Dùng Lễ để góp phần xây dựng trật tự kỷ cương học đường

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan niệm lễ của khổng tử với việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông tỉnh bình định hiện nay (Trang 83 - 86)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Dùng Lễ để góp phần xây dựng trật tự kỷ cương học đường

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định, số lượng học sinh THPT vi phạm các chuẩn mực đạo đức là không hề nhỏ, nếu không có biện pháp uốn nắn, xử lý kịp thời thì điều tệ hại hơn, những hành vi lệch chuẩn về đạo đức sẽ có điều kiện lây lan nhanh đến những học sinh khác, kể cả học sinh chăm ngoan, học giỏi. Bởi vì, trong độ tuổi này, tâm lý học sinh nhạy cảm, dễ thay đổi, luôn luôn học hỏi, làm bất kỳ điều gì mình thích, bắt chước những hành vi của người khác, bất kể là hành vi đó xấu hay tốt mà không hiểu thấu đáo được làm như vậy sẽ có kết quả như thế nào, hậu quả ra sao.

Vì vậy, việc dùng Lễ để xây dựng trật tự kỷ cương học đường là điều cần thiết. Tuy thời đại và quan niệm sống có phần thay đổi, nhưng những phần tích cực về quan niệm Lễ của Khổng Tử vẫn còn nguyên giá trị trong việc giáo dục đạo đức học sinh theo trật tự, kỷ cương về lối sống, nhân cách làm người. Điều này có thể chứng minh rằng, không ai phản đối việc giáo dục học sinh trong nhà

trường phải yêu mến, kính trọng và biết ơn, vâng lời, chăm sóc, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, phải sống thật thà, hòa thuận với anh chị em, biết thờ phụng tổ tiên, dòng họ, biết cảm ơn, biết xin lỗi… Ở nhà trường, phải kính trọng, biết ơn, vâng lời, thật thà với thầy cô giáo - người đã có công dạy dỗ chúng ta kiến thức và học làm người; đối với bản thân, phải chuyên cần học tập, học hỏi những gì tốt đẹp từ bạn bè, giúp đỡ bạn bè, bảo vệ bạn bè trước cái xấu… Đó là chưa kể giáo dục cho học sinh về kỹ năng sống, hướng các em nhận thức về cái thiện, cái ác, cái tốt, cái xấu, hướng các em đến lẽ sống tốt đẹp ở đời, tránh xa các tệ nạn xã hội, sống có trách nhiệm với xã hội…Tuy nhiên, đó là cách lý luận vấn đề, còn thực trạng trật tự kỷ cương trong trường học ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh xảy ra tình trạng như: nói dối, gian lận trong kiểm tra, thi cử, kích động chia rẽ bạn bè trong lớp, vô lễ với giáo viên, đi học trễ, bỏ giờ, trốn học… Vì vậy, để giải quyết, loại bỏ những vấn đề trên, nhà trường cần phải xây dựng trật tự kỷ cương chặt chẽ thông qua nội quy như: đi học phải đúng giờ; trang phục theo đúng quy định; tham gia đầy đủ các buổi chào cờ đầu tuần; trong giao tiếp ứng cử thì cần phải có thái độ lịch sự, tôn trọng, lễ phép đối với Ban giám hiệu, cán bộ giáo viên và nhân viên nhà trường, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện, không xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của người khác, không nói tục, chửi thề, không mang điện thoại đến trường; trong việc bảo vệ tài sản của nhà trường thì phải có trách nhiệm giữ gìn, sử dụng an toàn, tiết kiệm, không phá phách làm hư hỏng các trang thiết bị, tắt đèn, quạt, và các thiết bị điện khác trong phòng học sau khi tan học; trong việc giữ gìn an ninh trật tự thì cần phải giữ im lặng, không gây ồn ào, ảnh hưởng đến các lớp khác, không được sử dụng các chất kích thích (rượu bia, thuốc lá, ma túy…), không tham gia vào các tệ nạn xã hội như mại dâm, mê tín dị đoan, không nghe theo lời xúi giục của các thế lực phản động, thù địch; chấp hành quy định về trật tự an toàn giao thông như: đội

mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện, không chở hai, chở ba, lạng lách, đánh võng, không đua xe trái phép…; trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường thì học sinh cần phải có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường, xây dựng nếp sống văn hóa xanh - sạch - đẹp, nghiêm cấm việc vứt rác bừa bãi, không tự ý viết, vẽ, dán lên tường, bảng, bàn ghế trong các phòng học, phòng thực hành… Để những quy định này được học sinh nhớ và thực hiện, nhà trường cần phải phổ biến rộng rãi đến từng học sinh trong suốt cả năm học. Bên cạnh đó, giáo viên cần phải tổ chức cho học sinh thảo luận, tranh luận về những vấn đề đạo đức của một người học sinh cần phải có, cần phải rèn luyện và học tập…làm sao cho học sinh hiểu được, tự nguyện rèn luyện và thực hiện. Đồng thời cần phải có những hình thức động viên, khen thưởng kịp thời những học sinh thực hiện tốt, gương mẫu và xử phạt nghiêm minh học sinh vi phạm nội quy của nhà trường, của Sở giáo dục - đào tạo ban hành, trong đó, việc xử phạt cần phải khéo léo để học sinh nhận ra cái sai của mình để sửa đổi hành vi chứ không nên xử phạt theo kiểu “trù dập” học sinh, không để cho học sinh đi vào “bước đường cùng” mà qua hình thức kỷ luật phải mở ra cho học sinh một hướng đi, tạo điều kiện cho học sinh chuộc lại lỗi lầm để trở thành người tốt.

Tuy nhiên, để việc giáo dục học sinh tuân theo theo trật tự kỷ cương, Ban giám hiệu nhà trường, cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường bên cạnh sự quan tâm, yêu thương, chăm lo, giúp đỡ, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, hiểu biết tâm lý…của học sinh thì chính bản thân đội ngũ Ban giám hiệu, cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường phải là tấm gương tốt cho học sinh noi theo. Điều này có thể thấy, nếu trong nhà trường mà cán bộ giáo viên không tôn trọng nhau, mất đoàn kết, làm tổn hại đến uy tín, danh dự lẫn nhau, tham ô, lời nói của thầy cô giáo không đi đôi với việc làm, thầy cô giáo vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông (đi xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chạy quá tốc độ quy

định, vượt đèn đỏ…), sử dụng các chất kích thích (rượu bia, thuốc lá, ma túy…), tham gia vào các tệ nạn xã hội (cờ bạc, mại dâm, ma túy…), xả rác bừa bãi, gia đình sống bất hòa, bạo hành gia đình…sẽ làm cho học sinh mất niềm tin vào chính sự giáo dục, dạy dỗ của nhà trường, từ đó có thể dẫn đến hành vi tiêu cực là không làm theo nội quy do nhà trường đề ra.

Như vậy, dùng Lễ để góp phần xây dựng trật tự kỷ cương học đường

hướng tới mục đích cơ bản là nhằm giáo dục cho học sinh hiểu biết những nội dung cơ bản về những nguyên tắc, nội quy của nhà trường để học hỏi và làm theo. Đồng thời, thông qua đó giúp học sinh hiểu được vị trí, vai trò của mình trong mối quan hệ với bạn bè, giữa thầy và trò, tạo điều kiện để xây dựng mối

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan niệm lễ của khổng tử với việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông tỉnh bình định hiện nay (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)