỏi người khác; cha mẹ luôn bảo con phải sống chân thành, không được nói xấu bạn bè và người khác nhưng chính cha mẹ lại nói xấu đồng nghiệp, người hàng xóm… Đồng thời, cha mẹ còn phải gương mẫu trong việc nhận lỗi với con cái khi mình làm điều sai, việc nhận lỗi không những giúp cha mẹ lấy lại hình ảnh tốt đẹp trong mắt con cái mà con tăng thêm sự tôn trọng, yêu thương, gần gũi của con cái đối với cha mẹ.

Thứ hai, phải biết con để dạy con

Ngoài việc việc nuôi dưỡng để con cái khỏe mạnh về thể chất, cha mẹ cần phải tìm hiểu tâm lý tính cách của con cái để có biện pháp giáo dục con cái cho

kịp thời, phù hợp. Để làm được điều này, cha mẹ không những phải biết con cái mà còn phải khéo dạy, phải tiến hành việc bồi dưỡng, giáo dục con cái một cách có kế hoạch, cha mẹ phải nắm bắt được hứng thú và sở trường của con để tăng cường bồi dưỡng giáo dục để con cái có lòng say mê và niềm tin, động lực trong học tập và khám phá năng lực vốn có của bản thân. Nếu cha mẹ ngăn cản sở thích, hứng thú, chí hướng, bắt làm những việc không thích thì con cái rất khó để trở thành người năng động, sáng tạo, có thành tích tốt trong học tập, thậm chí còn khiến con cái có những suy nghĩ tiêu cực về cha mẹ của mình.

Biết con để dạy con, ngoài việc cần chú ý tới hứng thú, sở trường của con cái còn phải hiểu rõ tính cách, tâm lý con cái, chú ý điều chỉnh bổ sung, bồi dưỡng để con cái phát triển toàn diện. Ở độ tuổi này, con cái có những biểu hiện như: không thích tâm sự, hỏi han với cha mẹ, không thích tham gia sinh hoạt chung với gia đình, thay đổi tính tình đột ngột, vui đó rồi buồn đó. Do đó, cha mẹ phải là người gần gũi, bình tĩnh theo dõi, tạo không gian riêng tư và không được cáu gắt nổi giận khi con cái làm trái ý mình hoặc làm điều sai.

Thứ ba, dạy con phải nghiêm khắc

Ngày nay, việc dạy dỗ con cái phải có phương pháp đúng đắn, phù hợp thì con cái mới trở thành người tốt. Quan niệm nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái trong thời kỳ ngày nay phải khác về phương diện biểu hiện so với thời kỳ trước, nếu ngày xưa, lối giáo dục nghiêm khắc với con cái là “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” thì ngày nay lối giáo dục nghiêm khắc đó không còn phù hợp. Lối giáo dục nghiêm khắc ngày nay là thận trọng trong việc nuôi dạy con cái, cha mẹ không quyết định mọi việc theo cảm tính mà phải có sự kết hợp cùng lý trí. Không cần thiết phải tạo cho con cái có ấn tượng sợ sệt về hình ảnh người cha, người mẹ quá nghiêm khắc. Nếu trong thời kỳ trước, cha mẹ hoàn toàn làm chủ thông tin mà con cái tiếp xúc nên việc dạy dỗ chỉ là vạch ra những

điều nên làm và không nên làm. Quyền lực của cha mẹ vì thế đóng vai trò tuyệt đối trong việc giáo dục. Ngày nay, con cái tiếp xúc với rất nhiều mối quan hệ xã hội, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông, do đó, con cái tiếp cận và biết được nhiều thông tin nên con cái có những cách nghĩ, phản ứng khác hơn về cách ứng xử của cha mẹ. Vì vậy, việc nghiêm khắc của cha mẹ phải mang tính thuyết phục, giải thích nhiều hơn là bắt buộc.

Như vậy, nghiêm khắc trong việc giáo dục con cái không phải là nóng giận, cáu gắt hay cứng rắn, cấm đoán, ép con làm những việc nặng nhọc ngoài sức chịu đựng so với lứa tuổi mà nghiêm khắc chính là có phương pháp uốn nắn hành vi con cái theo chuẩn mực đạo đức tốt đẹp. Do vậy, bậc làm cha mẹ phải ý thức được trách nhiệm của mình trong việc định hướng và phát huy tính sáng tạo nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất. Cha mẹ cần phải trang bị đầy đủ về kiến thức và kỹ năng giáo dục để định hướng sự phát triển nhân cách, lối sống cho con cái. Nếu giáo dục không có định hướng con cái sẽ không phát huy được khả năng vốn có của mình, đồng thời, nếu cha mẹ định hướng một cách chủ quan theo kỳ vọng và ý thích, con cái sẽ cảm thấy căng thẳng, suy sụp thể chất và tinh thần, thậm chí là oán trách cha mẹ, dẫn đến mất niềm tin vào cuộc sống, giao du với bạn bè xấu và sa vào tệ nạn xã hội.

Thứ tư, phải đối xử với con cái bằng sự tôn trọng

Quan niệm cho rằng, con cái là do mình sinh ra cho nên con cái phải luôn tôn trọng và nghe lời mình, nếu không nghe lời và làm theo quan điểm của cha mẹ thì cho rằng con cái vô lễ, vô đạo đức với cha mẹ, mặc dù con cái đưa ra lý do chính đáng, đúng đắn. Tuy nhiên, ngày nay, với sự phát triển xã hội, mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái cũng cần phải có sự thay đổi trong việc giáo dục con cái. Do đó, các bậc cha mẹ cần phải có sự tôn trọng khi đối xử với con cái. Đây có thể là điều mới mẻ đối với các bậc cha mẹ áp dụng lối giáo dục ngày xưa

với quan niệm cho rằng, con cái phải luôn tuân thủ mệnh lệnh do cha mẹ đặt ra mà không cần phản hồi từ phía con cái của mình. Để làm được điều này, cha mẹ nên lắng nghe ý kiến, quan điểm của con cái về một vấn đề nào đó và đừng bao giờ bác bỏ theo cách của một “người lớn” đối với “con nít”, cho dù những điều con cái nói ra những điều ngây ngô đến đâu cũng vậy. Nếu quan điểm của con cái không phù hợp hoặc sai thì cha mẹ cần cân nhắc thận trọng, lựa chọn ngôn từ thật khéo léo để giúp con nhận ra điều đó chứ không nên vội vàng đánh giá, kết luận quan điểm sai lầm, không phù hợp của con; cha mẹ cần phải biết lắng nghe những tâm sự của con cái về việc học, chuyện bạn bè, thầy cô, chuyện vui buồn, định hướng nghề nghiệp trong tương lai…với sự cảm thông. Bởi vì, không phải mọi suy nghĩ của cha mẹ đều giống với con cái của mình, đôi khi là những quan điểm mới của thời đại mà cha mẹ chưa có điều kiện tìm hiểu hoặc chưa biết; theo sự phát triển của độ tuổi thời kỳ THPT, cha mẹ cần tôn trọng con cái với tư cách là người trưởng thành, điều này sẽ giúp cho con cái tự tin trong các mối quan hệ với cha mẹ, thầy cô, bạn bè… Đồng thời, cha mẹ nên chia sẻ cho con cái chịu trách nhiệm của mình về những công việc trong gia đình, nếu con cái làm sai thì cha mẹ đừng nên nặng lời phê phán, chỉ trích mà nhẹ nhàng an ủi, động viên và dành cho con cái một cơ hội khác để chứng tỏ trách nhiệm, năng lực của mình đối với cha mẹ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan niệm lễ của khổng tử với việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông tỉnh bình định hiện nay (Trang 95 - 99)