Đối với bản thân học sinh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan niệm lễ của khổng tử với việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông tỉnh bình định hiện nay (Trang 93 - 95)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1. Đối với bản thân học sinh

Trong thời gian 12 năm học phổ thông, đặc biêt là 3 năm học ở bậc THPT là thời gian quan trọng để học sinh hình thành nhân cách và bản sắc riêng của

mình. Thông qua hoạt động giáo dục của nhà trường, giáo dục của gia đình và tiếp xúc với xã hội, học sinh phải biết tự đánh giá hành vi mình về mặt tích cực và tiêu cực trong mối quan hệ với con người và môi trường xung quanh. Để làm được điều này, học sinh cần phải:

Thứ nhất, cẩn thận trong mối quan hệ với bạn bè

Đối với quá trình trưởng thành của một cá nhân thì hoàn cảnh vô cùng quan trọng, bất kể hoàn cảnh sinh sống hay bạn bè giao tiếp cũng vậy. Trong cuộc sống hiện nay, mối quan hệ bạn bè của học sinh rất đa dạng, phong phú, điều này không thể thiếu trong thời kỳ cắp sách đến trường. Tuy nhiên, học sinh cần phải biết chọn lựa bạn bè để giao du. Chọn được bạn tốt có thể làm điều thiện, tránh điều ác, được bạn tốt giúp đỡ. Chọn bạn không tốt thì dễ dẫn đến xa thiện gần ác, hoặc mang tai họa đến cho mình, cho gia đình. Tình cảm và sự trung thành giữa bạn bè phải được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc nhất định, phải biết khuyên bảo lẫn nhau để làm điều thiện, tránh xa điều ác, tôn trọng nhau trong mối quan hệ thì mới có thể làm bạn với nhau lâu dài được. Khổng Tử từng cho rằng: “Ích giả tam hữu. Hữu trực, hữu lượng, hữu đa văn: Ích hỹ Hữu biền tịch, hữu thiện nhu, hữu biền nịnh: Tổn hỹ” [11, Luận ngữ, Quý thị, tr. 260], điều này có nghĩa là, Khổng Tử cho rằng, bạn tốt có ba loại, bạn xấu có ba loại. Bạn thẳng thắn, bạn rộng rãi, bạn biết nhiều là bạn tốt. Bạn hẹp hòi, bạn khéo léo mềm mỏng, bạn gian tà là bạn xấu.

Như vậy, học sinh cần phải biết xây dựng mối quan hệ bạn bè bền vững, phải biết “chọn bạn mà chơi” thì mới trở thành người tốt, xây dựng và hoàn thiện nhân cách bản thân mình.

Thứ hai, phải thận trọng trong lời nói và việc làm

Người xưa có lời khuyên dạy rằng, phải cẩn thận trong lời nói “uốn lưỡi bảy lần”- có nghĩa là nên lựa lời và suy nghĩ trước khi nói. Ở lứa tuổi học sinh

THPT đang phát triển mạnh về tâm sinh lý, tính cách, ưa thay đổi, thích khám phá, tuy nhiên lại không chín chắn trong suy nghĩ và việc làm dẫn đến biểu hiện cơ bản là nói những gì mình thích, hay nóng giận, cáu gắt khi bạn làm trái ý mình dẫn đến mâu thuẫn với nhau, thậm chí là gây gổ dẫn đến đánh nhau. Đây cũng là biểu hiện sự thiếu sót trong việc tu dưỡng đạo đức, đồng thời cũng có thể gây rắc rối cho bản thân vì những thiếu sót trong lời nói và việc làm.

Để thận trọng trong lời nói và việc làm thì phải rèn luyện về phẩm chất, phải nhẫn nại và khiêm nhường. Cẩn thận trong lời nói và việc làm, một mặt, giúp cho học sinh trong việc tu dưỡng đạo đức bản thân theo các giá trị chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội, mặt khác, còn giúp cho học sinh tránh xa tai họa, giúp cho bản thân và gia đình có được cuộc sống yên ổn.

Thứ ba, tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho bản thân

Kỹ năng sống là một yếu tố cần thiết của mọi người trong cuộc sống, đòi hỏi cần phải rèn luyện bắt đầu từ thuở nhỏ đến lúc trưởng thành. Đối với lứa tuổi học sinh THPT thì rèn luyện kỹ năng sống vô cùng quan trọng, nó quyết định đến sự hình thành nhân cách và lối sống sau này. Biểu hiện của sự thiếu hụt kỹ năng sống thể hiện thông qua sự ứng phó kém cỏi với các khó khăn trong cuộc sống, thiếu ý chí, không đủ kiên nhẫn, thiếu tự tin trong giao tiếp…của bản thân.

Vì vậy, việc tăng cường rèn luyện kỹ năng sống giúp học sinh nhận biết và

có thái độ tích cực đối với những tình huống căng thẳng, sẵn sàng chấp nhận những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Bên cạnh đó, học sinh cũng có cách thức để ứng phó tích cực trong nhiều tình huống khác nhau, biết cách giải tỏa cảm xúc và làm chủ bản thân, luôn trau dồi kỹ năng suy nghĩ tích cực, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức cảm xúc của bản thân.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan niệm lễ của khổng tử với việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông tỉnh bình định hiện nay (Trang 93 - 95)