6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.4. Mối quan hệ giữa quan niệm “Lễ” với Nhân, Nghĩa, Pháp, Nhạc, Hòa
với mọi người. Người không học Lễ sẽ không biết lập thân, không có được khuôn phép trong gia đình và ngoài xã hội. Ngoài ra, quan niệm “Lễ” của Khổng Tử còn huy động dư luận xã hội phê phán những người không tuân theo Lễ, nghĩa là không biết liêm sĩ, làm điều xấu, không tuân theo tôn ti trật tự thứ bậc. Nếu con người vi phạm Lễ thì sẽ cắn rứt lương tâm, do đó nó có tác dụng tích cực đến con người, yêu cầu con người phải luôn ngay thẳng, trung thực, làm điều đúng cho xã hội.
1.2.4. Mối quan hệ giữa quan niệm “Lễ” với Nhân, Nghĩa, Pháp, Nhạc, Hòa Hòa
Thứ nhất, mối quan hệ giữa Lễ với Nhân
Chữ Nhân bao gồm hai chữ nhân và nhị hợp lại thành một chữ, nghĩa là
tạp, nhưng xét lại cho cùng về mặt phương diện chính trị thì Nhân có thể được hiểu:
- Khi Phàn Trì hỏi về đức Nhân, Khổng Tử đáp: “Ái nhơn” (Nhân là thương người) [12, Luận ngữ, Nhan Uyên, tr. 192].
- Khi Nhan Uyên hỏi Khổng Tử về đức Nhân, Khổng Tử trả lời rằng: “Khắc kỷ, phục lễ vi nhân. Nhứt nhựt khắc kỷ, phục lễ, thiên hạ qui nhân yên. Vi nhân do kỷ, nhi do nhơn hồ tai ?” [12, Luận ngữ, Nhan Uyên, tr. 180]. Điều này có nghĩa là, làm nhân là khắc kỷ, phục lễ, tức là chế thắng lòng tư dục, vọng niệm của mình mà theo lễ tiết. Ngày nào mà mình khắc kỷ, phục lễ ngày đó mọi người trong thiên hạ tự nhiên cảm hóa mà theo về đức Nhân. Vậy làm Nhân do nơi mình, chớ há do ai sao ?
- Khi học trò tên là Trọng Cung hỏi về đức Nhân, Khổng Tử đáp rằng: “Xuất môn như kiến đại tân; sử dân, hư thừa đại tế; kỷ sở bất dục, vật thi ư nhơn. Tại bang vô oán, tại gia vô oán” (Khi ra khỏi nhà, mình phải giữ cho trang nghiêm kính cẩn dường như sắp gặp khách quí; khi sai dân làm việc công, mình sốt sắng thận trọng dường như thừa hành một cuộc cúng tế lớn. Trong nước ai chẳng oán mình; ở nhà, ai chẳng ghét mình. Đó là hạnh của người nhân) [12, Luận ngữ, Nhan Uyên, tr. 180].
- Khi Tử Trương hỏi đức Khổng Tử về cách làm Nhân, Khổng Tử cho rằng: “Năng hành ngũ giả ư thiên hạ, vi nhân hỹ...cung, khoan, tín, mẫn, huệ. Cung tắc bất vũ; Khoan tắc đắc chúng; tín tắc nhơn nhậm yên; mẫn tắc hữu công; huệ tắc túc dĩ sử nhơn” [12, Luận ngữ, Dương Hóa, tr. 272]. Điều này có nghĩa là: Khổng Tử đáp với học trò rằng, người nhân là người có thể làm cho năm điều đức hạnh phổ cập trong thiên hạ đồng thời giải thích năm điều đó là: Tự mình nghiêm trang tề chỉnh, có lòng rộng lượng, có đức tín thật, mau mắn siêng năng, thi ân bố đức. Nếu mình có lòng rộng lượng, thì mình thu phục lòng
người. Nếu mình có đức tín thật, thì người ta tin cậy mình. Nếu mình mau mắn siêng năng, thì làm được công việc hữu ích. Nếu mình thi ân bố đức, thì mình sai khiến người được.
- Khi Tử Cống hỏi về người Nhân: “Như hữu bác thí ư dân, nhi năng tế chúng, hà như ? Khả vị nhân hồ ?” Khổng Tử trả lời: “Hà sự ư nhân ? Tất giã thánh hồ. Nghiêu, Thuấn kỳ do bệnh chư! Phù, nhân giả, kỷ dục lập nhi lập nhơn; kỷ dục đạt nhi đạt nhơn; năng cận thủ thí; khả vị nhân chi phương giả dĩ” [12, Luận ngữ, Ung Dã, tr. 96]. Có nghĩa là, Tử Cống hỏi Khổng Tử rằng, ví như có người thi ân bố đức cho khắp cả dân gian, lại hay cứu thế cho đại chúng, thì nên nghĩ cho người ấy như thế nào ? Có nên gọi là người nhân chăng ? Khổng Tử trả lời rằng, Sao chỉ gọi là người nhân thôi ? Phải gọi họ là thánh mới xứng. Vua Nghiêu, vua Thuấn cũng khó mà làm xong những việc ấy. Người Nhân hễ muốn tự lập lấy thân mình thì cũng lo mà thành lập cho người; hễ muốn làm cho mình thông đạt thì cũng lo làm cho người được thông đạt; hễ xử với mình như thế nào thì cũng xử với người xung quanh mình như thế ấy. Đó là những phương pháp phải thi hành để trở thành người đức Nhân.
Nhân biểu hiện trong tất cả các mối quan hệ xã hội, từ chỗ con cái yêu thương cha mẹ (hiếu), em hòa thuận với anh chị (đễ), bề tôi “trung” với vua, vua yêu thương bề tôi, cha mẹ yêu thương con cái (từ)...Trong đó, hiếu đễ là gốc, bởi vì, nếu môt người mà không biết yêu quý cha mẹ, anh chị em của mình thì không thể có lòng yêu quý người khác, nếu có cũng chỉ là giả dối, vị kỷ mà thôi.
Nhân và Lễ có mối quan hệ với nhau, không tách rời nhau, phụ thuộc lẫn nhau, có cái này thì phải có cái kia và ngược lại. Người có Nhân không thể không theo về với Lễ và người đã theo đúng Lễ là người có Nhân. Trong mối quan hệ này, Khổng Tử cho đức Nhân là gốc của Lễ và Nhạc. Ông viết “Nhơn nhi bất nhân như lễ hà? Nhơn nhi bất nhân như nhạc hà?” [12, Luận ngữ, Bát
Dật, 32]. Có nghĩa là, người ta mà chẳng có lòng Nhân, làm sao mà thi hành lễ tiết. Con người chẳng có lòng Nhân làm sao mà thi hành âm nhạc. Điều này thể hiện Lễ gốc ở kính, người bất Nhân chẳng có niềm cung kính, đâu có thể hành lễ cho nghiêm trang. Nhạc chủ ở hòa, người bất Nhân chẳng có niềm hòa khí thì đâu có thể nào trổi nhạc cho tinh vi được. Do đó người không có đức Nhân thì Lễ là vô nghĩa và nhạc cũng chẳng để làm gì.
Lễ là hình thức biểu hiện của Nhân. Con người sẽ không đạt được Nhân
nếu như nghe, nhìn, nói, làm trái Lễ. Khi Nhan Uyên hỏi Khổng Tử về điều mục của người đức nhân, Khổng Tử trả lời rằng: “Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động” (sắc chi chẳng hạp lễ thì mình đừng ngó, tiếng chi chẳng hạp lễ thì mình đừng nghe, lời chi chẳng hạp lễ thì mình đừng làm. Bốn điều ấy là điều mục của đức nhân đó) [12, Luận ngữ, Nhan Uyên, tr. 180].
Theo Khổng Tử, Lễ không phải là một nội dung hoàn toàn độc lập mà là một biểu hiện đạo đức luôn gắn liền với Nhân. Trong mối quan hệ giữa Nhân và Lễ thì Nhân là gốc, là nội dung, còn Lễ là biểu hiện của Nhân. Nếu không có Nhân mà dùng Lễ thì Lễ chỉ là hình thức sáo rỗng mà thôi, bởi vì Khổng Tử quan niệm rằng, trong các Lễ, việc xa xỉ chẳng bằng tiết kiệm, trong tang lễ, đầy đủ tang lễ chẳng bằng việc thương xót người đã mất. Như vậy, ở đây, Khổng Tử khẳng định trong việc thực hành Lễ thì không gì bằng tấm lòng đức Nhân của con người.
Khổng Tử cho rằng, người không có lòng Nhân thì Lễ chỉ là hình thức mà thôi. Nhà cầm quyền nếu không có đức Nhân mà càng trọng Lễ thì càng thủ cựu, càng trở nên độc tài. Pháp điển mà không lập theo tình Nhân thì dễ hóa ra tàn khốc. Do đó, Lễ là để giữ sự tôn ti, phân biệt trên dưới, giai cấp. Nhân là tình người, nếu không có tình người thì làm sao mà hòa hợp nhau được, người này
người khác, giai cấp này với giai cấp khác chỉ coi nhau như kẻ thù, người trên ức hiếp người dưới, người bề dưới chống đối người bề trên.
Như vậy, để đạt được Nhân thì con người cần phải có Lễ, Lễ là hình thức biểu hiện của Nhân, con người sẽ không đạt được Nhân nếu như: xem, nghe, nói, làm điều trái Lễ. Do đó, Nhân và Lễ là hai mặt của một vấn đề, Nhân là chuẩn để quy định Lễ, Lễ là phương tiện để thực hiện Nhân. Nhân và Lễ là hạt nhân trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử, từ Nhân và Lễ có thể dịch ra cả một hệ thống các khái niệm đạo đức như trung, hiếu, nghĩa, tín...
Thứ hai, mối quan hệ giữa Lễ với Nghĩa
Trong học thuyết của mình, Khổng Tử ít bàn luận đến Nghĩa nhưng ông luôn hành động theo Nghĩa. Theo Khổng Tử, Nghĩa là lẽ phải, là điều hay, điều đúng, hợp đạo lý mà con người phải làm, không hề mưu tính đến lợi ích cá nhân. Việc nên làm mà không làm là bất Nghĩa, còn việc không nên làm mà làm cũng là bất Nghĩa. Theo ông, bậc quân tử làm việc cho đời, không có việc gì mà người ấy cố ý làm, không có việc gì người ấy cố ý bỏ, hễ hợp nghĩa thì làm, nếu không làm theo điều Nghĩa thì không đáng mặt là đấng quân tử: “Phi kỳ quỉ nhi tế chi, siễm giả. Kiến nghĩa bất vi, vô dõng giả” (thấy việc đáng làm để giúp người, thế mà không chịu ra tay, người như vậy là nhát gan, không đáng mặt quân tử) [12, Luận ngữ, Vi chính, tr. 28] hay “quân tử chi ư thiên hạ giã, vô thích giã, vô mịch giã, nghĩa chi dữ tỷ” (bậc quân tử làm việc cho đời, không có việc gì mà người cố ý làm, không có việc gì người cố ý bỏ, hễ hợp nghĩa thì làm) [12, Luận ngữ, Lý nhân, 54].
Nghĩa có mối quan hệ với Lợi, con người ta sinh sống được trong xã hội dựa vào Nghĩa và Lợi, Lợi để nuôi cuộc sống con người về mặt thể chất, Nghĩa nuôi cuộc sống con người về mặt tâm hồn. Tâm không có Nghĩa thì không vui được, thân không có Lợi không yên. Cái Nghĩa nuôi sống người ta lớn hơn cái
Lợi. Cho nên, thấy cái Lợi phải nghĩ đến điều Nghĩa, không nên vì Lợi mà làm mất Nghĩa.
Khổng Tử luôn đặt Nghĩa đối lập với Lợi, ông cho rằng: “Quân tử dụ ư nghĩa; tiểu nhơn dụ ư lợi” (Bậc quân tử tinh tường về việc nghĩa, kẻ tiểu nhơn rành rẽ về việc lợi” [12, Luận ngữ, Lý nhân, tr. 58]. Theo Khổng Tử, đã là người quân tử thì không bao giờ thấy điều Lợi mà bỏ việc Nghĩa. Nếu làm việc phi Nghĩa mà được giàu sang thì đành chịu nghèo khổ còn hơn: “Phạn sơ tự, khúc quăng nhi chẩm chi, lạc diệc tại kỳ trung hỹ. Bất nghĩa nhi phú thả quí, ư ngã như phù vân” (Ăn cơm thô, uống nước lã, co cánh tay mà gối đầu, ở trong cảnh đơn bạc như vậy, nhà đạo đức cũng lấy làm vui. Chớ do nơi những cuộc hành vi bất nghĩa mà trở nên giàu có và sang trọng, thì ta coi cảnh ấy như mây nổi) [12, Luận ngữ, Thuât nhi, tr. 106].
Khổng Tử còn cho rằng, bậc quân tử nên dung hòa Nhân Nghĩa và tài lợi. Nếu mình chỉ biết lợi cho mình, cho nhà mình, cứ lo vơ vét của cải của dân về cho mình thì dân sẽ oán hận mình và có thể hại mình: “Phỏng ư lợi nhi hành, đa oán” (Kẻ nào nương theo lợi mà thi hành, ắt có nhiều người oán thù) [12, Luận ngữ, Lý nhân, tr. 54]
Theo Khổng Tử, giữa Lễ và Nghĩa có mối quan hệ mật thiết với nhau. Điều này thể hiện rõ trong hình ảnh bậc quân tử: “Quân tử nghĩa dĩ vi chất, lễ dĩ hành chi, tốn dĩ xuất chi, tín dĩ thành chi. Quân tử tai” (Người quân tử làm việc chi cũng lấy nghĩa làm gốc. Người noi theo tiết lễ mà thi hành, người phát biểu công việc mình bằng đức khiêm tốn và người thành tựu nhờ lòng tín thật. Làm một việc mà có đủ đức tánh: Nghĩa, lễ, tốn tín như vậy, thật là quân tử thay!) [12, Luận ngữ, Vệ Linh Công, tr. 246].
Như vậy, có thể nhận thấy, Nghĩa là căn cứ để hình thành Lễ, còn Lễ là tiêu chuẩn để xác định hành vi đó có Nghĩa hay không.
Thứ ba, mối quan hệ giữa Lễ với Pháp
Việc cai trị xã hội cần phải có một quy tắc, phương pháp, quy định nhất định để mọi người trong xã hội tuân theo. Trong thời kỳ xã hội phong kiến Trung Quốc có hai nhà tư tưởng đối lập nhau về cách cai quản xã hội đó là tư tưởng Đức trị của Nho gia (tiêu biểu là Khổng Tử), tư tưởng dùng Pháp trị để cai trị xã hội của Pháp gia (tiêu biểu là Hàn Phi Tử).
Tư tưởng Đức trị của Nho gia ra đời thời Xuân Thu do Khổng Tử khởi xướng dùng để duy trì trật tự xã hội, nêu ra năm tư tưởng đạo đức cơ bản của người quân tử: Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín, trong đó ông đặc biệt nhấn mạnh Nhân và Lễ, giúp cho con người biết ý thức được bản thân, tuân theo các quy tắc, phong tục do xã hội đặt ra. Khổng Tử cho rằng, Đức trị muốn đạt được hiệu quả cao thì phải đi đôi với Lễ trị, ông nhấn mạnh vai trò của Lễ trị như sau: “Thị cố, lễ giả quân chi đại bính dã. Sở dĩ biệt hiềm minh vi, bân quỷ thần, khảo chế độ, biệt nhân nghĩa; sở dĩ trị chính an quân dã” [23, tr. 274], có nghĩa là: Lễ là công cụ trị nước của quân vương, dùng để phán đoán thị phi, quan sát sáng tối, kính phụng quỷ thần, khảo sát chế độ, đảm bảo luân thường; dùng để thúc đẩy chính sự, củng cố chính quyền.
Ngược lại với tư tưởng Đức trị của Khổng Tử, tư tưởng Pháp trị được khởi xứng từ Quản Trọng, Thận Đáo, Thân Bất Hại, Thương Hưởng và được hoàn thiện bởi Hàn Phi Tử. Theo Hàn Phi Tử, muốn cai trị đất nước thì cần đến ba yếu tố cơ bản:
- Pháp: Là hiến lệnh chép ở công đường để bầy tôi theo đó làm việc, công khai rõ ràng ở chỗ trăm họ, để họ biết mà tuân theo, phải xử lý nghiêm minh những người vi phạm quy định đã đề ra, với tinh thần xử lý: Không khoan nhượng với người mình yêu thương, đồng thời, không khắc nghiệt với người mình ghét.
- Thế: Mọi người trong nước phải tuân theo pháp lệnh của nhà vua, kể cả lời nói và tư tưởng. Ở đây thuyết Pháp trị sử dụng nội dung “chính danh” của Nho giáo, theo đó, vua phải làm tròn phận sự của mình, các quan lại, dân chúng tùy theo danh phận của mình mà làm tròn công việc của mình. Trong đó chỉ có vua mới là người có thể cai trị thiên hạ.
- Thuật: Là phương pháp điều hành. Thuật bao gồm ba nội dung: bổ nhiệm, kiểm tra và thưởng phạt.
Pháp cùng với Lễ là cơ sở để xây dựng trật tự kỷ cương xã hội. Nếu như Khổng Tử chủ trương quản lý xã hội bằng đạo đức thì Hàn Phi chủ trương quản lý xã hội bằng pháp luật.
Tuy chủ trương việc cai trị xã hội bằng Đức trị của Nho gia (đại diện là Khổng Tử) và Pháp trị của Pháp gia (đại diện là Hàn Phi) là khác nhau nhưng có mối liên hệ với nhau. Pháp luật phong kiến là pháp luật thể hiện tất cả các quan điểm đạo đức, lễ nghi được thể chế hóa vào trong pháp luật, là những đặc trưng quan trọng của pháp luật phong kiến Trung Quốc. Pháp luật Trung Quốc có sự kết hợp giữa đức và pháp, giữa lễ và hình. Xét đến cùng, Pháp trị cũng chỉ là một hình thức của Đức trị mà thôi. Bởi vì muốn thi hành được chủ trương của Pháp gia đưa ra, xã hội cũng cần có một đấng minh quân, một nhà vua sáng suốt, am hiểu nguyên tắc Pháp trị và chịu khép mình theo nguyên tắc Lễ nghĩa của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ.
Tóm lại, trong suốt thời kì phong kiến Trung Quốc, hai quan điểm cai trị
xã hội là Đức trị và Pháp trị đã cùng tồn tại với nhau, tương hỗ nhau. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì mức độ ảnh hưởng của hai học thuyết này có khác nhau. Nhìn chung thì thuyết Đức trị của Nho giáo (đại diện là Khổng Tử) giữ vị trí thượng tôn, thuyết Pháp trị của Pháp gia (đại diện là Hàn Phi Tử)
vẫn được áp dụng nhưng không thể hiện một cách công khai trong xã hội thời kỳ này.
Thứ tư, mối quan hệ giữa Lễ với Nhạc
Toàn bộ Kinh Nhạc của Khổng Tử hiện nay chỉ còn một ít trong thiên Nhạc ký, chép ở trong bộ Lễ ký. Khổng Tử cho rằng: “Nhạc giả âm chi sở do sinh dã, kỳ bản tại nhân tâm chi cảm ư vật dã” (Nhạc do âm sinh ra nhưng căn bản của nó là từ tâm người cảm ở vật) [49, Nhạc ký, tr. 163]. Lòng người cảm